Những sự kiện rất có thể sẽ làm rung lắc thị trường tài chính năm 2019

Những sự kiện rất có thể sẽ làm rung lắc thị trường tài chính năm 2019

Những sự kiện rất có thể sẽ làm rung lắc thị trường tài chính năm 2019

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Thị trường bị tác động hàng ngày, hàng giờ bởi các sự kiện, dữ liệu kinh tế, hoặc thậm chí đôi khi là một dòng tweet của một nhân vật có ảnh hưởng. Tuy nhiên, về dài hạn sẽ có những sự kiện lớn mang tính dẫn dắt thị trường. Trong bài viết này chúng ta sẽ điểm qua những sự kiện như vậy trong năm 2019, tất nhiên là chỉ tính đến thời điểm hiện tại vì trong tương lại có thể xuất hiện những sự vụ còn “hot” hơn nữa.

1. Vấn đề về Brexit


Thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May đã bị quốc hội Anh từ chối vào ngày 15/01/2019. Nếu Anh vẫn sẽ rời EU vào cuối tháng 3 này với không một thỏa thuận nào thì hàng hóa và dịch vụ của Anh sẽ phải đối mặt với các hàng rào thuế của EU. Các hệ thống cho phép dòng sản phẩm và dịch vụ tài chính miễn phí sẽ không còn tồn tại.

Một Brexit “cứng” (hard Brexit) cũng sẽ gây nguy hiểm cho sự tồn tại của các hợp đồng phái sinh trị giá hàng nghìn tỷ. Các thị trường châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào các trung tâm thanh toán bù trừ và trao đổi tại London, và tình trạng của các hợp đồng tài chính này sẽ không rõ ràng.

3.png

Trong trường hợp Brexit không có thỏa thuận, nền kinh tế Anh sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai, theo báo cáo của Ngân hàng Anh (BoE). Giá trị của đồng Bảng cũng có thể sẽ chứng kiến sự sụt giảm mạnh, ảnh hưởng nhiều đến thị trường ngoại hối.

2. Cuộc biểu tình áo vàng ở Pháp


Những người biểu tình này được gọi là Les Gilets Jaunes hoặc Yellow Vests vì họ mặc áo khoác màu vàng rất dễ nhận biết, đây như một hình ảnh đại diện của họ. Một trong số các đòi hỏi của họ đó là phân phối lại của cải bằng cách tăng lương hưu, tiền lương, tiền lương tối thiểu và các khoản thanh toán an sinh xã hội.

Nếu chính phủ Pháp đáp ứng nhu cầu của họ, nó sẽ dẫn đến thời kỳ vay nợ công tăng cao, từ đó thêm nợ vào một thị trường vốn đã rất lo lắng sau khi ECB quyết định sẽ loại bỏ các gói kích thích kinh tế.

4.png

Những cuộc biểu tình này cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, dự kiến vào tháng 5 tới. Bruno Le Maire - bộ trưởng tài chính của Pháp nói rằng, cuộc biểu tình này sẽ có tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Pháp. Nó sẽ làm tăng nguồn cung trái phiếu chính phủ và có thể cản trở kế hoạch của ECB trong việc tăng lãi suất.

3. Kết thúc 90 ngày đàm phán Mỹ / Trung


Nếu không có thỏa thuận nào đạt được trước ngày 01/3/2019 – thời điểm thỏa thuận “ngừng bắn” giữa Washinton và Bắc Kinh chấm dứt, mức thuế sẽ tăng từ 10% đến 25% đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc.

China 01.png

Nếu điều này xảy ra, nó có thể sẽ khơi mào cho một cuộc chiến bảo hộ thương mại lớn hơn và làm tổn hại đến đà tăng trưởng toàn cầu.

4. Bầu cử Nghị viện Châu Âu


Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu diễn ra vào tháng 5/2019. Sau cuộc bầu cử năm 2014, đã có sự gia tăng trong chủ nghĩa dân túy và sự hoài nghi đồng Euro trên khắp châu Âu. Trên thực tế, một số quốc gia thành viên EU đã chứng kiến các đảng chống EU vươn lên nắm quyền.

Cuộc bầu cử năm 2019 có thể sẽ là cuộc chiến giữa các đảng ủng hộ và chống EU. Một sự thay đổi trong cán cân sức mạnh hiện tại có thể dẫn đến một kỷ nguyên mới ở châu Âu hoặc thậm chí là số phận của khối này. Sự thay đổi quyền lực có thể ảnh hưởng đến chính sách, ngân sách, và nhiều hơn nữa.

5.png

5. Vấn đề nợ công của Italy


Nợ chính phủ của Ý được ước tính là 131% GDP quốc gia. Kể từ năm 2010, tăng trưởng trung bình trong nền kinh tế nước này chỉ ở mức dưới 0.2% mỗi năm.

Độ lớn của nền kinh tế Ý chỉ đứng sau Đức và Pháp, tức ở vị trí thứ 3 trong khối, và nó lớn gấp 10 lần Hy Lạp, do đó nếu có vấn đề xảy ra, ảnh hưởng của nó đến thị trường tài chính Châu Âu có thể là rất nghiêm trọng.

Để tự bảo vệ mình trước những biến động của thị trường thì chúng ta cần phải theo sát các diễn biến hàng ngày để không có những quyết định giao dịch sai lầm. Anh em nghĩ vấn đề nào sẽ gây ảnh hưởng mạnh nhất? Cùng comment phía dưới nhé!

Nguồn Orbex
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action

1. Vấn đề về Brexit



Một Brexit “cứng” (hard Brexit) cũng sẽ gây nguy hiểm cho sự tồn tại của các hợp đồng phái sinh trị giá hàng nghìn tỷ.

Trong trường hợp Brexit không có thỏa thuận, nền kinh tế Anh sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai, theo báo cáo của Ngân hàng Anh (BoE).

2. Cuộc biểu tình áo vàng ở Pháp



Nếu chính phủ Pháp đáp ứng nhu cầu của họ, nó sẽ dẫn đến thời kỳ vay nợ công tăng cao, từ đó thêm nợ vào một thị trường vốn đã rất lo lắng sau khi ECB quyết định sẽ loại bỏ các gói kích thích kinh tế.

Nó sẽ làm tăng nguồn cung trái phiếu chính phủ và có thể cản trở kế hoạch của ECB trong việc tăng lãi suất.​

3. Kết thúc 90 ngày đàm phán Mỹ / Trung


một cuộc chiến bảo hộ thương mại lớn hơn và làm tổn hại đến đà tăng trưởng toàn cầu.​

4. Bầu cử Nghị viện Châu Âu


cuộc bầu cử năm 2014, đã có sự gia tăng trong chủ nghĩa dân túy và sự hoài nghi đồng Euro trên khắp châu Âu.
Một sự thay đổi trong cán cân sức mạnh hiện tại có thể dẫn đến một kỷ nguyên mới ở châu Âu hoặc thậm chí là số phận của khối này.

5. Vấn đề nợ công của Italy


Độ lớn của nền kinh tế Ý lớn gấp 10 lần Hy Lạp, do đó nếu có vấn đề xảy ra, ảnh hưởng của nó đến thị trường tài chính Châu Âu có thể là rất nghiêm trọng.

tháng 6/2019.
 
Bác chọn bầu cử à? Đồng quan điểm, không khéo lại banh cả khối :rolleyes:
tổng hợp các vấn đề mình trích dẫn:
1. Brexit cứng, không thoả thuận. Đau nhưng cần thiết cho Anh hơn ở lại EU bất ổn. Thà 1 lần đau.
2. Chính phủ Pháp thoả hiệp biểu tình: nợ công tăng. Ai từng học tiếng Pháp giáo trình Panorama cách đây 15, điều này đã đề cập. Một bài về 2 sinh viên trẻ nói về chính trị: đánh thuế nặng nguoi giàu để phục vụ phúc lợi xh (trợ cấp thất nghiệp). Anh này hứa rằng nếu có việc lương cao thì sẵn sàng tư tưởng đó chia sẻ với bạn. Bài sau 1 người thành công gặp lại bạn cũ làm phục vụ trong buổi tiệc. Bạn cũ hỏi lời hứa xưa, người thành công trả lời câu rất Pháp: C'est la vie! Il ne faut jurer de rien. Xh phân mảnh, phân chia trầm trọng. Chủ nghĩa dân tuý lên ngôi, còn Trump thi khẩu hiệu "vì dân Mỹ trước tiên". Liệu họ giải quyết được? Với mình dân tuý là mị dân thôi. Phân mảnh rồi sẽ tan vỡ.
3. Đàm phán Mỹ - Trung: thiên về TQ tiếp tục nhượng bộ. Họ chấp nhận nhập khẩu hàng Mỹ để đưa thặng dư thương mại về 0. Nhưng mọi người có nghĩ Trump dừng lại không hay tiếp tục lấn áp? Kịch bản: cuộc chiến thương mại bị đẩy lên cao.
4. Nghị viện châu Âu: Anh có nhiều lợi thế buoc ra đầu tiên. Họ dùng đồng tiền riêng. Họ là hòn đảo cũng đã từng tách biệt với châu Âu. Nước đầu tiên bước ra, chấp nhận khg thoả thuận, rồi cũng sẽ có nước thứ 2. Kịch bản: liên minh EU vẫn còn nhưng sẽ có những nước sử dụng đồng tiền riêng (khong dùng euro).
5. Nợ công của Ý: quy mô gấp 10 Hy lạp. Từ thời Berlusconi đã banh rồi. Càng gói hốt thì EU càng chết lẹ.
 
tổng hợp các vấn đề mình trích dẫn:
1. Brexit cứng, không thoả thuận. Đau nhưng cần thiết cho Anh hơn ở lại EU bất ổn. Thà 1 lần đau.
2. Chính phủ Pháp thoả hiệp biểu tình: nợ công tăng. Ai từng học tiếng Pháp giáo trình Panorama cách đây 15, điều này đã đề cập. Một bài về 2 sinh viên trẻ nói về chính trị: đánh thuế nặng nguoi giàu để phục vụ phúc lợi xh (trợ cấp thất nghiệp). Anh này hứa rằng nếu có việc lương cao thì sẵn sàng tư tưởng đó chia sẻ với bạn. Bài sau 1 người thành công gặp lại bạn cũ làm phục vụ trong buổi tiệc. Bạn cũ hỏi lời hứa xưa, người thành công trả lời câu rất Pháp: C'est la vie! Il ne faut jurer de rien. Xh phân mảnh, phân chia trầm trọng. Chủ nghĩa dân tuý lên ngôi, còn Trump thi khẩu hiệu "vì dân Mỹ trước tiên". Liệu họ giải quyết được? Với mình dân tuý là mị dân thôi. Phân mảnh rồi sẽ tan vỡ.
3. Đàm phán Mỹ - Trung: thiên về TQ tiếp tục nhượng bộ. Họ chấp nhận nhập khẩu hàng Mỹ để đưa thặng dư thương mại về 0. Nhưng mọi người có nghĩ Trump dừng lại không hay tiếp tục lấn áp? Kịch bản: cuộc chiến thương mại bị đẩy lên cao.
4. Nghị viện châu Âu: Anh có nhiều lợi thế buoc ra đầu tiên. Họ dùng đồng tiền riêng. Họ là hòn đảo cũng đã từng tách biệt với châu Âu. Nước đầu tiên bước ra, chấp nhận khg thoả thuận, rồi cũng sẽ có nước thứ 2. Kịch bản: liên minh EU vẫn còn nhưng sẽ có những nước sử dụng đồng tiền riêng (khong dùng euro).
5. Nợ công của Ý: quy mô gấp 10 Hy lạp. Từ thời Berlusconi đã banh rồi. Càng gói hốt thì EU càng chết lẹ.
Kinh tế ổn định lâu quá rồi. Phải khủng hoảng tý cho vui.
 
C'est la vie! Il ne faut jurer de rien: cuộc sống là như vậy. Đừng chửi thề bất cứ điều gì. Dịch google.

Mình thấy sẽ phải chú ý vào đồng eur và sự kiện bầu cử t6 nhiều hơn.
Sự khó khăn của gbp rồi sẽ qua, nhưng mối lo của Pháp, Ý còn sờ sờ đó. Nguy cơ tan rã rất cao, hoặc ít nhất là lục đục nội bộ.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 164 Xem / 15 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 533 Xem / 28 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên