Những điều cần biết về thị trường gấu – Bear market (Phần I)

Những điều cần biết về thị trường gấu – Bear market (Phần I)

Những điều cần biết về thị trường gấu – Bear market (Phần I)

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,114
29,770
Các nền kinh tế được đặc trưng bởi tốc độ tăng trưởng không đồng đều, được gọi là chu kỳ kinh doanh. Trong những thời kỳ nhất định, nền kinh tế có thể phát triển nhanh chóng, và trong những giai đoạn khác thì lại rơi vào suy thoái. Các cơ quan tài chính, chính phủ sẽ chịu trách nhiệm về chính sách kinh tế, cũng như các cơ quan tiền tệ, tức các ngân hàng trung ương. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về các giai đoạn thị trường, đặc biệt là bear market (thị trường gấu hay thị trường giảm giá) – một giai đoạn gây ra nhiều tổn thất nhất cho nền kinh tế và các nhà đầu tư.

Bốn giai đoạn của thị trường


Các học thuyết kinh tế đa phần đều chấp nhận 4 giai đoạn sau của thị trường gồm:

Giai đoạn tích lũy – Accumulation

Đây là giai đoạn các hoạt động kinh tế đang ở mức thấp sau đợt suy thoái mạnh trươc đó. Trước đó, thị trường đã giảm mạnh do sự bùng nổ của bong bóng đầu cơ, của một cuộc khủng hoảng hoặc cả hai. Mặc dù các tin tức xấu đã được thị trường hấp thụ nhưng hầu hết các nhà giao dịch đều e ngại khi nghĩ về đầu tư, trong tâm trí họ vẫn còn những tổn thất nghiêm trọng của đợt giảm mạnh trước đó.

Tuy nhiên, không phải ai cũng sợ hãi. Các nhà giao dịch kinh nghiệm đã bắt đầu mua vào thời điểm này với kỳ vọng giá đã chạm đáy. Sau khi những “cá mập” có được lượng cổ phiếu phù hợp, giá bắt đầu đi lên. Tất nhiên, không phải lúc nào họ cũng bắt được đáy, giá có thể đi ngược lại sau đó. Nhưng nhìn chung họ đã tìm được một thời điểm tốt – thời điểm mà rủi ro giảm là thấp và khả năng bật tăng là cao hơn.

“Bạn nên tham lam khi người khác sợ hãi và nên sợ hãi khi người khác tham lam”
Warren Buffett
Tóm lại, thời kỳ này thường được các trader kinh nghiệm dùng để “gom hàng” và khi thị trường đã hưng phấn, nghĩ rằng giá còn tiếp tục tăng lên cao hơn nữa thì đấy là lúc họ hiện thực hóa lợi nhuận.

1.png

Giai đoạn tăng trưởng – Up-trend
Xu hướng tăng bắt đầu khi giá phá vỡ từ vùng tích lũy, từ lúc này, giá bắt đầu có những sự gia tăng đáng kể. Càng ngày càng có nhiều trader nhận thấy tiềm năng trên thị trường, sự hưng phấn ngày càng lớn dần, lớn dần.

Giai đoan phân phối – Distribution
Giai đoạn này đến sau thời kỳ gia tăng liên tục trước đó, những “cá mập” bắt đầu hiện thực hóa lợi nhuận của họ. Lúc này, trên thị trường vẫn tồn tại rất nhiều những tin tức lạc quan, chúng ta hầu như chỉ nghe được những thông tin tốt về thị trường và nền kinh tế.

Và khi ngày càng có nhiều nhà đâu tư nhỏ lẻ bắt đầu quan tâm và rót vốn vào thị trường thì các dòng tiền thông minh ( smart money) bắt đầu bán ra những gì họ đã gom vào từ trước đó. Cuối cùng, khi phần còn lại bắt đầu nhận ra việc mình đã tham gia vào đoạn cuối của thị trường tăng, các đợt bán tháo ồ ạt được kích hoạt. Thị trường gấu/giảm bắt đầu!

Giai đoạn thị trường gấu/giảm (Bear market)
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về thị trường gấu. Sự sụp đổ thường xảy ra đột ngột và có thể được gây ra bởi sự bùng nổ của bong bóng đầu cơ/khủng hoảng kinh tế. Những ví dụ mới nhất là sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ năm 2008, sự bùng nổ của bong bóng internet năm 2000, hay cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga năm 1998.

Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, nó cũng liên quan chặt chẽ đến thị trường chứng khoán. Các vấn đề kinh tế thường được gây ra bởi các chính sách kinh tế của chính phủ và các Ngân hàn Trung ương (NHTW).

1.jpg

Các NHTW đóng một vai trò lớn trong việc gây ra khủng hoảng kinh tế. Đầu tiên, họ hạ lãi suất và tăng cung tiền để thúc đẩy kinh tế, khi giá quá cao và bong bóng đầu cơ phát sinh, ví dụ như trong thị trường bất động sản, họ “hãm phanh” gấp dưới hình thức tăng lãi suất để hạn chế nguồn cung tiền, nền kinh tế bị kìm hãm và tổn thương. Do vậy, việc đầu tư vào thị trường tài chính cần phải quan sát chặt chẽ các động thái của các NHTW.

Bài cũng đã dài, mình tạm dừng phần I ở đây, trong bài tiếp theo chúng ta sẽ nói kỹ hơn về thị trường gấu gồm các đặc điểm và cách nhận diện, anh em chú ý đón theo dõi nhé!

Tham khảo: Comparic
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
... WB là nhà đầu tư, trích lời của ông và việc ông gom cổ phiếu lúc thị trường đi xuống không hợp lý lắm, ông gom không phải ông cố bắt đáy mà là vì ông là người đầu tư giá trị, cổ phiếu rẻ hơn giá trị thực và ông mua vào để sở hữu công ty đó...
Còn “cá mập” đầu cơ thường có khuynh hướng đi theo xu hướng, giá đi lên và xuống chủ yếu nhờ thành phần này, nên lúc thị trường sôi động là do và mới là lúc thành phần này gom và xả hàng, không phải lúc tích luỹ...
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,033 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 330 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,354 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 233 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 110 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 141 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên