Phân tích chính sách của Fed trong cuộc họp sắp tới – Thêm một sự bảo hiểm nữa!

Phân tích chính sách của Fed trong cuộc họp sắp tới – Thêm một sự bảo hiểm nữa!

Phân tích chính sách của Fed trong cuộc họp sắp tới – Thêm một sự bảo hiểm nữa!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,105
29,757
Động thái “nới lỏng giữa chu kỳ” vẫn đang là chủ đề chính khi mà khả năng Fed sẽ tiếp tục hạ ¼ điểm % là khá cao. Nó vẫn được xem là một khoản cắt giảm “bảo hiểm” cho nền kinh tế Mỹ trước những yếu tố bất lợi hiện tại gồm: thương chiến và nguy cơ suy giảm kinh tế toàn cầu. Việc lạm phát tiếp tục tăng và tiêu dùng mạnh có thể khiến cho những người chờ đợi tín hiệu dovish mạnh mẽ từ Fed phải thất vọng.

Những tín hiệu lẫn lộn từ nền kinh tế


Rất nhiều điều đã thay đổi trong 12 tháng qua, thị trường vào tháng 9 năm ngoái đã định giá việc Fed sẽ nâng lãi suất lên mức 2.75-3.0% đến cuối năm 2019, còn hiện tại nó đang kỳ vọng lãi suất sẽ giảm về mức 1.5-1.75% từ vùng 2.0-2.25% hiện tại.

Sự thay đổi này đã phản ánh thực tế rằng căng thẳng thương mại leo thang, kinh tế toàn cầu suy yếu đã gây áp lực tăng giá cho đồng Usd và đe dọa trực tiếp đến khả năng canh tranh của nền kinh tế Mỹ. Các yếu tố bất lợi này đã khiến triển vọng lợi nhuận các công ty giảm sút, suy giảm quyết định đầu tư, và là tín hiệu sớm cho tăng trưởng tiền lương sẽ chậm lại.

Tuy nhiên, so với các đối thủ, nền kinh tế mỹ vẫn là một điểm sáng. Kinh tế nội địa được dẫn dắt bởi người tiêu dùng vẫn đang hoạt động rất tốt, thị trường lao động mạnh, và tiền lương tăng tốt. Lạm phát cũng đang cho thấy sự tích cực.

Do vậy, mức độ hạ lãi suất rõ ràng đang được tranh luận, và ING cho rằng thị trường đang mong đợi (nới lỏng) quá nhiều.

4.png

Mối liên hệ giữa lãi suất Usd và lãi suất trái phiếu 10 năm

Sự điều chỉnh giữa chu kỳ


Lần hạ lãi suất trong tháng 7 vừa qua là lần hạ đầu tiên sau 1 thập kỷ của Fed, nhưng ông Powell đã nhấn mạnh rằng động thái này không nên được hiểu là một sự khởi đầu của một chuỗi các hành động nới lỏng mạnh mẽ. Thay vào đó, nó nên được xem là một sự điều chỉnh giữa chu kỳ - điều đã được thấy vào những năm 1995-96 và 1998 với 3 lần hạ ở mỗi đợt – nhằm đủ để giữ cho kinh tế Mỹ thoát khỏi suy thoái.

Phản đối chính sách từ các thành viên có thể gia tăng


Kể từ cuộc họp tháng 7, dữ liệu đã có sự cải thiện. Sức mạnh người tiêu dùng tiếp tục được củng cố, trong khi tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã thúc đẩy tâm lý thị trường vốn.
Sự thay đổi lớn nhất chính là đến từ lạm phát. Dữ liệu 3 tháng (trên cơ sở năm) đều cho thấy cả thu nhập bình quân giờ và lạm phát cơ bản đều tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Cả Esther George (chủ tịch Fed Kansas) và Eric Rosengren (chủ tịch Fed Boston) đều phản đối việc cắt giảm lãi suất trong tháng 7 và với tình hình hiện tại, khả năng cao là họ sẽ tiếp tục phản đối việc nới lỏng, thậm chí sẽ có thêm thành viên mới về phe ‘hawkish’.

8.png

Eric Rosengren Chủ tịch Fed Boston (trái) và Esther George Chủ tịch Fed Kansas (phải)​

Công bằng mà nói, nếu tiếp tục hạ lãi suất trong lần này, ngoài việc Fed có thể “bảo hiểm” cho nền kinh tế Mỹ, nó còn giúp giảm bớt áp lực tăng lên đồng đô sau hành động mạnh tay tuần rồi của ECB (NHTW Châu Âu).

Áp lực từ Tổng thống…


Việc hạ 0.25% không thể xoa dịu ông Trump – người mới đây đã gợi ý rằng Fed nên đưa lãi suất Usd về vùng âm để hạ giá đồng nội tệ và giảm gánh nặng nợ của chính phủ như cách mà ECB đã làm. Nhưng Chủ tịch Fed cũng đã thể hiện rất rõ quan điểm của mình rằng: “chính sách tiền tệ là một công cụ mạnh mẽ để hỗ trợ chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và niềm tin của công chúng, nó không thể cung cấp giải pháp cho vấn đề thương mại quốc tế.”

Tiếp theo sẽ thế nào?


Với lần xuất bản báo cáo này, chúng ta có thể thấy Fed hạ dự báo tăng trưởng (ở mức khiêm tốn) so với dự báo trong tháng 6. Về lãi suất, có thể Fed sẽ dự báo thêm 1 lần hạ lãi suất vào năm 2020 nhưng điều này ít ảnh hưởng đến thị trường.

Theo quan điểm của ING thì con đường chính sách của Fed sẽ phụ thuộc lớn vào cuộc đàm phán thương mại đầu tháng 10. Nếu:
  • Kết quả tích cực, nó có thể loại bỏ “những đám mây đen” với nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu, từ đó giảm yêu cầu nới lỏng bổ sung.
  • Kết quả tiêu cực, khó khăn trong lĩnh vực sản xuất có thể ngày càng lan rộng và đòi hỏi Fed phải đẩy nhanh tốc độ nới lỏng.
ING tin rằng kết quả đàm phán sẽ ở “vùng trung lập” và tạo đà cho các cuộc đàm phán khác trong những tháng tới trước khi một thỏa thuận nhỏ có thể đạt được vào đầu năm 2020. Với kịch bản này, mối đe dọa thương chiến vẫn còn tồn tại nhưng không quá mạnh, do đó Fed có thể sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 12 và thêm một lần khác trong Q1/2020.
-----

Mình cố gắng viết đầy đủ về các góc độ nên bài khá dài, anh em ráng đọc.
Chúc anh em sẽ có kế hoạch chu đáo cho đêm Thứ Tư tới!
Tham khảo: ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,394 Xem / 53 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 50 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 425 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 73,188 Xem / 22 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,209 Xem / 1,396 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên