Nhìn lại 5 ngày lịch sử – Từ khi những người điều hành hệ thống tài chính tuyên chiến với corona

Nhìn lại 5 ngày lịch sử – Từ khi những người điều hành hệ thống tài chính tuyên chiến với corona

Nhìn lại 5 ngày lịch sử – Từ khi những người điều hành hệ thống tài chính tuyên chiến với corona

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,128
29,793
Bài viết này kể lại những gì đã xảy ra chỉ mới cách đây vài ngày, nhưng không phải một câu chuyện đơn thuần mà nó sẽ giúp anh em hiểu hơn về thị trường tài chính và về những điều nằm ngoài mọi kế hoạch. Có thể trong hàng chục năm tới anh em trader chúng ta cũng không có cơ hội trải nghiệm những gì đang diễn ra trên thị trường lúc này...
-----

Những người bảo vệ nền kinh tế thế giới đang phải chiến đấu trên cả hai mặt trận, họ vừa phải bảo vệ các doanh nghiệp và người tiêu dùng trước việc bị virus corona làm tổn thương, vừa phải cố gắng kiểm soát nỗi hoảng sợ trên thị trường – thứ có thể khiến mọi việc trờ nên tồi tệ hơn.

Những tác động của đại dịch đã khiến các nhà lãnh đạo và các NHTW phải hành động với tốc độ và mức độ được đánh giá là áp đảo so với thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008. Nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ có những sự thu hẹp lịch sử trong những tuần tới, một triển vọng đang khiến các nhà đầu tư hoảng loạn.

Nếu thị trường, các nhà điều hành và cả công chúng không bị thuyết phục rằng “có ánh sáng ở cuối đường hầm” cho Mỹ và EU thì các dự đoán có thể thành hiện thực, thậm chí là một cuộc suy thoái trầm trọng.

Những hành động khẩn cấp...

1.png

Đã có hơn 30 ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất trong tuần này
Trong số các NHTW thì FED chính là người phất cờ, họ đã tổ chức một cuộc họp bất thường vào Chủ nhật, và ngay sau đó đưa ra quyết định nới lỏng khẩn cấp, hạ 1% lãi suất Usd, đưa nó xuống mức thấp kỷ lục và xác nhận tái khởi động nới lỏng định lượng QE. Chuyên gia kinh tế trưởng của Deutsche Bank bình luận rằng nó cho thấy FED nghiêm túc đến mức nào trong việc cố gắng ổn định thị trường.

1.jpg

Chủ tịch Fed Jerome Powell
Nhưng sau đó, phiên đầu tuần vẫn chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường cổ phiếu với mức biến động cực cao. Những người đứng đầu nhóm G7 đã vào cuộc và cam kết thực hiện những bước đi cần thiết.

Khi tuần kết thúc, một hiện tượng chưa từng xảy ra, 31 NHTW đã cắt giảm lãi suất của họ, và nhiều trong số đó đã đi xa hơn, kích hoạt chế độ đối phó khủng hoảng bằng các chương trình mua trái phiếu, can thiệp thị trường tiền tệ và tung ra các các chương trình cho vay khẩn cấp.

Các nhà kinh tế học của Bloomberg nói gì ...

Tom Mitchik, Chuyên gia kinh tế trưởng: “Một cơn sốt hạ dự báo cho nửa đầu năm 2020 là có thể hiểu được. Sự lạc quan trong nửa cuối còn lại còn cần phải đặt câu hỏi. Để kinh tế hồi phục, nó yêu cầu cần có một chương trình kích thích lớn, và quan trọng hơn là dịch bệnh phải được kiểm soát một cách khôn ngoan.”

FED đã liên tục hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục và bơm tiền mạnh mẽ vào nền kinh tế. NHTW Châu Âu ECB thì có một chút khác biệt, họ còn muốn tăng lợi suất trái phiếu chính phủ cho các quốc gia như Ý, nơi thâm hụt ngân sách sắp bùng nổ. Vào Thứ năm, họ đã công bỗ chương trình mua trái phiếu trị giá 750 tỷ EUR (800 tỷ Usd) và tuyên bố không có giới hạn nào về những gì họ sẽ làm để bảo vệ đồng euro.

BoJ của Nhật thì đã tăng gấp đôi chương trình mua tài sản; NHTW Úc (RBA) cho biết họ sẽ tham gia vào “câu lạc bộ nới lỏng định lượng QE” lần đầu tiên, nhắm mục tiêu lợi suất trái phiếu 3 năm ở mức 0.25% và cũng đã đưa mức lãi suất của AUD về mức này – mức thấp nhất lịch sử.

Các đồng nghiệp khác từ Hàn Quốc, Ba Lan đến Ghana và Canada đều cắt giảm lãi suất, điều này khiến mức lãi suất trung bình của thế giới giảm gần bằng 0 - và chưa bằng một nửa mức của tháng 12 (theo Morgan Stanley).

2.jpg

Thống đốc BoJ - Haruhiko Kuroda
Các chính trị gia phụ trách ngân sách - trước đó đã bị chỉ trích vì chậm nhận ra rằng các quốc gia của họ cũng dễ bị tổn thương trước đại dịch như Trung Quốc - cuối cùng cũng đã chịu hành động. Họ đã đưa ra một loạt các biện pháp kích thích tài khóa với tốc độ chóng mặt, trị giá hơn 3 nghìn tỷ Usd và đang tiếp tục tăng nhanh, nó trải dài từ giảm thuế đến các chương trình phúc lợi mới và bảo lãnh cho vay.

Tổng thống Trump thậm chí còn yêu cầu “chơi lớn” và đang thúc đẩy gói kích thích 1.3 nghìn tỷ Usd, nó bao gồm cả tiền tiền phát cho người dân và cả trợ cấp cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề như trong ngành hàng không.

Tại Anh, Pháp, các chương trình kích thích lớn cũng đã được đưa ra.

--- Còn tiếp ---

Do câu chuyện khá dài nên mình chia làm 2 phần, anh em đón đọc phần tiếp vào trưa Thứ bảy nhé!

Chúc anh buổi tối vui vẻ!

Nguồn: Bloomberg
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình không hiểu về kinh tế vĩ mô cho lắm. Họ làm vậy có phải để các công ty trụ lại được qua cơn khủng hoảng dịch bệnh không nhỉ?
 
Mình không hiểu về kinh tế vĩ mô cho lắm. Họ làm vậy có phải để các công ty trụ lại được qua cơn khủng hoảng dịch bệnh không nhỉ?
Đúng bác, suy thoái dẫn đến phá sản và thất nghiệp hàng loạt thì nhiều hệ lụy lắm.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 157 Xem / 22 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 263 Xem / 16 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 19 Xem / 2 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,644 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 406 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên