Phù thủy Ed Seykota: Giao dịch phản ánh chính con người bạn!

Phù thủy Ed Seykota: Giao dịch phản ánh chính con người bạn!

Phù thủy Ed Seykota: Giao dịch phản ánh chính con người bạn!

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Nếu có “sự mất cân bằng” nào đó bên trong con người bạn, thì điều đó thường là tâm lý của bạn chưa được hoàn chỉnh. Như phù thủy tài chính Ed Seykota đã nói, người được phỏng vấn trong cuốn sách Market Wizards của Jack Schwager, bạn sẽ không bao giờ phát huy hết tiềm năng của mình nếu như có vấn đề về tâm lý, hoặc trong trường hợp tồi tệ nhất, bạn đang đẩy bản thân vào cái hố lớn.

Giống như nhiều vận động viên cảm thấy kém tự tin trước một sự kiện lớn, các nhà giao dịch chắc chắn cũng gặp phải nhiều vấn đề tâm lý. Giống như O’Neil thường nói với chúng tôi rằng, đừng bao giờ hành động bằng nỗi sợ hãi hay lạc quan, mà luôn hành động bằng ưu điểm của mình. Lợi thế tâm lý là vô cùng to lớn, và như chúng ta đã biết, một trong những thách thức lớn nhất để đầu tư thành công là kierm soát tâm lý của chính mình.Richard Dennis và William Eckhard đã lựa chọn các nhà đầu tư cá nhân cho chương trình đào tạo Con Rùa (Turtle) của họ (đã đề cập ngắn gọn ở Chương 7), chỉ quan tâm đến các đặc điểm tâm lý để xem có thể dạy họ giao dịch thành công hay không.

Chẳng bất ngờ khi nhiều nhà giao dịch xem giao dịch tài chính như là tấm gương phản chiếu chính mình. Chúng tôi bổ sung thêm rằng, giao dịch tài chính giống như nhìn vào biển xanh sâu thẳm và nhìn thấy chính mình được phóng đại lên ngàn lần, tức ở đó tất cả những đặc tính tốt nhất và xấu nhất của bạn sẽ được phản ánh rõ. Như chúng tôi đã nói lúc đầu, một cái tôi quá lớn thường thất bại để giao dịch thành công, đặc biên những cái tôi lớn như thế sẽ ngăn nhà giao dịch lắng nghe tiếng nói của ngài thị trường vì cái tôi chỉ muốn nó đúng, và vì nó đã từng đúng trước đây, nó nghĩ phải đúng lần nữa.

ED SEYKOTA: DẠY MỘT KỸ THUẬT ĐỂ GIÚP CÁC NHÀ GIAO DỊCH TRÊN TOÀN THẾ GIỚI


Ed Seykota có một thời gian dài nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm lý cá nhân đến hoạt động giao dịch. Bài phỏng vấn với Jack Schawager trong cuốn sách Market Wizards vẫn được xem là một trong những bài phỏng vấn hay nhất của một nhà giao dịch hàng đầu. Seykota nói rằng giao dịch lột tả tất cả mọi thứ đang diễn ra trong một con người. Một trong những câu hỏi đầu tiên mà Seykota hỏi các nhà giao dịch đang tìm đến học phương pháp của ông: Bạn có từng lừa dối người khác không? Seykota cho rằng điều quan trọng là muốn biết liệu nhà giao dịch có sẵn lòng thỏa hiệp với đạo đức của họ vì hành vi và các vấn đề trong đời sống hằng ngày bên ngoài giao dịch có thể tác động đến hoạt động giao dịch. Cả hai thế giới có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ở khía cạnh tâm lý. Do đó, giao dịch chính là cuộc sống, cuộc sống chính là giao dịch. Bạn không được phép gian lận. Hoặc như nhà kinh tế theo trường phái thị trường tự do, Milton Firedman từng nói: “Chẳng có bữa trưa nào miễn phí”. Khi mọi người lừa dối người khác, và họ cũng đang lừa dối chính mình. Điều này sẽ thể hiện trong hoạt động giao dịch và thành tích giao dịch sẽ rất tệ.

Trong suốt hơn một phần tư thế kỷ, Seykota nổi tiếng là người biết cách dạy một nhà giao dịch trở nên thành công. Ông quan sát các ứng viên ở khía cạnh phân tích tâm lý để xem họ có những tố chất trở nên thành công hay không. Mặc dù Seykota không nhận những môn đệ thiếu tố chất thành công, nhưng ông đã tạo ra một chương trình tập luyện gọi là Trading Tribe Process (TTP), dạy các nhà giao dịch chiến thắng các yếu điểm tâm lý của mình. Không ngạc nhiên, chương trình TTP (www.tradingtribe.com) của Ed Seykota trở thành bộ tộc giao dịch phổ biến khắp thế giới, giống như nấm mọc sau mưa, nơi những nhà giao dịch gặp nhau để thực hành triết lý của Seykota. Triết lý này được chia thành hai từ: Hãy sống tốt. Điều này giống như cuốn sách The Science of Getting Rich (Nhà xuất bản Top of Mountain Publishing, năm 2002) của Wallace D.Wattles, trong đó Wattles chỉ ra cho bạn đọc con đường phát triển tư duy đúng để họ có thể sống cuộc sống giàu có. Tất nhiên, thuật ngữ “giàu có” ở đây không chỉ là giàu có về mặt tài chính mà còn cả tình bạn chân thành, tốt đẹp, một gia đình hạnh phúc và sức khỏe tốt.

Warren Buffett cũng từng nói rằng: Trong đầu tư, khí chất quan trọng hơn trí tuệ.

5.png

3 giai đoạn của TTP


Giai đoạn 1: Một người không hạnh phúc hiểu được nguyên nhân tại sao. Mặc dù con người có thể hiểu được lý do tại sao, nhưng anh ta vẫn không tại sao sự ngang bướng lại hình thành trong tư duy ý thức (CM). Điều này có thể xuất hiện dưới các dạng như đưa ra lời biện hộ bào chữa, hoặc đổ lỗi cho người khác, vì cái tôi luôn làm những gì cần thiết để bảo vệ nó. Hệ quả là mọi người sẽ cảm thấy sự khó chịu. Theo thời gian, cảm giác khó chịu này sẽ lớn lên nếu gặp phải khó khăn vì cái tôi chính là cái mặt nạ để che dấu vấn đề.

Giai đoạn 2: Những tư duy tiềm thức (điều Seykota gọi là “Fred”) liên kết với tư duy ý thức (CM). Ở một người mạnh khỏe, Fred sẽ gửi các tín hiệu để CM trở nên có trí tuệ sáng suốt. Sự thông thái chính là kết quả. Những người ngăn chặn những tín hiệu mà Fred gửi đến từ tư duy tiềm thức đến tư duy ý thức sẽ liên tục lặp lại các mẫu hình tiêu cực và phạm phải cùng một sai lầm. Đây được gọi là bi kịch. Và chúng ta biết có những người chắc được gọi là “nữ hoàng bi kịch (drama-queen). Họ sẽ thu hút những điều tồi tệ dù họ đi đâu.

Vấn đề sẽ bắt nguồn từ sự kìm nén, che đậy, hoặc che dấu cảm xúc. Có thể một người phải mất một thời gian dài trước khi cha mẹ, bạn bè hoặc thầy giao biết được những cảm xúc này là sai lầm hoặc tồi tệ. Hoặc có lẽ tư duy ý thức một người có thể cảm nhận sự nguy hiểm và ngăn chặn nó. Vấn đề khó khăn có thể hình thành bên trong tư duy tiềm thức của bạn. Fred sẽ làm tăng mức độ hạy cảm khi nó gửi các thông điệp đến tư duy ý thức. Những bi kịch tương tự do đó lặp lại với mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Những hình ảnh và cơn ác mộng nhất định sẽ xuất hiện trở lại khi Fred cố gắng gửi thông điệp đến CM.

Cuối cùng, Fred sẽ tiếp tục gửi thông điệp của nó bằng cách cách tái hiện lại sự trải nghiệm, do đó con người sẽ lặp lại cùng một bi kịch theo thời gian. Do đó, hành vi sẽ được củng cố bằng cách tạo nên các nếp nghĩ trong não bộ mỗi lần hành vi đó lặp lại. Lối mòn tư duy càng mạnh sẽ khiến hành vi lặp lại vì não bộ cảm thấy thoải mái để đi theo các nếp nghĩ có sẵn. Tuy nhiên, một khi có được tư duy sáng suốt bởi Fred gửi đến, thì nó trải qua giây phút gọi là “thời điểm Aha!”, là một cảm giác tuyệt vời khi bất ngờ nhận ra điều gì đó quan trọng. Một vài người nói rằng khoảnh khắc tuyệt vời này giống như cảm giác được soi sáng. Cảm giác này thường đi kèm vứi sự giải phóng vật lý khỏi các áp lực căng thẳng và giải tỏa những cảm xúc bị dồn nén.

1.jpg

Chương trình TTP của Seykota làm dòng chảy kinh nghiệm giữa Fred và CM trở nên dễ dàng hơn. Điều quan trọng là một người không cần phải đơn độc cố gắng một mình mà quá trình này yêu cầu nỗ lực của tập thể để đạt được hiệu quả tối đa. Vấn đề là nhiều người, đặc biệt là nhà giao dịch, có khuynh hướng thường chỉ muốn tin vào sức mạnh của mình. Văn hóa DIY (Do-it-Yourself: Tự Mình Làm Lấy) ngăn con người nhận ra sức mạnh tiềm ẩn to lớn bằng cách liên kết với nhau thành một nhóm hoặc “bộ lạc”, vì ngay cả khi tham gia nhóm bạn vẫn có được niềm tin vào bản thân. Nếu một ai đó muốn tận hưởng lợi ích của nhóm TPP, thì việc tham gia nhóm sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất, trái ngược với việc phải nỗ lực một mình. Không có doanh nhân nào xây dựng một đế chết mà không có sự trợ giúp của người khác.

Triết lý của TPP cùng với những bài học khác được thảo luận trong chương này là cách mà chúng tôi liên kết với nhau và chúng tôi trở thành một. Không hề có giới hạn, và hiểu biết về chiều sâu của sức mạnh liên kết là bước đầu tiên hướng tới nhu cầu thể hiện bản thân và khai sáng. Giai đoạn khai sáng được Seykota gọi là “Tiến Đến Điểm 0). Điểm 0 là chín là hiện tại, trở về thực tại như phát biểu của nhà văn, triết học Eckhart Tolle tại các tác phẩm về The Power of Now ( Sức Mạnh Tỉnh Thức) của nhà xuất bản New World Library, 2004 và A New Earth (Thế Giới Mới) của nhà xuất bản Penguin, 2005. Như Ed Seykota viết: “Hãy khiêu vũ một cách vui vẻ, say đắm. Đó là cách đưa tay bàn vào vũng bùn để trải nghiệm. Hãy đặt một giao dịch vào trong dòng chảy toàn bộ quá trình của thị trường, bản thân bạn, giá, các khoản lãi và lỗ, cả những màu sắc xanh đỏ trên màn hình”. (www.seykota.com/tribe/TT_Process/index.htm)

Giai đoạn 3: khi nhiều cá nhân tiếp tục cởi bỏ những nút thắt tâm lý, thì các bi kich xấu, lâu dài, thường xuyên lặp lại sẽ biến mất. Họ sẽ nhận ra sự giảm đi của những lo lắng căng thẳng tiêu cực thường ám ảnh, và bắt đầu thấy có những suy nghĩ lạc quan về tương lai. Cảm giác được cân bằng giữa cảm xúc và lý trí, trở về thực tại, ngày càng sáng tạo hơn, sức khỏe tốt hơn, có nhiều bạn bè và mối quan hệ sâu rộng hơn, và kết quả là giao dịch thành công hơn.

Nguồn: Chiemtinhtaichinh
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài này hay nhưng dài quá lười đọc, Muốn biết tâm lý tác động thế nào đến giao dịch chỉ cần so sánh 2 tk demo và tk thực là rõ ngay.
Dể hóa giải được tâm lý giao dịch thì dùng robot.;)
 
bài viết rất hay,theo tôi nên đọc bài này nhiều lần để thẩm thấu,ý nghĩa của tác dụng tâm lý trong giao dịch.Cảm ơn ,trade Việt sưu tầm được bài viết chât lượng !
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 270 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,117 Xem / 72 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 14 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên