Những đặc điểm của một FOMO Trader, bạn có nằm trong số đó?

Những đặc điểm của một FOMO Trader, bạn có nằm trong số đó?

Những đặc điểm của một FOMO Trader, bạn có nằm trong số đó?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,073
29,701
Thị trường ngoại hối cho phép Trader giao dịch 24/24, 5 ngày/tuần, đa dạng các khung thời gian, và hàng loạt các cặp tiền. Nói ra điều này để chúng ta có thể thấy rằng thị trường luôn có rất nhiều cơ hội, rất nhiều các setup bày ra trước mắt Trader, nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta-những Trader luôn sợ đánh mất những cơ hội vào lệnh. Đây chính là hội chứng FOMO - Fear of Missing Out (tạm dịch: hội chứng sợ bị bỏ lỡ). Trước đây admin @DuongHuy đã có một bài viết về hội chứng FOMO này nhưng khá rộng, hôm nay cũng chủ đề này nhưng mình muốn đề cập sâu vào nghề trading của chúng ta.

nhung-dac-diem-cua-mot-fomo-trader-ban-co-nam-trong-so-do-traderviet1.png

Những câu nói giúp nhận biết FOMO Trader


Nếu bạn thấy mình thường có những câu như bên dưới trong quá trình giao dịch thì FOMO thật sự đang ảnh hưởng đến bạn rất nhiều đấy, hãy thành thật nhé!
  1. “Biết ngay mà” - họ theo dõi một setup nhưng không dám vào, và sau khi giá di chuyển đúng hướng thì đây là kết quả;
  2. “Không phải lần này” – họ vào lệnh quá sớm sau một lệnh bị lỡ trước đó;
  3. “Đáng lẽ mình đã kiếm rất nhiều tiền hôm nay” – họ tiếc nuối, trách móc bản thân sau những gì đã xảy ra;
  4. “Mình đã chờ đợi quá lâu cho cái lệnh này” – họ bám theo một setup với trạng thái căng thẳng cao độ, tay không rời chuột, sẵn sàng vào lệnh bất cứ lúc nào. Đây thường là lúc Trader mất đi cái nhìn toàn cảnh, và có những quyết định sai lầm;
  5. “Giá vẫn có thể tăng nữa” – họ vào lệnh muộn sau khi quá sợ hãi mà không nắm được cơ hội trước đó;
  6. “Mình có cảm giác…” – họ tự huyễn hoặc bản thân để vào lệnh mà không có những dấu hiệu;
  7. “Một lần thôi” – họ vào lệnh dựa trên… sự hy vọng;
  8. “Mình chỉ vào với khối lượng nhỏ thôi mà” – họ biện hộ cho sự vi phạm nguyên tắc giao dịch của bản thân.

Nguồn gốc hội chứng FOMO trong giao dịch


Khi nói rằng thị trường ngoại hối giao dịch 24/24, 5/7… mọi người thường nghĩ đó là một thị trường hoàn hảo, cơ hội luôn xuất hiện, nhưng nó cũng có một góc khuất. Ở một mức độ nào đó, đây thật sự là một cuộc chơi không có hồi kết tính từ lúc bạn mở máy tính lên (trừ trường hợp cháy tài khoản). Thị trường liên tục chuyển động và bạn bị cuốn theo nó, và trong cuộc chơi không có hồi kết này, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể đặt cược, hơn nữa sự chuyển động liên tục này còn không ngừng thôi thúc bạn làm điều đó. Đây luôn là vấn đề lớn với Trader, đặc biệt là với newbies.

Trong những cuộc đấu thể thao hay những ván bài, khởi đầu và kết thúc được xác định. Và khi nó kết thúc bạn(hoặc đội của bạn) phải chấp nhận kết quả. Giao dịch ngoại hối không như thế, thậm chí sau khi bạn đóng lệnh (thắng/thua), thị trường vẫn liên tục “hút” bạn quay trở lại.

Với mỗi khoảnh khắc giá chuyển động, bạn có thể vào lệnh và kiếm được rất nhiều tiền, tại sao lại phải bỏ lỡ?! Việc này giống như thấy tiền rơi trên đường mà không chịu nhặt, nhưng hãy cẩn thận, biết đâu khi bạn cúi xuống nhặt thì bạn sẽ mất nhiều hơn.
Giờ hãy đến với một ví dụ

Vào lệnh quá sớm vì sợ mất cơ hội

Bạn đã mắc lỗi này bao nhiêu lần? Theo dõi một setup, chờ đợi các dấu hiệu, và đến gần mức giá mà bạn chờ đợi thị trường chuyển động ngược lại, vụt đi mà không có lệnh của bạn…

Bạn không thể bỏ lỡ cơ hội này phải không? Vào thôi! Hai hệ lụy dễ thấy nhất của việc này đó là:
  • Tỷ lệ R:R ban đầu của bạn bị phá hủy;
  • Khi giá quay lại mức giá mà bạn chờ đợi ban đầu bạn sẽ vào thêm lệnh => rủi ro đã được nhân lên.
Kỷ luật không phải là thứ dễ có được khi giao dịch, nhưng bạn chỉ có thể tồn tại với thị trường khi sở hữu được nó. Hãy kiên nhẫn làm theo kế hoạch.

Lời kết
“Plan your trade, trade your plan!” Những Trader sau khi bỏ lỡ một lệnh thường có xu hướng vào lệnh sau sớm hơn dựa trên những phân tích sai lầm. Hãy nhớ quy tắc giao dịch tồn tại là có lý do, nó sẽ bảo vệ tài khoản của Trader trong dài hạn, và bạn không cần phải nắm lấy mọi cơ hội mà bạn thấy mỗi ngày trên chart giá. Tưởng tưởng những cơ hội ấy luôn đi kèm với những cái bẫy và đôi khi “less is more”.

Safe trading!
Theo Tradeciety

>> Phân biệt giá điều chỉnh và giá đảo chiều khi giao dịch – Nhân tố sống còn

>> Lợi thế và cạm bẫy của phân tích kỹ thuật – Đã dùng thì phải biết
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 692 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,227 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 286 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên