Những lý do tại sao bạn nên sử dụng chỉ báo trong giao dịch?

Những lý do tại sao bạn nên sử dụng chỉ báo trong giao dịch?

Những lý do tại sao bạn nên sử dụng chỉ báo trong giao dịch?

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,805
84,126
Xin chào anh em,

Phong trào sử dụng Price Action đang lên khá mạnh mẽ thời gian gần đây. Và chúng ta có thể bắt gặp nó ở bất cứ nơi đâu. Cũng đúng thôi, Price Action là một trường phái đơn giản và mang tính thực chiến cao. Mình không phủ nhận điều đó!

Thật dễ dàng để anh em có thể lên mạng và tìm thấy bài viết kiểu như: Tôi đã ném chỉ báo ra khỏi đồ thị như thế nào? Hay là những lý do bạn nên giao dịch chỉ với một đồ thị trần trụi? vân vân,...

Và cũng có một thực tế khá phũ phàng, đó là khi mình gõ key word - "tại sao chúng ta nên sử dụng chỉ báo trong giao dịch?" cả ở tiếng Anh với tiếng Việt, mình đều không nhận được bất cứ một phản hồi nào hay một bài viết nào đứng lên để bảo vệ các Indicators - hay còn gọi là chỉ báo. Mình cũng là một người đi theo trường phái Price Action với đồ thị PnF và sóng Elliott. Tuy nhiên, với bài viết này, mình muốn dành một chút hiểu biết để bảo vệ Chỉ báo - vẫn là một công cụ khá hữu hiệu mà anh em cần biết để có những quyết định tốt hơn:

1. Chỉ báo cũng chính là hành động giá:


Price Action là " Hành động giá", tuy nhiên ngày nay chúng ta vẫn đánh đồng nó với những cây Pin bar, Inside bar hay FakeyPrice Action mà bỏ qua những phương pháp sử dụng phân tích Price Action khác như " Mô hình biểu đồ'', sóng "Elliott", Point & Figure,.... tất cả đều là các trường phái Price Action khác nhau.

Bỏ qua vấn đề đó, điều mình muốn nhấn mạnh ở đây chính là "Chỉ báo cũng là hành động giá". Tại sao lại như thế?

Tất nhiên, một số chỉ báo sẽ là không phải, tuy nhiên, có một phần lớn các chỉ báo được cấu thành từ việc ''làm mượt'' hành động giá. Trong một chuyển động giá bình thường, sẽ có những khoảng thời gian mà chuyển động giá không mang nhiều thông tin, các chỉ báo được sinh ra với mục đích là xóa bỏ các phần nhiễu đó. Vậy thì, bản thân các Chỉ báo, hay là Indicator là một đơn vị đại diện cho " Hành động giá".

MACDpicwiki.gif

Hãy lấy ví dụ như đường MACD phía trên, nó được sản sinh từ hiệu số của hai đường EMA9 và EMA12 - vốn là một hành động giá được làm phẳng, và rồi được làm phẳng thêm 1 lần nữa với đường EMA9 của đường MACD đó. Vậy rõ ràng, khi chúng ta phân tích chỉ báo trên, chúng ta cũng đang phân tích Hành động giá!

2. Chỉ báo cung cấp tín hiệu hỗ trợ:


Khi nhìn vào một đồ thị trần trụi, tất nhiên chúng ta sẽ vẫn thấy được những dấu hiệu đảo chiều (Những cây nến pinbar, vùng quá độ hay là các mục tiêu giá theo fibonacci, vùng tròn số,...). Tuy nhiên, các chỉ báo giúp cho chúng ta có được những cái nhìn khách quan hơn về xu hướng đang diễn ra - đặc biệt là với các chỉ báo động lượng:

upload_2020-1-16_20-5-32.png


Như ví dụ trên đây, chúng ta đã có một dấu hiệu phân kỳ giữa chỉ báo và giá, cho chúng ta một vùng đảo chiều tiềm năng. Bên cạnh đó, sự gia tăng động lượng trong suốt xu hướng tăng cho chúng ta biết về một xu hướng tăng có khả năng vẫn tiếp diễn, cho phép chúng ta được định hình một kế hoạch trong đầu "Chờ thấp mua lên" hoặc là "Mua khi phá vỡ" hay là "Chỉ mua không bán".

Đặc biệt hiện nay, với Elliott wave, chỉ báo là một công cụ khá đắc lực trong việc đếm sóng, mình xin mượn ảnh của cô @damthianhthu - một người cũng chuyên sử dụng chỉ báo kết hợp với sóng EW trong giao dịch và vẫn thường sinh hoạt trên diễn đàn mình để làm minh họa:

acharts.mql5.com_23_279_btcusd_h4_fxpro_global_markets_2.png


3. Chỉ báo cung cấp các thông tin khác:


Bên cạnh những chỉ báo thông thường, chúng ta có những chỉ báo khối lượng, những chỉ báo mang tính đặc biệt như chỉ báo khối lượng, cung cấp cho chúng ta những thông tin liên quan đến khối lượng giao dịch. Chỉ báo Bollinger Bands cung cấp cho chúng ta xu hướng của thị trường.

upload_2020-1-16_20-17-32.png

Chỉ báo Vix cung cấp cho chúng ta kỳ vọng biến động của thị trường

Hoặc cũng có thể là chỉ số VIX cung cấp cho chúng ta mức độ rủi ro của thị trường,.... Tất cả các chỉ báo đều ít nhiều, cung cấp thêm cho chúng ta những thông tin thị trường khác một cách khoa học mà chỉ hành động giá thôi không thể cung cấp được.

Thực tế trong giao dịch, chúng ta không cần quá nhiều chỉ báo - thường chỉ cần 1 hoặc 2 chỉ báo là đủ, nhưng tầm quan trọng của chỉ báo là không thể bàn cãi. Trong các mục bài viết, mình luôn nhấn mạnh đến 4 yếu tố chúng ta cần có để có một phân tích tốt đó là Giá (Đại diện bởi hành động giá) - Khối lượng - Động lượng (Đại diện bởi chỉ báo) - Phân tích cơ bản!

Vậy thì còn chờ gì nữa, anh em hãy tìm một chỉ báo mà mình thích, master nó và kết hợp vào trong các giao dịch hàng ngày của mình?

Trên đây là một số ý kiến cá nhân, theo anh em thì chỉ báo còn thêm những lợi ích nào? Mời anh em vào đóng góp!

Chúc anh em sớm thành tựu!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin chào anh em,

Phong trào sử dụng Price Action đang lên khá mạnh mẽ thời gian gần đây. Và chúng ta có thể bắt gặp nó ở bất cứ nơi đâu. Cũng đúng thôi, Price Action là một trường phái đơn giản và mang tính thực chiến cao. Mình không phủ nhận điều đó!

Thật dễ dàng để anh em có thể lên mạng và tìm thấy bài viết kiểu như: Tôi đã ném chỉ báo ra khỏi đồ thị như thế nào? Hay là những lý do bạn nên giao dịch chỉ với một đồ thị trần trụi? vân vân,...

Và cũng có một thực tế khá phũ phàng, đó là khi mình gõ key word - "tại sao chúng ta nên sử dụng chỉ báo trong giao dịch?" cả ở tiếng Anh với tiếng Việt, mình đều không nhận được bất cứ một phản hồi nào hay một bài viết nào đứng lên để bảo vệ các Indicators - hay còn gọi là chỉ báo. Mình cũng là một người đi theo trường phái Price Action với đồ thị PnF và sóng Elliott. Tuy nhiên, với bài viết này, mình muốn dành một chút hiểu biết để bảo vệ Chỉ báo - vẫn là một công cụ khá hữu hiệu mà anh em cần biết để có những quyết định tốt hơn:

1. Chỉ báo cũng chính là hành động giá:


Price Action là "Hành động giá", tuy nhiên ngày nay chúng ta vẫn đánh đồng nó với những cây Pin bar, Inside bar hay Fakey là Price Action mà bỏ qua những phương pháp sử dụng phân tích Price Action khác như "Mô hình biểu đồ'', sóng "Elliott", Point & Figure,.... tất cả đều là các trường phái Price Action khác nhau.

Bỏ qua vấn đề đó, điều mình muốn nhấn mạnh ở đây chính là "Chỉ báo cũng là hành động giá". Tại sao lại như thế?

Tất nhiên, một số chỉ báo sẽ là không phải, tuy nhiên, có một phần lớn các chỉ báo được cấu thành từ việc ''làm mượt'' hành động giá. Trong một chuyển động giá bình thường, sẽ có những khoảng thời gian mà chuyển động giá không mang nhiều thông tin, các chỉ báo được sinh ra với mục đích là xóa bỏ các phần nhiễu đó. Vậy thì, bản thân các Chỉ báo, hay là Indicator là một đơn vị đại diện cho "Hành động giá".


Hãy lấy ví dụ như đường MACD phía trên, nó được sản sinh từ hiệu số của hai đường EMA9 và EMA12 - vốn là một hành động giá được làm phẳng, và rồi được làm phẳng thêm 1 lần nữa với đường EMA9 của đường MACD đó. Vậy rõ ràng, khi chúng ta phân tích chỉ báo trên, chúng ta cũng đang phân tích Hành động giá!

2. Chỉ báo cung cấp tín hiệu hỗ trợ:


Khi nhìn vào một đồ thị trần trụi, tất nhiên chúng ta sẽ vẫn thấy được những dấu hiệu đảo chiều (Những cây nến pinbar, vùng quá độ hay là các mục tiêu giá theo fibonacci, vùng tròn số,...). Tuy nhiên, các chỉ báo giúp cho chúng ta có được những cái nhìn khách quan hơn về xu hướng đang diễn ra - đặc biệt là với các chỉ báo động lượng:

View attachment 131485

Như ví dụ trên đây, chúng ta đã có một dấu hiệu phân kỳ giữa chỉ báo và giá, cho chúng ta một vùng đảo chiều tiềm năng. Bên cạnh đó, sự gia tăng động lượng trong suốt xu hướng tăng cho chúng ta biết về một xu hướng tăng có khả năng vẫn tiếp diễn, cho phép chúng ta được định hình một kế hoạch trong đầu "Chờ thấp mua lên" hoặc là "Mua khi phá vỡ" hay là "Chỉ mua không bán".

Đặc biệt hiện nay, với Elliott wave, chỉ báo là một công cụ khá đắc lực trong việc đếm sóng, mình xin mượn ảnh của cô @damthianhthu - một người cũng chuyên sử dụng chỉ báo kết hợp với sóng EW trong giao dịch và vẫn thường sinh hoạt trên diễn đàn mình để làm minh họa:

View attachment 131487

3. Chỉ báo cung cấp các thông tin khác:


Bên cạnh những chỉ báo thông thường, chúng ta có những chỉ báo khối lượng, những chỉ báo mang tính đặc biệt như chỉ báo khối lượng, cung cấp cho chúng ta những thông tin liên quan đến khối lượng giao dịch. Chỉ báo Bollinger Bands cung cấp cho chúng ta xu hướng của thị trường.

View attachment 131486
Chỉ báo Vix cung cấp cho chúng ta kỳ vọng biến động của thị trường

Hoặc cũng có thể là chỉ số VIX cung cấp cho chúng ta mức độ rủi ro của thị trường,.... Tất cả các chỉ báo đều ít nhiều, cung cấp thêm cho chúng ta những thông tin thị trường khác một cách khoa học mà chỉ hành động giá thôi không thể cung cấp được.

Thực tế trong giao dịch, chúng ta không cần quá nhiều chỉ báo - thường chỉ cần 1 hoặc 2 chỉ báo là đủ, nhưng tầm quan trọng của chỉ báo là không thể bàn cãi. Trong các mục bài viết, mình luôn nhấn mạnh đến 4 yếu tố chúng ta cần có để có một phân tích tốt đó là Giá (Đại diện bởi hành động giá) - Khối lượng - Động lượng (Đại diện bởi chỉ báo) - Phân tích cơ bản!

Vậy thì còn chờ gì nữa, anh em hãy tìm một chỉ báo mà mình thích, master nó và kết hợp vào trong các giao dịch hàng ngày của mình?

Trên đây là một số ý kiến cá nhân, theo anh em thì chỉ báo còn thêm những lợi ích nào? Mời anh em vào đóng góp!

Chúc anh em sớm thành tựu!
Mạc An
mình bổ xung thêm về việc dùng chỉ báo trong giao dich thêm vào việc phân tích của mạc an. các bạn tham khảo thôi nhé/
1. mình dùng đẻ tách sóng đồng pha. do việc phân tích của mình là dựa vào cái đã qua mà ai cũng nhìn thấy để tịnh từng nhịp sóng đang chạy . trong trường hợp này mình dùng các sóng với các khung thời gian từ dài đến ngắn ( đặc biệt nếu bạn nào dùng nó để stl tất hay ) ví dụ hình ảnh goil h4 hiên tại
acharts.mql5.com_23_290_gold_h4_fxpro_global_markets.png
ta thấy rõ cho việc nhịp sóng đang chạy mà không phải giả xử . nó cũng đáp ứng cho bạn nếu bạn lấy nhip 5/89 là xu hướng chính 5/34 là sóng bạn giao dịch và 5/13 là điểm vào . nếu ta stl thì sau khi hoàn thành từng nhịp sóng nhỏ ta có thể đặt stl
2. chỉ báo cũng báo cho chúng ta khi nào sống chạy gần đến giai đoạn đỉnh hay đáy và đã chuyển sang pha giảm hay tăng tránh mua sớm hay bán sơm. ví dụ
thường khi giá gần đỉnh nó sẽ có xuất hiên phân kỳ tăng tiềm ẩn ( đỉnh cao hơn nhưng đáy thấp hơn. khi hoàn thành thì ta tính trend của đáy dday thấp hơn kết hợp phân kỳ đỉnh thì đã bước sang phan giảm hay tăng . ví dụ khi có phân kỳ tăng giá ta sẽ tính có nhịp vượt đỉnh và là nhịp cuối của sóng 5/34 ( phân kỳ sóng nào thì có tác dụng sóng đó nhé)
acharts.mql5.com_23_291_gold_h4_fxpro_global_markets.png

khi nhịp 5/13 có phân kỳ tăng giá của sóng 5/13 , mua khi giá đứng trên 1540 và cột sóng thứ 2 rút chân theo hình sau
acharts.mql5.com_23_291_gold_h4_fxpro_global_markets_3.png

mình ví dụ 2 trường hợp trên. nếu nhìn nhiều thì sẽ nhận ra dễ . và trong trading nếu áp dụng phương pháp đang dùng kết hợp với các tác dụng của chỉ báo mà ai cũng nhìn thấy và nó lặp đi lặp lại rất nhiều trên các đồ thị thì sẽ có phản ứng rất tốt để chốt lời . bắt đáy và để stl . có vài ý kiến các bạn tham khảo thôi nhé
 
Team indi đây :D bản chất của indicator cũng từ giá mà ra, nó giúp giảm bớt tính toán và có cái nhìn trực quan hơn. Như ichi nhìn vào là biết ngay xu hướng + kháng cự hỗ trợ ở đâu, lực tăng mạnh hay yếu. easy game vấn đề không phải là dùng PP nào mà là có hiểu PP đó không hay thôi.
 
Tôi cũng chỉ dùng các chỉ báo . Hệ thống giao dịch xây dựng nhờ các chỉ báo có ưu điểm là KHÁCH QUAN , ĐƠN GIẢN , HIỆU QUẢ . Chỉ cần nhìn qua là có thể đưa ra ngay quyết định . Không cần vẽ , không cần đếm sóng , không cần phải " dự đoán " , không cần phải ... đưa những suy nghĩ chủ quan của traders " tiên đoán " thị trường sẽ " đi " như thế nào . Quá là phiền phức với PA !
 
Mình theo tem Indi nhưng cũng thích PA, mỗi cái nó có thế mạnh riêng, nhiều khi phải áp dụng cả 2 mới ra quyết định được
 
mình bổ xung thêm về việc dùng chỉ báo trong giao dich thêm vào việc phân tích của mạc an. các bạn tham khảo thôi nhé/
1. mình dùng đẻ tách sóng đồng pha. do việc phân tích của mình là dựa vào cái đã qua mà ai cũng nhìn thấy để tịnh từng nhịp sóng đang chạy . trong trường hợp này mình dùng các sóng với các khung thời gian từ dài đến ngắn ( đặc biệt nếu bạn nào dùng nó để stl tất hay ) ví dụ hình ảnh goil h4 hiên tại View attachment 131492 ta thấy rõ cho việc nhịp sóng đang chạy mà không phải giả xử . nó cũng đáp ứng cho bạn nếu bạn lấy nhip 5/89 là xu hướng chính 5/34 là sóng bạn giao dịch và 5/13 là điểm vào . nếu ta stl thì sau khi hoàn thành từng nhịp sóng nhỏ ta có thể đặt stl
2. chỉ báo cũng báo cho chúng ta khi nào sống chạy gần đến giai đoạn đỉnh hay đáy và đã chuyển sang pha giảm hay tăng tránh mua sớm hay bán sơm. ví dụ
thường khi giá gần đỉnh nó sẽ có xuất hiên phân kỳ tăng tiềm ẩn ( đỉnh cao hơn nhưng đáy thấp hơn. khi hoàn thành thì ta tính trend của đáy dday thấp hơn kết hợp phân kỳ đỉnh thì đã bước sang phan giảm hay tăng . ví dụ khi có phân kỳ tăng giá ta sẽ tính có nhịp vượt đỉnh và là nhịp cuối của sóng 5/34 ( phân kỳ sóng nào thì có tác dụng sóng đó nhé) View attachment 131493
khi nhịp 5/13 có phân kỳ tăng giá của sóng 5/13 , mua khi giá đứng trên 1540 và cột sóng thứ 2 rút chân theo hình sau View attachment 131494
mình ví dụ 2 trường hợp trên. nếu nhìn nhiều thì sẽ nhận ra dễ . và trong trading nếu áp dụng phương pháp đang dùng kết hợp với các tác dụng của chỉ báo mà ai cũng nhìn thấy và nó lặp đi lặp lại rất nhiều trên các đồ thị thì sẽ có phản ứng rất tốt để chốt lời . bắt đáy và để stl . có vài ý kiến các bạn tham khảo thôi nhé
đọc qua cháu thấy khá hay. cô có tài liệu chi tiết về bộ chỉ báo ewo này ko cô nhỉ.có thể cho cháu xin đc ko?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 692 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,227 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 286 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên