Nhận biết sức mạnh của xu hướng bằng hai công cụ đo lường lực đẩy và lực hồi thị trường

Nhận biết sức mạnh của xu hướng bằng hai công cụ đo lường lực đẩy và lực hồi thị trường

Nhận biết sức mạnh của xu hướng bằng hai công cụ đo lường lực đẩy và lực hồi thị trường

Khánh Trình

Active Member
1,439
8,621
Để nhận biết sức mạnh của xu hướng, ngoài momentum thị trường, bạn còn một cách khác cũng khá đặc biệt đó là sử dụng cách đo khả năng đẩy hay hồi của một con sóng bên trong xu hướng. Sử dụng công cụ này có thể giúp em xác định sự thay đổi sức mạnh xu hướng thậm chí còn sớm hơn so với cách đo lường tốc độ hay gia tốc của giá.

Cách đo lường lực đẩy (projection) lực hồi (depth) của các con sóng như thế nào, mình sẽ cố gắng giải thích ngắn gọn để anh em nhanh chóng nắm bắt.

Cách đo lường lực đẩy (projection)


Lực đẩy sẽ được đo bằng khoảng cách giá di chuyển sau khi thoát khỏi vùng đỉnh hay vùng đáy cũ. Nó biểu hiện khả năng tiếp tục của một xu hướng.

nhan-biet-suc-manh-cua-xu-huong-traderviet.png
Ví dụ, bạn xem sơ đồ trên. Trong một xu hướng tăng, bạn phát hiện các con sóng đẩy lần lượt gồm E1, E2 và E3. Với mỗi con sóng đẩy, bạn xác định khoảng cách giữa các đỉnh con sóng đẩy lần lượt là P1, P2, P3. Các khoảng cách di chuyển giữa các con sóng đẩy có sự thay đổi tương ứng với sự thay đổi của lực đẩy của xu hướng tăng. Cụ thể, từ sóng đẩy E1 đến sóng đẩy E3, khoảng cách các sóng đẩy tăng rồi giảm biểu hiện lực đẩy tăng rồi giảm.

Ngược lại ở hình bên cạnh, bạn cũng có cách nhận xét tương tự. Sóng đẩy xu hướng giảm lần lượt là E4, E5 và E6. Sóng giảm có lực đẩy tăng (P4 đến P5) rồi giảm dần (P5 đến P6).

Viết thì sẽ rất rườm rà nhưng nhìn chart sẽ dễ hình dung hơn. Bạn xem chart sau:

nhan-biet-suc-manh-cua-xu-huong-traderviet-1.png

Ta sẽ so sánh lần lượt các lực đẩy A – B – C (Projection A – B – C) trên chart và bạn có nhận thấy lực đẩy tăng lên từ A đến B rồi giảm từ B đến C?

Ngoài ra, bạn có phát hiện thấy điểm thú vị khi sử dụng cách so sánh lực đẩy của các con sóng trên chart này? Dùng công cụ này, bạn đã phát hiện sớm được sự thay đổi sớm trong sức mạnh của xu hướng trong khi sử dụng tốc độ và gia tốc giá bạn không phát hiện được (các sóng đẩy A, B, C không thay đổi).

Cách đo lường lực hồi (depth)


Lực hồi tất nhiên sẽ đo lường dựa trên các con sóng hồi.

nhan-biet-suc-manh-cua-xu-huong-traderviet-2.png
Ngược với cách đo lường lực đẩy, trong xu hướng tăng, bạn sẽ tính khoảng cách từ đỉnh đến đáy gần nhất. Còn trong xu hướng giảm, bạn lại đo tính đáy đến đỉnh gần nhất.

Chú ý: khi đo lường lực hồi là bạn đang đo lường sức mạnh của phe đi ngược xu hướng thị trường. Vì thế, nếu lực hồi càng tăng lên nghĩa là phe đi ngược xu hướng đang chiếm ưu thế.

nhan-biet-suc-manh-cua-xu-huong-traderviet-3.png

Từ lực hồi A đến B và C, lực hồi của thị trường chỉ biểu hiện rõ rệt ở lực hồi C và bên bán (bên đi ngược xu hướng) mới bắt đầu chiếm ưu thế.

Xin lưu ý, các công cụ nhận biết sức mạnh xu hướng này không xác định cho bạn xu hướng đã đảo chiều, chúng chỉ đơn giản là những công cụ hỗ trợ thay cho việc bạn dùng các indicator như MACD, RSI, Volume v.v… Nếu bạn sử dụng cách này, bạn có thể hoàn toàn bỏ qua các indicator để tập trung hơn vào việc quan sát sự thay đổi của giá.

Các bạn có thắc mắc gì thì cứ hỏi nhé, mình sẽ cố gắng trả lời trong khả năng của mình.

Xem thêm

>> Đừng bó buộc vào xu hướng, thị trường có rất nhiều dạng khác nhau mà bạn chưa biết đến

>> Một cách đơn giản để bạn phát hiện sự thay đổi momentum thị trường

Tham khảo YTC Vol 2
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Theo TSR thì ta đánh giá độ mạnh yếu của sự phá vỡ đỉnh cũ trong "lực đẩy" gồm 3 yếu tố:
+ Nến phá vỡ có đóng cửa trên đỉnh cũ
+ Khoảng cách phá vỡ đi được bao xa thì quay đầu để tạo đỉnh (Giống như bài trên của bác Trình)
+ Có hình thành nến mới nào nằm hoàn toàn trên đỉnh cũ không?
Nếu thõa mãn cả 3 yếu tố thì cho lực đẩy mạnh, 0 yếu tố nào thì lực đẩy yếu, còn lại là lực đẩy bình thường.
Không biết như vậy có hợp lí không nhỉ?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 499 Xem / 49 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 134 Xem / 13 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 65 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 72 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,943 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 218 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,007 Xem / 47 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên