Phân tích toàn diện về diễn biến suy yếu của AUDUSD năm 2018

Phân tích toàn diện về diễn biến suy yếu của AUDUSD năm 2018

Phân tích toàn diện về diễn biến suy yếu của AUDUSD năm 2018

LeeBK

Active Member
183
1,264
AUDUSD 2018 Overview

Weekly Chart

Tỷ giá AUDUSD hoàn thành mô hình Rising Wedge ( Nêm tăng) sau đó đảo chiều giảm mạnh trong năm 2018 (Mở cửa năm ở 0.78 và tăng lên 0.814 sau đó giảm về mức 0.702 gần đây - YTD giảm 9.26%). Sau khi giá phá mô hình nêm tăng ở 0.765 thì tỷ giá giảm xuống vùng 0.740 sau đó có nhịp pullback lại vùng 0.765 rồi tiếp tục downtrend cho đến thời điểm hiện tại.

upload_2018-10-31_13-44-12.png


Daily Chart

Tích lũy của đồ thị giá trong năm 2018 đang trong Bearish Channel. Key resistance với Downtrend hiện tại nằm ở vùng 0.716-0.717, vùng này là giao cắt của trendline và đỉnh cũ và là đường Kijun Line của Ichimoku đang cản nằm ngang. Trong khi đó, vùng key support sẽ nằm ở 0.700-0.702. Việc xuyên thủng 0.7 có thể sẽ khiến tỷ giá suy yếu về đáy của năm 2016 tại 0.683.

upload_2018-10-31_13-44-29.png


Fundamental - Các yếu tố chính tác động đến đà giảm của tỷ giá AUDUSD trong năm 2018

- Lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ tăng mạnh trong năm 2018 và trở nên cao hơn lợi suất của Úc. Chênh lệch lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ và Úc trong năm 2018 chuyển từ âm sang dương, và hiện tại mức chênh lệch này đã tăng lên 52 basis point. Sự phân kỳ về chính sách tiền tệ trong điều kiện FED duy trì lộ trình thắt chặt nâng lãi suất 4 lần trong năm nay trong khi RBA tiếp tục “Lagging” và “Wait-and-see Mode” và duy trì lãi suất cơ bản 1.5% đã khiến chi phí cơ hội nắm giữ tài sản có giá của Mỹ cao hơn Úc. Các vị thế Short AUDUSD cũng hưởng carry trade dương.

upload_2018-10-31_13-44-47.png


- Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm do rủi ro địa chính và Trade War leo thang khiến Aussie bị áp lực “Long Covering”. Trạng thái chung trên toàn cầu của AUD thường là Net Long và các vị thế Long AUDJPY thường dùng để carry trade cho việc đầu tư vào Risky Assets trên toàn cầu đặc biệt là Stock Market. Việc thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh đặc biệt là EM khiến Risk Appetite giảm và khiến các vị thế Long AUD bị cover. Do đó Aussie được coi là “Risk Currency” và phản ứng thuận chiều với khẩu vị rủi ro của thị trường chứng khoán. Hiện nay các leverage funds cũng chuyển từ net Long sang net Short đối với AUD trong năm 2018.

upload_2018-10-31_13-45-6.png


upload_2018-10-31_13-45-19.png

upload_2018-10-31_13-45-28.png


- Tình hình chính trị tại Úc cũng là vấn đề gây bất ổn cho đồng AUD trong năm 2018. Thủ tướng theo trường phái ôn hòa Malcolm Turnbull bị chính đảng của mình hạ bệ và thay thế bởi Scott Morrision – người theo khuynh hướng bảo thủ thực dụng. Ông Morrison trở thành thủ tướng thứ 5 của Úc trong 5 năm qua. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử bổ sung tại Wentworth ngày 20/10 vừa qua, bà Kerryn Phelps (ứng viên độc lập) đã giành thắng lợi để trở thành nghị sỹ đại diện cho Wentworth trong Hạ viện Úc thay cho cựu thủ tướng Turnbull. Sự thất bại của ứng viên Đảng Tự do Dave Sharma tại khu vực bầu cử vốn ủng hộ đảng này từ trước tới nay đã khiến liên minh cầm quyền giữa Đảng tự do và Đảng Dân tộc mất thế đa số tại Quốc hội và khiến Úc lâm vào tình trạng Quốc hội treo. Dự báo các chính sách của thủ tướng Morrison sẽ khó thông qua trong giai đoạn tới.

- Các vấn đề với nền kinh tế khiến RBA quan ngại và khó tăng lãi suất là lạm phát suy giảm, tăng trưởng lương yếu và nợ của hộ gia đình cao.
upload_2018-10-31_13-45-56.png

upload_2018-10-31_13-46-10.png


upload_2018-10-31_13-46-19.png


- Risk-off và Trade War khiến giá commodities suy giảm trong năm 2018, gây bất lợi cho commodity currency như đồng Aussie. Giá đồng, quặng sắt và than giảm mạnh gây tiêu cực cho hoạt động xuất khẩu của Úc sang thị trường tiêu thụ chính của họ là Trung Quốc.

upload_2018-10-31_13-46-46.png


Các thông tin mới cập nhật hôm nay

Lạm phát quý 3 của Úc giảm xuống 1.9% y/y (so với mức 2.1% y/y trong quý 2) bất chấp sự hỗ trợ của việc đồng Aussie yếu đi trong cả giai đoạn vừa qua và sự cải thiện trong lĩnh vực tiêu dùng của hộ cá thể. Lạm phát lõi (ko bao gồm giá năng lượng và thực phẩm) giảm về 1.2% y/y so với mức 1.8% y/y trong quý 3.

upload_2018-10-31_13-47-10.png

upload_2018-10-31_13-52-58.png


Đồng Aussie hôm nay còn chịu áp lực bởi số liệu PMI thất vọng tại Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, do đó sự suy giảm trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ cũng như xuất nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tác động đáng kể tới tăng trưởng của Úc, và điều này có xu hướng dẫn đến việc thị trường pricing đồng Aussie yếu đi.

upload_2018-10-31_13-47-43.png


Đánh giá chung đến hết năm 2018

- Trade War sẽ leo thang do đây là cuộc chiến toàn diện về chiến lược của Mỹ với Trung Quốc, suy thoái có thể tác động bất lợi tới giá commodities và high Beta currency như AUD, cũng như chênh lệch lợi suất TPCP giữa Mỹ và Úc tiếp tục nới rộng.

- Lạm phát suy giảm dưới mục tiêu của RBA chắc chắn sẽ tạo bất lợi với tăng trưởng thu nhập và cản trở ý định thắt chặt tiền tệ của RBA. Nhiều khả năng RBA sẽ giữ nguyên lãi suất 1.5% (đang ở chế độ lagging so với nhóm G10) đến hết năm 2019.

- Tăng trưởng lương thấp (dưới 3% y/y) và gánh nặng về nợ cao đối với khu vực hộ cá thể hiện tại sẽ là các nhân tố chính cản trở lộ trình thắt chặt tiền tệ của RBA trong tương lai.
- Chính trị bất ổn cũng có thể đe dọa đến triển vọng quốc gia hay xếp hạng tín nhiệm của Úc trong tương lai.

- AUDUSD có thể tìm kiếm mức thấp tại vùng 0.683 - đáy của năm 2016 trong năm nay. Trong ngắn hạn, việc xu hướng giảm đảo chiều hay không sẽ cần sự xác nhận bởi việc giá bứt phá qua vùng kháng cự 0.717-0.720

upload_2018-10-31_13-48-8.png


Bài viết chia sẻ theo quan điểm cá nhân! Thanks for reading! Regards,
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:
bài viết hay, một cái nhìn vĩ mô và toàn cảnh. Phương án của tôi là mua dần, từ 070 đến 65 rồi hy vọng nó đảo chiều. Chắc ăn hơn thì đợi đến 68 thì mua vào.
 
Cám ơn tác giả.
mà giá than không giảm mạnh nhé, tăng ah.
Sorry bác, e nói chưa chính xác về than.Giá than nhiệt YTD thì vẫn tăng tuy nhiên giảm từ tháng 7 trở lại đây. Xuất khẩu than của Úc dự báo sụt giảm mạnh trong 18 tháng tới.
upload_2018-10-31_18-29-6.png
 
Trước e có đọc 1 bài trên ForexFactory nói dân trader chuyên nghiệp thì có khoảng tầm 20 kiểu phương thức vào lệnh mà e ko biết sao họ lại cần nhiều như thế so với 4 kiểu lệnh cơ bản là sell/buy limit/stop vậy cái đó có những mặt lợi và mặt hại như thế nào vậy ạ ? Cảm ơn a vì những bài viết rất chất lượng
 
Trước e có đọc 1 bài trên ForexFactory nói dân trader chuyên nghiệp thì có khoảng tầm 20 kiểu phương thức vào lệnh mà e ko biết sao họ lại cần nhiều như thế so với 4 kiểu lệnh cơ bản là sell/buy limit/stop vậy cái đó có những mặt lợi và mặt hại như thế nào vậy ạ ? Cảm ơn a vì những bài viết rất chất lượng
- Mình xin phép chia sẻ quan điểm thế này. Trước mình có cơ hội được training 1-1 với bác Gregg Tan, chuyên gia Technical của Bloomberg - sở trường trade Market Profile (bạn có thể search trên mạng - rất nổi tiếng, người đã trading từ năm 1980 với Point&Figure Chart), điều đầu tiên bác ý hỏi là “Mày là Trader của khung thời gian nào?” Và câu trả lời là chọn 1 khung thời gian để giao dịch thôi. Ví dụ là H4, thì phải nắm được volatility và biên độ dao động bình quân của nó (ATR), cũng như thời gian nắm giữ lệnh (ví dụ 5-10 cây nến tức là 1-2 ngày). Ví dụ ATR là 80-100 pips thì risk của mình ít cũng phải 1/2 ATR là 40-50 pips và return từ 1.5 lần trở lên là 60-80 pips. Bản chất Entry cũng phải xác định từ support/resistance trên time frame đó. Việc phân tích đa khung có thể hỗ trợ trong việc xác định các mức cản trùng khớp và là cản mạnh hay ko. Tuy nhiên ko nên đi theo mindset theo kiểu phân tích xu hướng trên đồ thị dài (như week và month) xong tìm điểm vào trên đồ thị ngắn hơn (daily và H4, H1...) nó ko tương thích về risk/return/entry/volatility target
- Lệnh Stop bản chất là đánh breakout. Nó phù hợp trong môi trường có volatility và ATR cao (đặc biệt các năm 2011-2013).
- Lệnh Limit phù hợp tính điểm hồi follow trend chính để act hơn.
- Quan điểm là thị trg sideway rất khó kiếm tiền, thị trg có trend bao h cũng dễ có điểm nhấn hơn. Và ko nên đánh counter trend, buy sell 2 chiều mà sai 2 lần liên tiếp thường Trader hay bị mất view luôn.
- Mình hay trade chủ yếu trên daily với cặp EURUSD (thường stop 70-120 pips, target 120-200 pips, giữ lệnh 3-14 ngày). Nên đúng sai thường là theo tháng luôn, có khi sai trend thì sai cả tháng hehe. Tuy nhiên vào lệnh nhiều không có nghĩa là tăng xác suất thắng. Nên tuỳ quan điểm trading của mỗi người thôi. Ở nước ngoài Trader của Bank thường tập trung 1 cặp thôi, họ phải am hiểu về fundamental và đặc tính của cặp đó để cảm nhận price action và feeling tốt. Chẳng hạn cái gì đang là key driver, 1 thông tin vừa công bố tác động bn pips vào giá, việc giá break ở timing này có hợp lý ko, liquidity có confirm ko...suy cho cùng là việc hiểu thị trường sâu đến đâu (nên đừng nặng nề phân biệt trường phái TA hay FA, góc nhìn khác là phân tích định tính và định lượng).
Chúc a e 1 ngày trading may mắn :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 668 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên