Những lưu ý không thể bỏ qua khi anh em giao dịch phá ngưỡng

Những lưu ý không thể bỏ qua khi anh em giao dịch phá ngưỡng

Những lưu ý không thể bỏ qua khi anh em giao dịch phá ngưỡng

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,073
29,701
Trong giao dịch phá ngưỡng ( breakout), các trader thường được chia làm hai trường phái gồm hung hăng (aggressive) – tức là mua ngay sau khi có dấu hiệu phá ngưỡng; trường phái còn lại là dè dặt (consevative) – tức là chọn cách chờ đợi để chắc chắn hơn về sự phá ngưỡng và để có một mức giá tốt hơn.
1.png

Giao dịch phá ngưỡng kiểu hung hăng

4.png

Giao dịch phá ngưỡng kiểu dè dặt​

Về cách thức giao dịch thì đã có khá nhiều bài viết hướng dẫn, trong bài viết này mình sẽ lưu ý lại những điểm cần chú ý để anh em giao dịch phá ngưỡng hiệu quả hơn.

1. Giao dịch phá ngưỡng tại các vùng quá mua/ quá bán


Nếu cú breakout của bạn trùng với thời điểm các chỉ báo dao động như RSI tiếp cận vùng quá mua/ quá bán thì xác suất đó là một “bad trade” khá cao. Ví dụ, nếu cú buy của bạn vừa breakout mà đã tiếp cận vùng RSI 65-70 thì sẽ không tốt nếu so với một cú breakout tại vùng 50.

Image 11.png

2. Giao dịch phá ngưỡng mà không quan tâm đến các vùng cản phía trước


Điều này có nghĩa là bạn phải biết được chính xác những vùng kháng cự mạnh phía trên điểm (buy) breakout, hoặc những vùng hỗ trợ mạnh phía dưới điểm (sell) breakout. Mục đích chính là để tính toán mục tiêu giá và tỷ lệ risk:reward có đạt tiêu chí của bạn hay không.

3. Giao dịch breakout ngược với xu hướng của thị trường


Một ví dụ điển hình cho việc giao dịch breakout ngược xu hướng chính là mô hình vai đầu vai. Chúng ta vào sell khi giá hoàn tất breakout và retest đường cổ. Tuy nhiên, trong trường hợp này nó ngược với xu hướng chính (kiểu reversal), và anh em đều biết rằng xác xuất của trường phái này không cao cũng như đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong việc xác định các điểm đảo chiều.

4. Chú ý mức thấp của phiên giao dịch liền trước


Bạn vào lệnh buy khi giá phá ngưỡng kháng cự nhưng giá đảo chiều và phá mức thấp của phiên giao dịch liền trước, đó là lúc bạn nên thoát lệnh, ngược lại nếu mức giá này vẫn được giữ vững thì xác suất giá tiếp tục đi theo hướng breakout vẫn còn nhiều.

5. Giao dịch phá ngưỡng dựa vào “cảm giác” khi chưa có những dấu hiệu thật sự


Giao dịch dựa vào cảm giác, cảm nhận luôn là điều mà anh em được nhắc nhở là cần phải tránh, đặc biệt là trong giao dịch phá ngưỡng khi mà phá ngưỡng giả (false-break) luôn là một vấn đề. Để tránh các cú false-break nhiều nhất có thể hãy giao dịch khi có tín hiệu rõ ràng.

6. Đuổi theo giá


Nếu bạn bỏ lỡ một cú phá ngưỡng khi giá đã đi được một đoạn đáng kể so với mức giá mà bạn định vào lệnh thì tốt nhất là nên tìm một setup khác. Một điểm vào không tốt sẽ dẫn đến một tỷ lệ risk:reward không tốt và ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả.

Trên đây là những lưu ý mình nghĩ khá cần thiết khi giao dịch phá ngưỡng, hy vọng nó giúp ích cho anh em!

Happy trading,
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 668 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên