Nhìn lại tác động của Covid-19 đến thị trường tài chính toàn cầu sau Quý I – Chỉ toàn là kỷ lục!

Nhìn lại tác động của Covid-19 đến thị trường tài chính toàn cầu sau Quý I – Chỉ toàn là kỷ lục!

Nhìn lại tác động của Covid-19 đến thị trường tài chính toàn cầu sau Quý I – Chỉ toàn là kỷ lục!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,109
29,759
Vậy là quý đầu tiên của năm 2020 sẽ kết thúc sau hôm nay với những con số kỷ lục (theo chiều hướng rất tệ), lúc này là thời điểm thích hợp để nhìn lại những gì đã xảy ra trong 3 tháng vừa qua và dự đoán một chút về thời gian sắp tới.
-----

Những con số đáng kinh ngạc! Đó là những gì chúng ta có thể nói. 15 nghìn tỷ #USD đã bốc hơi trên thị trường chứng khoán thế giới. Dầu giảm 60% khi Ả Rập Saudi và Nga bắt đầu một cuộc chiến giá cả, và các thị trường mới nổi như Brazil, Mexico và Nam Phi đã chứng kiến đồng tiền của họ giảm mạnh hơn 20%.

Biến động và căng thẳng ở thị trường vay doanh nghiệp đã tăng lên do lo ngại rằng toàn bộ các lĩnh vực có thể bị phá sản, các hãng hàng không đã giảm khoảng một nửa giá trị vốn hóa, trong khi các nền kinh tế đang có nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng nợ chính phủ mới.

Nhận xét về điều này, Chris Dyer, giám đốc mảng vốn toàn cầu của Eaton Vance nói: “Đây là một vụ đắm tàu. Bạn có thể thấy nó đang đến ngày một gần, nhưng không thể ngăn chặn nó xảy ra.”

Các đợt bán tháo đã khiến Dow Jones và SP500 mất đi lần lượt là 22% và 24%, chỉ số MSCI của 49 nước mất 25%, trong khi FTSE của Anh mất 27%.

Để tham khảo, mức giảm kỷ lục hàng quý của Phố Wall vào thời đại suy thoái 1932 là khoảng 40%, và việc chỉ số DOW và SP500 sụt giảm cực nhanh và mạnh từ mức cao kỷ lục vào giữa tháng 2 khiến đợt khủng hoảng này có thể nghiêm trọng hơn.

2.png

Chứng khoán thế giới biến động cùng với tình hình dịch bệnh thời gian qua
Thị trường chứng khoán Nga và Nam Phi có mức giảm đến 40% trong khi Brazil còn tồi tệ hơn với mức giảm lớn nhất là 50%.

Một nguyên nhân lớn trong đó chính là việc thị trường ngoại hối biến động bất thường. Cả 3 đồng tiền của 3 quốc gia này đều mất hơn 20% giá trị so với #USD , trong khi đó, những đợt bán tháo trên thị trường hàng hóa cũng là một nguyên nhân.

3.png

Độ biến động giá trị của các đồng tiền so với #USD kể từ đầu năm
Dầu thô Brent đã giảm 62% trong quý I, xuống chỉ còn quanh ngưỡng 25#USD /thùng. Điều này không chỉ vì cuộc khủng hoảng #Covid-19 mà còn do cuộc chiến giá cả giữa Ả Rập Saudi và Nga – thứ đang gây nên rủi ro ở mảng tài chính công của đất nước họ.

Các kim loại công nghiệp như đồng, nhôm, và thép đều giảm 15-22% và một số mặt hàng chủ lực trong nông nghiệp như cà phê, đường lần lượt giảm 17% và 10%.

Rõ ràng, năm 2020 sẽ đi vào lịch sử cùng với 1929, 1987 và 2008 về sự hoảng loạn của thị trường tài chính.

4.png

Coronavirus đánh sập thị trường thế giới

Vậy các nhà đầu tư có nơi nào để trú ẩn không?


Câu trả lời là có, nhưng không nhiều!

Rất ít cổ phiếu tăng trưởng giai đoạn này, các cái tên hiếm hoi đó bao gồm: Netflix và Amazon tăng lần lượt 10% và 2.5%, một số công ty thiết bị y tế chuyên nghiệp cũng tăng mạnh.

Trái phiếu chính phủ Mỹ (cực kỳ an toàn) đã có được 13% sau khi FED hạ lãi suất xuống biên độ 0-0.25%, hoạt động này cũng đã khơi mào cho khoảng 62 lần hạ lãi suất trên toàn cầu sau đó.

Đồng đô la đã tăng vọt so với các loại tiền tệ thị trường mới nổi, nó cũng áp đảo so với nhóm các đồng tiền chính. Tuy nhiên #USD sau đó đã thoái lui và kết thúc quý với mức tăng chỉ khoảng 2% so với các đồng tiền chính.

Điều này đã khiến đồng yên Nhật – hầm trú ẩn truyền thống – chỉ tăng khoảng 0.4%. Đồng #CHF thậm chí còn giảm trước #USD mặc dù tăng trước EUR và nhiều loại tiền tệ khác.

Tháng 4 liệu có dễ dàng hơn?


JPMorgan cho rằng #coronavirus sẽ đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy giảm, mất đi khoảng 12% trong Q1 và nếu nó tiếp tục lan rộng, phần lớn nền kinh tế toàn cầu sẽ bị đóng cửa, do vậy chắc chắn sẽ không dễ dàng gì trong Q2.

Nhưng một chút an ủi cũng đến vào thời điểm cuối quý. Chính phủ các nước G20 đã hứa hẹn một gói hỗ trợ trị giá 5 nghìn tỷ #USD để hồi sinh nền kinh tế; các NHTW lớn đã cắt giảm lãi suất hàng loạt và khởi động lại #QE (nới lỏng định lượng); tất cả đã khiến thị trường hồi phục đôi chút vào cuối quý 1.

Stephane Monier, Giám đốc đầu tư của Lombard Odier, đang tìm kiếm xem liệu tỷ lệ lây nhiễm ở châu Âu và các nơi khác có đạt đỉnh như tại Châu Á hay không. Nếu có, thị trường sẽ chứng kiến mô hình hồi phục chữ V, khoảng 30%. Ngược lại, nếu số ca nhiễm tại Châu Á tiếp tục gia tăng trở lại sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ thì đó có thể là một “cuộc chiến” thật sự và nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng từ 1-2 năm. Ông nói thêm: “Sự kỳ vọng của chúng tôi là sẽ có rất nhiều biến động trong Q2. Điều quan trọng cần làm đó là nắm giữ các tài sản chất lượng và thanh khoản cao.”

5.jpg

Tham khảo: Reuters
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 262 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 604 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 346 Xem / 27 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 359 Xem / 17 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,677 Xem / 76 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên