Những bài học đã "thấm" 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính

Những bài học đã "thấm" 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính

Những bài học đã "thấm" 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Hậu quả của cuộc khủng hoảng 2010, đã tạo ra những quy luật mới, các cơ quan mới được thành lập như TARP, FSOC và CFPB - các ủy ban và tiểu ban mới và nền tảng cho các chính trị gia. Gửi đến các bạn một chút số liệu thống kê về cuộc khủng hoảng đã đi qua:
  • 8.8 triệu việc làm bị mất
  • Thất nghiệp tăng vọt lên 10% vào tháng 10 năm 2009
  • 8 triệu nhà bị tịch thu
  • 19,2 nghìn tỷ đô la trong tài sản hộ gia đình bốc hơi
  • Giá nhà giảm trung bình 40% - thậm chí còn tệ hơn ở một số thành phố
  • S & P 500 giảm 38,5% trong năm 2008
  • $ 7.4 nghìn tỷ trong tài sản chứng khoán bốc hơn
  • Số tiền tài khoản hưu trí giảm 27% trong năm 2008
  • Lãi suất cho vay thế chấp đã tăng lên gần 30% vào năm 2010
Có rất nhiều nhiều số liệu thống kê khác vẽ bức tranh về sự hủy diệt và mất mát trong thời kì đó, đủ để chắc chắn rằng, cuộc khủng hoảng đó đã tạo ra một miệng núi lửa khổng lồ trong giới tài chính và cảm xúc tài chính của người Mỹ.

Người Mỹ có lẽ đã học được từ cuộc khủng hoảng và như bao lần họ lại trở lại mạnh mẽ hơn, bền bỉ hơn. Nhưng đằng sau sự vực dậy đó là cả một câu chuyện dài để có thể thay tấm áo mới cho tài chính nước Mỹ. Những thay đổi đã được thực hiện, luật pháp mới đã được thông qua và những lời hứa đã được thực hiện. Một số được giữ lại, một số khác đã bị loại. Hôm nay tôi sẽ đưa ra một số quan điểm cá nhân mà tôi cho rằng người Mỹ đã thay đổi kể từ sau cuộc khủng hoảng.

[B]1. Quá lớn để sụp đổ - Too Big To Fail[/B]


Khái niệm rằng các ngân hàng toàn cầu là "quá lớn để sụp đổ" và thống đốc FED đã phải bảo lãnh họ, nếu không thì thảm họa hành tinh đã lớn hơn rất nhiều lần rồi. Để tránh một “cuộc khủng hoảng toàn diện', Đạo luật Cải cách Wall Street (Dodd-Frank Wall Street Reform) và Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng (Consumer Protection Act) đã được thông qua, một bản luật khổng lồ gồm 2.300 trang do cựu nghị sĩ Barney Frank và Christopher Dodd biên soạn.

Financial-Stability-Oversight-Council-traderviet-2.png

Đạo luật này đã “sinh” ra các cơ quan giám sát như Hội đồng giám sát ổn định tài chính (Financial Stability Oversight Council) và Hội đồng bảo vệ tài chính người tiêu dùng (Consumer Financial Protection Board), các cơ quan này sẽ là người giám sát trên Phố Wall. Dodd-Frank cũng buộc các ngân hàng có tài sản hơn 50 tỷ đô la cũng phải bị kiểm soát nghiêm ngặt tránh những trường hợp bất ngờ xảy ra.

Các ngân hàng thuộc mọi quy mô, bao gồm các ngân hàng khu vực, công đoàn tín dụng… đã phản đối bộ luật này với lý do rằng đây là những giấy tờ không cần thiết và ngăn cản họ phục vụ khách hàng của họ.

Tới tận thời đại của Tổng thống Trump ông đã cho soạn thảo một số dự luật sửa đổi và đã thành công khi Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn một phiên bản mới vào tháng 5 năm 2018 với ít hạn chế và trở ngại hơn.

Tuy nhiên, tôi cho rằng hệ thống ngân hàng ngày nay lành mạnh và linh hoạt hơn so với một thập kỷ trước, ít phức tạp hơn. Tuy các khó khăn khác lại phát sinh nhưng giờ đây các ngân hàng ít có nguy cơ khủng hoảng thanh khoản hơn và hệ thống tài chính toàn cầu cũng bớt rủi ro hơn.

too-big-to-fail-bai-hoc-1.png

[B]2. Giảm rủi ro trên Phố Wall[/B]


Quy tắc Volcker, được đặt theo tên của Chủ tịch FED Paul Volcker, đề xuất pháp luật nhằm ngăn cấm các ngân hàng mạo hiểm quá nhiều với các giao dịch của họ trong các thị trường đầu cơ cũng có thể là xung đột lợi ích với khách hàng của họ trong các sản phẩm khác.

Phải đến tháng 4 năm 2014 để quy tắc được thông qua - gần 5 năm sau khi một số tổ chức như Lehman Bros. và Bear Stearns bốc hơi khỏi mặt đất. Đáng buồn là vào tháng 5 năm 2018, Chủ tịch FED hiện tại Jerome Powell đã bỏ phiếu loại bỏ Quy tắc Volcker bởi thực sự nó hoạt động không hiệu quả.

Neel Kashkari, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis và cựu giám sát của TARP (Chương trình Cứu trợ Tài sản gặp khó khăn), đề xuất quan điểm rằng các ngân hàng toàn cầu lớn cần thêm quy định và yêu cầu về vốn cao hơn. Đây là những gì ông nói với Investopedia:

"Nhiều cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra trong suốt lịch sử, chắc chắn, chúng ta đến một lúc sẽ quên những bài học và lặp lại những sai lầm tương tự. Ngay bây giờ, con lắc đang chống lại quy luật, chúng ta cần phải khó khăn và khắt khe hơn với các ngân hàng lớn nhất nền kinh tế"

[B]3. Đạo đức nguy hiểm? Đạo đức nguy hiểm là gì?[/B]


Các phản ứng tự nhiên khi khủng hoảng là tìm một người nào đó để đổ lỗi. Trong năm 2009, rất nhiều nghi vấn đã được đặt ra. Các ngân hàng có hành xử kì lạ không? Không ai biết cả, nhưng nhiều tổ chức trên Phố Wall rõ ràng đặt lợi ích của các nhà quản lý của riêng họ lên trước khách hàng của họ. Không ai trong số họ bị buộc tội hoặc bị truy tố với bất kỳ tội nào, bất cứ điều gì.

Phil Angelides đứng đầu Ủy ban điều tra tài chính sau cuộc khủng hoảng để đi đến gốc rễ của các vấn đề. Anh ta nói với Investopedia rằng anh ta không chắc rằng có thể rút ra bài học nào để có thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng khác.

“Thông thường, chúng ta học được từ hậu quả của những sai lầm của chúng ta. Tuy nhiên, Phố Wall -không bao giờ tiến hành phân tích tự phê bình các hành động của nó hoặc những thay đổi lớn nào mặc dù hậu quả do nó gây ra”

[B]5. Đầu tư như thế nào ngày nay?[/B]


Kể từ sau cuộc khủng hoảng, chỉ số S & P 500 tăng gần 150% kể từ mức thấp nhất trong năm 2009, điều chỉnh theo lạm phát. Lãi suất cực thấp, trái phiếu của các ngân hàng trung ương nới lỏng định lượng và sự gia tăng của các cổ phiếu trong nhóm FAANG đã tăng thêm hàng tỷ tỷ đô la vào giá trị thị trường cho các thị trường chứng khoán toàn cầu. Chúng ta cũng đã chứng kiến sự ra đời của các nhà tư vấn robot và các công cụ đầu tư tự động đã mang lại một làn sóng mới nhiều tranh cãi.

Tài sản ETF ước tính 5 nghìn tỷ USD trong năm nay, tăng từ 0,8 nghìn tỷ USD trong năm 2008, theo JPMorgan. Các quỹ đầu cơ hiện chiếm khoảng 40% tài sản cổ phần đang được quản lý trên toàn cầu. Trong khi các ETF cung cấp mức phí thấp hơn và yêu cầu giám sát ít hơn thì có một mối lo ngại ngày càng tăng rằng họ sẽ không kiên cường khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng đang tới. ETFs giao dịch như cổ phiếu và cung cấp thanh khoản cho các nhà đầu tư mà quỹ tương hỗ thì không.

Phần kết luận

Những bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính rất đau đớn và sâu sắc. Các biện pháp chưa từng có và cực đoan đã được đưa ra bởi chính phủ và Cục Dự trữ Liên bang vào thời điểm đó để ngăn chặn cuộc khủng hoảng và cải cách đã được đưa vào để ngăn chặn sự lặp lại của thảm họa.

Mặc dù có thể có sự đồng thuận chung rằng chúng ta an toàn hơn so với cách đây một thập kỷ, nhưng thật khó để thực sự biết cho đến khi chúng ta đối mặt với cuộc khủng hoảng tiếp theo. Nhưng chúng ta chắc điều này: 2010 chưa phải là cái cuối cùng. Các vết nứt bắt đầu xuất hiện và nó sẽ toạc ra khi có ai đó sẵn sàng làm “đầy tớ” cho nó.

Nguồn investopedia.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Phil Angelides đứng đầu Ủy ban điều tra tài chính sau cuộc khủng hoảng để đi đến gốc rễ của các vấn đề. Anh ta nói với Investopedia rằng anh ta không chắc rằng có thể rút ra bài học nào để có thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng khác.
Mèn ơi, anh này sống ở Mỹ làm cán bộ thì được chứ về Đông Lào thì thất nghiệp nhe. Ở đây cán bộ nào cũng biết rút kinh nghiệm hết.
 
Không biết Khủng hoảng tài chính có phải là quy luật gì hay không nhưng nó là điều cần thiết để giúp thế giới phát triển vững bền hơn, chắc chắn sẽ xảy ra nhiều lần nữa trong tương lai. Giống như đồ thị sau khi tăng mạnh thường sẽ hồi lại một chút rồi tăng tiếp,
 
Mèn ơi, anh này sống ở Mỹ làm cán bộ thì được chứ về Đông Lào thì thất nghiệp nhe. Ở đây cán bộ nào cũng biết rút kinh nghiệm hết.
Kaka.ko những thế,sợi dây kinh nghiệm đây dài lắm, rút mái thoải.
không rút được bài học nào mà vẫn dám đi phỏng vấn, cũng kinh nhể :p:p:p
 
Không biết Khủng hoảng tài chính có phải là quy luật gì hay không nhưng nó là điều cần thiết để giúp thế giới phát triển vững bền hơn, chắc chắn sẽ xảy ra nhiều lần nữa trong tương lai. Giống như đồ thị sau khi tăng mạnh thường sẽ hồi lại một chút rồi tăng tiếp,
sóng mà lị, phải nhấp nhô cơn to cơn nhỏ đôi khi chứ
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 111 Xem / 5 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,344 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 244 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,095 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,298 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 359 Xem / 7 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên