Nguyên nhân nào cho cú bật khá mạnh của AUDUSD đầu ngày? Liệu xu hướng có tiếp tục?

Nguyên nhân nào cho cú bật khá mạnh của AUDUSD đầu ngày? Liệu xu hướng có tiếp tục?

Nguyên nhân nào cho cú bật khá mạnh của AUDUSD đầu ngày? Liệu xu hướng có tiếp tục?

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,671
154,083
Chúng ta đang được chứng kiến AUDUSD bật một cú rất mạnh từ vùng 0.7050 lên đến trên 0.7100. Một cú bật 50 pips ở đầu phiên Á được xem là mạnh rồi. Dưới đây là chart H1 AUDUSD

audusd-traderviet.jpg


Đối với anh em chưa biết nguyên nhân, thì nó đến từ báo cáo dữ liệu Doanh số bán lẻ - Retail Sales - của Úc tháng vừa qua. Con số này tăng đến 0.8% so với kỳ vọng tăng chỉ là 0.3% và kỳ trước chỉ là 0.1%.

upload_2019-4-3_9-25-21.png


Đây rõ ràng là một con số bất ngờ. Chuyên gia dự báo tăng chút đỉnh thôi, nhưng thực tế lại tăng mạnh mẽ. Theo như dữ liệu từ Forex Factory thì con số tăng 0.8% của đợt này là mạnh nhất kể từ đợt công bố tháng 01/2018 ở mức 1.2%. Như vậy đã gần 1.5 năm rồi mới có mức cao 0.8% cho Doanh số bán lẻ. Đây là một cú breakout.

upload_2019-4-3_9-27-7.png


Doanh số bán lẻ có gì mà quan trọng?

Doanh số bán lẻ quan trọng vì nó phản ánh sức mua từ người tiêu dùng nhỏ lẻ, những người quyết định sức khỏe nền kinh tế. Ở một quốc gia mà người tiêu dùng không tiêu xài, tức doanh số bán lẻ không có, thì xem như là quốc gia "chết". Vì vậy, doanh số bán lẻ tăng tạo sự hưng phấn.

Về góc độ PTKT, chúng ta cùng xem chart bên dưới

BIỂU ĐỒ AUDUSD KHUNG 1 GIỜ

audusd-traderviet-1.jpg

Chúng ta thấy rằng trước tin Doanh số bán lẻ, AUDUSD đang nằm ngay 1 cái hỗ trợ mạnh của nó (vùng màu xám). AUDUSD bị đẩy về đến vùng này vì (1) cộng hưởng từ cú thả bồ câu của RBNZ hôm trước, (2) chính bản thân RBA - NHTW Úc - cũng thả bồ câu hôm qua, làm AUD sấp mặt.

Trong khi phe short đã short chán chê mấy ngày qua và đẩy giá xuống sát hỗ trợ quan trọng, thì tin Doanh số bán lẻ là một cái cớ để phe short thoát ra, tạo hiện tượng short covering để đẩy AUDUSD bật ngược trở lên. Cộng hưởng từ tin tốt + short covering chính là lý do cho AUDUSD bật mạnh.

Về tình hình chung, AUDUSD vẫn nghiêng hơn về downtrend với sức ép xuống bên dưới, biểu hiện qua việc các đỉnh thì thấp dần và các đáy thì đi ngang, như kiểu 1 Tam Giác Giảm - Descending Triangle. Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng cứ thả cho AUDUSD lên hết đà đi rồi kiếm đường short lại sau.

NZDUSD cũng đang "ăn ké" AUDUSD để hồi lên, nhưng NZDUSD thì khó khăn hơn do nó đã phá đáy trước đó, củng cố xu hướng giảm. Kèo bán NZDUSD có vẻ đẹp hơn AUDUSD, vì thực ra NZDUSD chỉ là ăn hôi tin sáng nay thôi, chứ tin tốt là của AUD, không phải của NZD.

Anh em xem chart H1 NZDUSD nhé

BIỂU ĐỒ NZDUSD KHUNG 1 GIỜ

nzdusd-traderviet.jpg


Anh em chọn em nào để short? AUDUSD hay NZDUSD?

Happy and safe trading !!!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Việc dùng indicator để giải thích cho việc giá bật mạnh tại 1 thời điểm tôi e rằng hơi phiến diện bác ạ. News mới là động lực của market. Nếu sáng nay mà tin xấu thì MACD hay cái gì cũng tèo thôi bác.
Mình cũng đồng ý ptcb là quan trọng, với mình ptkt chỉ chiếm 10% trong giao dịch. Mình chỉ trưng bày lý do cho những ai theo tư tưởng "giá biết hết mọi thứ" rằng tin tức cũng nằm trong chart h4 rồi, quan trọng các bạn chịu nhìn thấy hay không thôi.
Đó là ly do mình kết hợp cả ptkt+ptcb.
Còn cụ thể ở trên mà theo ptkt thì pt của mình là sóng tăng đó không phải chỉ một thời điểm. MACD còn dưới 0, giá cũng luẩ̀n quẩn đường trung bình. Đúng phân kì tăng hoàn tất thì MACD > 0, mục tiêu mình break out 0.710, Tp bên trên 0.7133.
 
upload_2019-4-3_9-49-2.png

Em hỏi các chuyên gia về đoạn này, chính phủ và các ông chủ chốt có biết trước đc doanh số bán lẻ để thả bồ câu ko ạ?
 
Thấy bác Huy phân tích hơi bị thiếu rồi, nếu phân tích cặp đi với USD thì phải phân tích thêm thằng USindex nữa.
 
View attachment 85395
Em hỏi các chuyên gia về đoạn này, chính phủ và các ông chủ chốt có biết trước đc doanh số bán lẻ để thả bồ câu ko ạ?
Về mặt lý thuyết là biết bác ạ. Từng có mấy vụ inside trade rồi bác. Còn sự thực như nào thì chỉ có big boy trong cuộc họ biết, vì tầm anh em mình không thể biết được hehe
 
Thấy bác Huy phân tích hơi bị thiếu rồi, nếu phân tích cặp đi với USD thì phải phân tích thêm thằng USindex nữa.
Sáng nay thì USD chỉ làm nền thôi bác, vì phiên Mỹ đã đóng cửa nên ít có sự kiện tác động. Câu chuyện biến động của AUDUSD sáng nay nhân vật chính là AUD bác ạ
 
Vâng, sau khi nó bật lên nó đã hôn má em một cái rõ kêu rồi mới chịu xuống không một lời từ biệt bác à. Cay dã man :p:p:p
 
E4F93B0F-BCBE-4533-B394-078A18A4C335.jpeg
Tối qua @LeeBK viet bài mình đã bình luận khung h4 phân kì tăng MACD.
kevinng, Hôm qua, lúc 21:32


View attachment 85394

Mình cho rằng bên SHORT kiệt sức rồi, để xem sau Non-farm tối nay đúng là kiệt không.

53DBED3C-6A88-445D-87B0-0DD041770325.jpeg

Trong bài viết của mình hôm trước mình đề cập tới bức tranh rộng hơn từ đầu năm 2018 tới nay, và phân tích trên Daily Chart. Bác @kevinng phân tích về H4 nên góc nhìn có thể không tương thích nhau, vì timing nắm giữ lệnh khác nhau. Góc nhìn mà mình đề cập chính đó là backtest về price action của Aussie sau các cuộc họp RBA - có điểm chung trong quá khứ là giá thường giảm 100-200 pips trong vòng vài ngày sau RBA. Hôm qua số liệu của Úc + Trung Quốc tốt + Trade Talks positive nên AUD phục hồi là điều hợp lý. “Bias Short” đánh giá từ các vấn đề nội tại của nền kinh tế Úc manh tính hệ thống như giá nhà đất, tăng trưởng lương và lạm phát - dẫn đến khả năng cut rate. Đánh giá số liệu kinh tế sẽ cần nhìn bức tranh cả 1 giai đoạn, để đánh giá suy yếu dai dẳng hay phục hồi tạm thời.

Còn về việc bác nhận định phe bán kiệt sức và giá tăng do MACD phân kỳ trên H4 thì mình chưa đồng ý lắm về góc nhìn TA này. Mình có add ảnh minh hoạ AUDUSD H4 Chart đi kèm.
- Thứ nhất nói lại định nghĩa của MACD = EMA12-EMA26. Signal Line là EMA9 phiên của MACD. Có 2 cách biểu hiện MACD mà rất nhiều Traders nhầm lần, mình có để trong chart.
+ Cách 1: MACD biểu hiện dưới dạng Histogram (cột tuần suất). Signal Line (đường da cam) dưới dạng Line.
+ Cách 2: MACD (da cam) và Signal (xanh nhạt) đều biểu hiện dưới dạng Line. Cột Histogram chính là hiệu của MACD và Signal.
- MACD histogram positive (>0) đơn giản là EMA12 cắt lên trên EMA26, và ngược lại (trong cách dùng 1). EMA12 (xanh lá cây) và EMA (màu đỏ) được add trên đồ thị giá để tiện quan sát.
- Tiếp theo nói về phân kỳ MACD. MACD là chỉ báo động lượng, nó cho biết độ mạnh của xu hướng, mức độ tăng giá có được củng cố về mặt gia tốc ko. Phân kỳ là khi trong 1 xu hướng được xác định, gia tốc tăng/giảm của giá giảm dần theo thời gian, do đó kỳ vọng vào việc điều chỉnh hoặc đảo chiều xu hướng của giá do đánh giá xu hướng hiện tại đang yếu đi. Ví dụ trong 1 trend tăng, phân kỳ xuất hiện khi EMA12 cắt lên trên EMA26 và sau đó di chuyển xa EMA26 (MACD histogram tăng dần), tuy nhiên khi giá tạo các đỉnh mới thì MACD histogram lại thấp dần - tức là EMA12 giảm dần khoảng cách với EMA26. Điều quan trọng nhất khi dùng phân kỳ MACD là phải sử dụng trong 1 xu hướng liên tục, tức là trong 1 trend tăng hoặc giảm liên tục - do đó MACD Histogram phải đang Positive hoặc Negative liên tục. Trong Chart mình gửi kèm của Aussie H4 thì có 3 lần MACD phân kỳ và sẽ thấy phân kỳ đều xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng, độ mạnh của xu hướng thể hiện qua việc Histogram lớn hay ko. Phân kỳ MACD xác nhận khi MACD Histogram thu vào trong đường tín hiệu (tương đương cách dùng 2 là MACD Line cắt Signal xuống hoặc lên).
- Mình khoanh vùng khoảng giá bác đang quan sát trên H4. Price Action hoàn toàn đang trong giai đoạn tích luỹ nếu nhìn vào đồ thị giá. MACD cũng liên tục thay đổi từ trên 0 và dưới 0. Điều này thể hiện trên đồ thị chính khi EMA12 và 26 giao cắt lên xuống liên tục, và đường trung bình nằm ngang đi qua lại so với giá. Vậy trong consolidation mode thì làm gì có khái niệm quá mua quá bán với kiệt sức ở đây. Và làm gì có khái niệm phân kỳ MACD ở đây vì k phải thị trường trending. Bác kẻ 2 cột tần suất với nhau nhưng ko chú ý là MACD đã quay lại trên 0 trước đó, và 2 cách dùng MACD đều thấy là mức dao động của MACD đang rất hẹp so với đồ thị quan sát do thị trường tích luỹ. Cho nên bác đánh giá phân kỳ ở đây là ko chính xác. Giá có thể tăng do Headlines Economic Data và sense của bác đúng. Nhưng nếu đánh giá theo phân kỳ đảo chiều thì ko đúng.
Trên đây là quan điểm phản biện của mình (mang tính xây dựng và discuss chứ ko có ý gì nhé, để làm sâu vấn đề phân tích thôi). Thanks!
 
Các bài viết @LeeBK mình vẫn likes đều đặn (hình như không sót bài nào mấy tháng gần đây). Các nhận định sát với thực tế bắt đầu từ 2 - 4 tuần sau đó. Còn thường ngắn hạn khi bạn viết xong thì ai cũng thấy rõ và thành cái hố bẫy.
Bình luận của mình chỉ khung h4, lệnh kéo dài 3 - 6 ngày trước mắt thôi. MACD phân kì mình học theo tai liệu 2 con đường của Elder. Cụ thể ở đây phân kì giảm: 2 đáy thấp hơn nhưng MACD histogram tạo 2 đáy < 0 cao hơn, đường MACD signal có cắt qua 0. Lý thuyết là vậy, còn ý nghĩa là cú chọt xuống vừa rồi đội SHORT kiệt sức, khi MACD > 0 là hoàn thành đúng bài phân kì tăng sẽ hình thành sóng tăng. Tất cả là phân tích trên khung h4.
Còn xa hơn, khung d1 thì theo ptcb mình SHORT Usd, nên LONG AudUsd cũng là tư tưởng dài hạn của mình. (định hương khung d1, tìm kiếm cơ hội vao lệnh khung h4)
Kiến thức còn hạn chế, chắc một thời gian sau mình mới hiểu hết phần trình bày trên của bạn. Còn MACD phân kì như mình tự học thì thực hành cũng được 26 - 30 tuần thấy cũng ổn, xác suất cao. Mình chỉ có 2 bài tủ MACD phân kì và MFI+MACD để tồn tại với thị trường thôi, may mắn vẫn còn sống.
 
Mình cũng ko phải lúc nào cũng view dài và chậm đến mức 4 tuần đâu. Timing nắm giữ lệnh của 1 Trader thường từ 3-20 nến. Ví dụ đánh H4 thì hold nửa ngày đến 3.5 ngày, còn D1 thì hold 3-20 ngày. Còn xu hướng vẫn phải review daily, key drivers thay đổi thì phải đánh giá lại tác động. Ví dụ từ đầu tháng 12/2018 đến tháng 2/2019 mình Bearish Dollar do view Fed dovish + rủi ro đóng cửa chính phủ Mỹ. Tuy nhiên giai đoạn hiện nay mình đánh giá bearish sang ranging do others CB dovish + dữ liệu châu âu lại tệ - không có sự phân kỳ, và xu hướng sẽ rất nhạy cảm với diễn biến economic data tại thời điểm này.

Còn về việc sử dụng MACD bạn đang chưa nhìn từ định nghĩa công thức + bản chất của đường trung bình + đồ thị giá để xem xét kỹ. Bạn hãy nhìn EMA12 và 26 trên đồ thị chính đang cắt qua lại liên tục xung quanh giá - vì thị trường chưa có xu hướng trong time frame bạn quan sát. Cho nên dao động MACD histogram đang rất hẹp và thay đổi trên 0 dưới 0 liên tục. Vậy thì làm gì có xu hướng mà phân kỳ xu hướng. Và khi MACD cũng đang ko có xu hướng thì Signal Line là 1 dạng đạo hàm của nó (EMA 9 phiên) cũng làm gì có xu hướng, chính vì thế Signal Line và MACD cắt lên xuống liên tục và thay đổi liên tục trên 0 dưới 0. Bác theo Elder tất nhiên ko sai, nhưng mình có thể phản biện là bác lọc nhiễu chưa đủ. Vì cách dùng đó chưa lọc nhiễu thị trường sideway + có thể dính phân kỳ điều chỉnh (trong 1 xu hướng tăng/giảm bền MACD có thể phân kỳ kép liên tục nhưng hoàn toàn chỉ là phân kỳ điều chỉnh counter-trend và tín hiệu không hiệu quả).

Quan điểm của mình Trading là bài toán xác suất. Kỳ vọng đánh giá có thể sai, nhưng kiến thức thị trường phải đúng. Do đó mới nói là kỳ vọng khác nhau làm nên thị trường.
 
View attachment 85603

View attachment 85574
Trong bài viết của mình hôm trước mình đề cập tới bức tranh rộng hơn từ đầu năm 2018 tới nay, và phân tích trên Daily Chart. Bác @kevinng phân tích về H4 nên góc nhìn có thể không tương thích nhau, vì timing nắm giữ lệnh khác nhau. Góc nhìn mà mình đề cập chính đó là backtest về price action của Aussie sau các cuộc họp RBA - có điểm chung trong quá khứ là giá thường giảm 100-200 pips trong vòng vài ngày sau RBA. Hôm qua số liệu của Úc + Trung Quốc tốt + Trade Talks positive nên AUD phục hồi là điều hợp lý. “Bias Short” đánh giá từ các vấn đề nội tại của nền kinh tế Úc manh tính hệ thống như giá nhà đất, tăng trưởng lương và lạm phát - dẫn đến khả năng cut rate. Đánh giá số liệu kinh tế sẽ cần nhìn bức tranh cả 1 giai đoạn, để đánh giá suy yếu dai dẳng hay phục hồi tạm thời.

Còn về việc bác nhận định phe bán kiệt sức và giá tăng do MACD phân kỳ trên H4 thì mình chưa đồng ý lắm về góc nhìn TA này. Mình có add ảnh minh hoạ AUDUSD H4 Chart đi kèm.
- Thứ nhất nói lại định nghĩa của MACD = EMA12-EMA26. Signal Line là EMA9 phiên của MACD. Có 2 cách biểu hiện MACD mà rất nhiều Traders nhầm lần, mình có để trong chart.
+ Cách 1: MACD biểu hiện dưới dạng Histogram (cột tuần suất). Signal Line (đường da cam) dưới dạng Line.
+ Cách 2: MACD (da cam) và Signal (xanh nhạt) đều biểu hiện dưới dạng Line. Cột Histogram chính là hiệu của MACD và Signal.
- MACD histogram positive (>0) đơn giản là EMA12 cắt lên trên EMA26, và ngược lại (trong cách dùng 1). EMA12 (xanh lá cây) và EMA (màu đỏ) được add trên đồ thị giá để tiện quan sát.
- Tiếp theo nói về phân kỳ MACD. MACD là chỉ báo động lượng, nó cho biết độ mạnh của xu hướng, mức độ tăng giá có được củng cố về mặt gia tốc ko. Phân kỳ là khi trong 1 xu hướng được xác định, gia tốc tăng/giảm của giá giảm dần theo thời gian, do đó kỳ vọng vào việc điều chỉnh hoặc đảo chiều xu hướng của giá do đánh giá xu hướng hiện tại đang yếu đi. Ví dụ trong 1 trend tăng, phân kỳ xuất hiện khi EMA12 cắt lên trên EMA26 và sau đó di chuyển xa EMA26 (MACD histogram tăng dần), tuy nhiên khi giá tạo các đỉnh mới thì MACD histogram lại thấp dần - tức là EMA12 giảm dần khoảng cách với EMA26. Điều quan trọng nhất khi dùng phân kỳ MACD là phải sử dụng trong 1 xu hướng liên tục, tức là trong 1 trend tăng hoặc giảm liên tục - do đó MACD Histogram phải đang Positive hoặc Negative liên tục. Trong Chart mình gửi kèm của Aussie H4 thì có 3 lần MACD phân kỳ và sẽ thấy phân kỳ đều xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng, độ mạnh của xu hướng thể hiện qua việc Histogram lớn hay ko. Phân kỳ MACD xác nhận khi MACD Histogram thu vào trong đường tín hiệu (tương đương cách dùng 2 là MACD Line cắt Signal xuống hoặc lên).
- Mình khoanh vùng khoảng giá bác đang quan sát trên H4. Price Action hoàn toàn đang trong giai đoạn tích luỹ nếu nhìn vào đồ thị giá. MACD cũng liên tục thay đổi từ trên 0 và dưới 0. Điều này thể hiện trên đồ thị chính khi EMA12 và 26 giao cắt lên xuống liên tục, và đường trung bình nằm ngang đi qua lại so với giá. Vậy trong consolidation mode thì làm gì có khái niệm quá mua quá bán với kiệt sức ở đây. Và làm gì có khái niệm phân kỳ MACD ở đây vì k phải thị trường trending. Bác kẻ 2 cột tần suất với nhau nhưng ko chú ý là MACD đã quay lại trên 0 trước đó, và 2 cách dùng MACD đều thấy là mức dao động của MACD đang rất hẹp so với đồ thị quan sát do thị trường tích luỹ. Cho nên bác đánh giá phân kỳ ở đây là ko chính xác. Giá có thể tăng do Headlines Economic Data và sense của bác đúng. Nhưng nếu đánh giá theo phân kỳ đảo chiều thì ko đúng.
Trên đây là quan điểm phản biện của mình (mang tính xây dựng và discuss chứ ko có ý gì nhé, để làm sâu vấn đề phân tích thôi). Thanks!
Bài phân tích rất hay và kỹ, cám ơn tác giả !
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • black trong Hệ thống giao dịch - Trading system 18,579 Xem / 23 Trả lời
  • captainfx trong Hội Trader giao dịch Quỹ 103 Xem / 2 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,945 Xem / 16 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 984 Xem / 40 Trả lời
  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 152 Xem / 1 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,525 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 418 Xem / 19 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 368 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 416 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên