Ông Trump kêu gọi Fed bơm tiền giống như Trung Quốc đang làm để chống đỡ chiến tranh thương mại

Ông Trump kêu gọi Fed bơm tiền giống như Trung Quốc đang làm để chống đỡ chiến tranh thương mại

Ông Trump kêu gọi Fed bơm tiền giống như Trung Quốc đang làm để chống đỡ chiến tranh thương mại

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Trong bối cảnh ông Trump đang vận động tranh cử để có thể tái đắc cử vào năm 2020, nhiều khả năng ông sẽ đổ lỗi cho Fed nếu như căng thẳng thương mại khiến kinh tế Mỹ xấu đi.

Tổng thống Donald Trump mới đây đã kêu gọi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hãy hành động "tương xứng" với điều mà Trung Quốc sẽ làm để bù đắp những khó khăn mà thuế quan gây ra cho nền kinh tế.

"Trung Quốc sẽ bơm tiền vào hệ thống và có lẽ sẽ giảm lãi suất để bù đắp cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ bị thiệt hại", ông Trump viết trên Twitter. "Nếu Fed làm điều tương tự, trò chơi đã chấm dứt và chúng ta chiến thắng!"

Lời kêu gọi được ông Trump nhắc lại một lần nữa trước các cử tri ở bang Louisiana. Ông cho rằng "với một chút nới lỏng định lượng" (như chương trình mua trái phiếu khẩn cấp mà Fed đã thực hiện sau khủng hoảng tài chính 2008), kinh tế Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 5%.

Lâu nay ông Trump vẫn nhiều lần gây sức ép buộc Fed phải tung ra các biện pháp kích thích bất chấp nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt và tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất 49 năm. Ngoài ra trong bối cảnh ông Trump đang vận động tranh cử để có thể tái đắc cử vào năm 2020, nhiều khả năng ông sẽ đổ lỗi cho Fed nếu như căng thẳng thương mại khiến kinh tế Mỹ xấu đi.

3-1.jpg

Ông Trump thường xuyên công kích các chính sách của Fed​

Động thái của ông Trump khiến nhiều nước lo ngại Tổng thống Mỹ sẵn sàng phá vỡ những quy tắc bất di bất dịch trong ngoại giao kinh tế quốc tế. Lâu nay Mỹ vẫn than phiền chính phủ các nước gây áp lực chính trị lên các NHTW trong khi chính sách của Fed chỉ đơn thuần bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế Mỹ.

Khi Fed triển khai các gói nới lỏng định lượng sau khủng hoảng 2008 và khiến đồng USD giảm giá mạnh, Brazil và nhiều nước đã buộc tội Mỹ đang phát động 1 cuộc chiến tiền tệ chống lại cả thế giới. Tuy nhiên khi đó Mỹ liên tục khẳng định các chính sách tiền tệ phi truyền thống mà họ đang áp dụng chỉ nhằm mục đích duy nhất là khôi phục tăng trưởng cho kinh tế Mỹ.

Ngay cả trước khi trở thành Tổng thống, ông Trump đã nhiều lần công khai chỉ trích Fed, hối thúc cơ quan này cắt giảm mạnh lãi suất và triển khai lại chương trình mua trái phiếu. Năm ngoái Fed đã có 4 lần tăng lãi suất nhưng từ đó đến nay vẫn "án binh bất động".

Dù thị trường tài chính dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất trong năm tới, Chủ tịch Fed Jerome Powell và các đồng nghiệp của ông lại không cho là như vậy. Các lãnh đạo Fed cũng nhấn mạnh họ sẽ hành động độc lập và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị.

Dù đã hồi phục trong phiên hôm qua, thị trường vẫn bị bao phủ bởi những bất ổn xuất phát từ cuộc chiến thương mại đang leo thang. Ông Trump mới đây đã có động thái trấn an thị trường khi nói rằng Mỹ "vẫn đang đối thoại" với Trung Quốc và dự báo câu chuyện sẽ kết thúc rất tốt đẹp. Tuy nhiên, 4 trong số 5 chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg nhận định cuộc chiến thuế quan leo thang có thể khiến kinh tế Mỹ suy thoái vào cuối năm 2020.

Nguồn: TTT, Bloomberg
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,717 Xem / 99 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,524 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 388 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 403 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên