Những "Thiên tài bất hảo" nào đã từng làm rúng động thị trường tài chính một thời?

Những "Thiên tài bất hảo" nào đã từng làm rúng động thị trường tài chính một thời?

Những "Thiên tài bất hảo" nào đã từng làm rúng động thị trường tài chính một thời?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,341
Xin chào cả nhà!!

Mặc dù ngoài kia có đầy rẫy những câu chuyện truyền cảm hứng, nhưng cũng có không ít những trường hợp lừa đảo, biển thủ và các hoạt động phi pháp diễn ra trong thực tế. Những "bad boys" trong lĩnh vực giao dịch thực sự đã làm tốn rất nhiều giấy mực trong những năm vừa qua, và trong bài viết ngày hôm nay, mình xin được điểm danh 3 thiên tài bất hảo ban đầu đều rất huy hoàng nhưng kết cục nhận về vô cùng cay đắng.

Cùng theo dõi đó là những ai nhé!

1. Jérôme Kerviel - Trader làm tiêu tốn của Société Générale 3,7 tỷ bảng


Đây có lẽ là ví dụ điển hình nhất về một trader có thể tiêu tốn một khoản tiền của một tổ chức đáng kinh ngạc đến như vậy! Năm 2008, ngân hàng Société Générale của Pháp đã tuyên bộ mất 3,7 tỷ bảng do một số hoạt động giao dịch bất hợp pháp không xác định.

Nhung-thien-tai-bat-hao-nao-da-tung-lam-rung-dong-thi-truong-tai-chinh-mot-thoi-TraderViet1.jpg


Người chịu trách nhiệm là Jérôme Kerviel, 31 tuổi, người đã đảm nhận một vị thế trái phép trên hợp đồng cổ phiếu tương lai trong một khoản thời gian. Thiên tài điện toán đã đặt cược 50 tỷ euro tiền của ngân hàng vào thị trường chứng khoán. Ông ta đã thực hiện các giao dịch giả tưởng bằng cách gửi email giả từ các tài khoản bị hack và kiếm được hơn 1,4 tỷ euro cho các giao dịch thành công.

Nhung-thien-tai-bat-hao-nao-da-tung-lam-rung-dong-thi-truong-tai-chinh-mot-thoi-TraderViet2.jpg


Vì sự yếu kém trong khâu kiểm soát nội bộ đã cho phép Jérôme Kerviel đảm nhận các vị thế lớn trên thị trường, đôi khi gấp đôi quy mô của ngân hàng. Kerviel đã bị kết án 5 năm tù và sau đó đã bị đình chỉ hoạt động.

2. Nick Leeson - Người đàn ông đã đánh sụp ngân hàng Barings


Nick Leeson đã đánh sụp một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành ngân hàng Anh, đó là Barings Bank. Tại chi nhánh Singapore, Leeson đã phát triển một chiến lược rủi ro thấp là mua chứng khoán ở một thị trường và bán chúng ở một thị trường khác với mức giá cao hơn. Cuối cùng, ông ta đã mang về rất nhiều tiền cho ngân hàng vào đầu những năm 1990.

Tuy nhiên, vấn đề là ông ta đã mắc phải một số lỗi lầm dẫn đến thua lỗ. Ông mở một tài khoản, là nơi ông dùng để che giấu những khoản mất mát mà ông đã gây ra vào năm 1992. Kiến thức về sự tuân thủ back-office (hậu cần) đã giúp ông ấy xoay sở được với các câu hỏi từ trụ sở chính trong một thời gian.

Leeson nghĩ rằng ông ta có thể sớm xoay chuyển những mất mát của mình và không ai có thể phát hiện được. Nhưng, sự thiếu hụt 2 triệu bảng vào năm 1992 đã sớm lớn dần lên thành 208 triệu bảng chỉ sau một năm. Đến năm 1995, số tiền đó đạt đến con số 827 triệu bảng.

Nhung-thien-tai-bat-hao-nao-da-tung-lam-rung-dong-thi-truong-tai-chinh-mot-thoi-TraderViet4.jpg

Ngân hàng Barings đã bị sụp đổ. Sau đó nó đã được bán cho ngân hàng khổng lồ của Hà Lan - ING với giá chỉ 1 bảng. Cuối cùng, Leeson đã lãnh án 6 năm tù ở Singapore.

3. Yasuo Hamanaka - "Mr. 5%"


Yasuo Hamanaka làm việc cho tập đoàn tài chính khổng lồ Sumitomo của Nhật Bản và kiểm soát 5% thị trường đồng toàn cầu, trong đó ông giao dịch thay mặt cho công ty của mình. Ông đã mua số lượng lớn đồng từ thị trường và tạo ra sự thiếu hụt nhân tạo, dẫn đến sự tăng giá rất lớn.

Đầu mối liên lạc của ông ta ở London cho phép ông bán số đồng này với giá cắt cổ, kiếm được hàng triệu đô la. Rất nhiều tiền đã được dùng để đầu tư vào thị trường đồng mà không có nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, ông ấy đã sớm chịu tổn thất mà ông không muốn ai biết và hy vọng rằng giá hàng hóa cao sẽ bù đắp cho những mất mát đó.

Nhung-thien-tai-bat-hao-nao-da-tung-lam-rung-dong-thi-truong-tai-chinh-mot-thoi-TraderViet5.jpg

Cuối cùng, khoản lỗ của Hamanaka lên tới 2,6 tỷ USD, nhưng một thập kỷ sau đó, vào năm 1996 mới được phát hiện. Thị trường sụp đổ và giá đồng giảm mạnh. Hamanaka đã ở tù 8 năm vì tội ác của mình và được thả ra vào năm 2005. Ông cũng đã trả khoảng 150 triệu đô la để giải quyết các yêu cầu bồi thường từ các cơ quan quản lý của Anh và Hoa Kỳ.

Lời kết


Những ví dụ trên dường như cho chúng ta biết rằng thật dễ dàng để thao túng thị trường. Tuy nhiên, rốt cuộc thì dù sớm hay muộn, những chiến lược như vậy đều thất bại. Lựa chọn an toàn nhất cho anh em trader chúng ta là hãy sử dụng phân tích cơ bảnphân tích kỹ thuật phù hợp để đưa ra quyết định sáng suốt , đồng thời cũng biết khi nào thì nên điều chỉnh chiến lược giao dịch của mình, phải không nào?

Nguồn: orbex.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
sao khong thấy anh..anh đốt mất căn chung cư..làm thiệt hại niềm tin của ba mẹ dành cho quý tử...mất mát này thể phục hồi được :rolleyes::rolleyes:
Em nói rồi... "Thiên tài bất hảo" ở Việt Nam mà kể hết ra chắc không biết bao giờ mới đủ haha :v
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,717 Xem / 99 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,524 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 388 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 403 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên