Phương pháp breakout trendline theo phong cách Thomas Demark

Phương pháp breakout trendline theo phong cách Thomas Demark

Phương pháp breakout trendline theo phong cách Thomas Demark

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,952
Thomas Demark đã giúp chúng ta vẽ được những đường trendline theo quy tắc chuẩn, nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó, trendline không chỉ để vẽ xu hướng mà còn cho trader biết nên vào lệnh khi nào.

Bài viết hôm nay sẽ nối tiếp bài trước về cách sử dụng trendline theo phong cách của Thomas Demark. Anh em nào chưa đọc bài viết trước thì xem link bên dưới nhé:

>> Phương pháp vẽ trendline theo phong cách Thomas Demark

Trước khi đi vào cách sử dụng trendline để giao dịch, tôi xin lược lại 1 chút bài cũ để tiện nói cho bài mới nhé

TD-TRENDLINE - ĐƯỜNG XU HƯỚNG CỦA THOMAS DEMARK

Tôi xin lược lại đường trendline này như sau:

Thomas Demark đã phát triển ra một phương pháp lựa chọn 2 điểm (TD-points) để vẽ đường trendline (TD-Trendline). Nếu hiểu được phương pháp này, chúng ta sẽ không còn phải đắn đo là không biết vẽ vậy đúng không, giá có phản ứng không,... Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng và thống nhất. Bạn và 9 người còn lại theo phương pháp này đều sẽ vẽ cùng 1 loại trendline.

Muốn vẽ được TD-Trendline, chúng ta cần có ít nhất hai điểm pivot gọi là TD-Point. TD-Point phải thỏa điều kiện sau:

1. Cây nến TD-Point đỉnh phải cao hơn hai cây nến liền trước và liền sau nó.

2. Cây nến TD-Point đáy phải thấp hơn hai cây nến liền trước và liền sau nó.

Chúng ta nối nhiều điểm TD-Points lại với nhau thì được đường trendline theo định nghĩa của Thomas Demark.

phuong-phap-ve-trendline-theo-phong-cach-thomas-demark-2.gif

SỬ DỤNG TD-TRENDLINE ĐỂ GIAO DỊCH BREAKOUT

Phương pháp giao dịch với trendline quanh đi quẩn lại chỉ có 3 loại chính: breakout, pullback và reversal (đảo chiều). Tôi sẽ hướng dẫn anh em cách giao dịch breakout với TD-Trendline.

Cách vẽ thì bình thường rồi, ai cũng biết. Nhưng breakout với TD-Trendline thì khá mới mẻ với mọi người đấy.

Chúng ta sẽ có 3 loại breakout. Mỗi loại sẽ có 1 điều kiện, nếu giá đi thỏa điều kiện của 1 trong 3 loại đó thì giá sẽ breakout khỏi TD-Trendline. Còn nếu không thỏa thì xác suất cao giá sẽ tạo false breakout. Đánh trendline chỉ đơn giản vậy thôi anh em ạ.

Lưu ý: không nói gì cả tức là breakout thật, còn nếu là false breakout thì tôi sẽ nói là false breakout

Breakout TD-Trendline loại 1:

Sau khi vẽ trendline xong, chúng ta kỳ vọng giá đi qua trendline là breakout thật để có thể vào đúng lệnh. Breakout loại 1 chỉ có 2 quy tắc đơn giản sau:

+ Nếu là breakout tăng thì cây nến trước khi breakout phải có giá đóng cửa thấp hơn cây nến trước đó.

+ Nếu là breakout giảm thì cây nến trước khi breakout phải có giá đóng cửa cao hơn cây nến trước đó.

Dưới đây là một ví dụ cho breakout tăng:

phuong-phap-breakout-trendline-theo-phong-cach-thomas-demark-2.gif

Breakout TD-Trendline loại 2:

Breakout loại 2 mạnh hơn breakout loại 1, vì nó xét cây nến breakout.

Breakout loại 2 cũng chỉ có 2 quy tắc:

+ Nếu là breakout tăng thì giá mở cửa của cây nến breakout phải cao hơn đường TD-Trendline.

+ Nếu là breakout giảm thì giá mở cửa của cây nến breakout phải thấp hơn đường TD-Trendline.

Đọc xong quy tắc này bạn sẽ nghĩ: ôi trời tưởng gì, cái này xưa như quả đất, ai mà chẳng biết. Tuy nhiên, những gì quý giá chỉ dành cho người tinh ý và chịu đào sâu nghiên cứu. Thomas Demark là tinh anh của giới tài chính, phương pháp của ông ta sẽ khác với thông thường. Anh em nghiên cứu kỹ nhé.

phuong-phap-breakout-trendline-theo-phong-cach-thomas-demark-3.gif

Breakout TD-Trendline loại 3:

Trong trường hợp breakout loại 1 và 2 không thỏa thì ta có breakout loại 3. Loại này thì phổ biến hơn, tuy nhiên cũng phải có quy tắc rõ ràng:

Trường hợp cho breakout tăng:

Gọi D là giá trị của giá đóng cửa trừ giá thấp nhất của cây nến trước breakout.

Gọi P là tổng của giá đóng cửa của cây nến trước đó và D.

Nếu giá breakout lớn hơn P thì đó là breakout thật.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì xem ví dụ bên dưới nhé:

phuong-phap-breakout-trendline-theo-phong-cach-thomas-demark-4.gif

Vậy là tôi đã trình bày xong 3 loại breakout sử dụng cho trendline theo phong cách của Mr Thomas Demark. Tuy nhiên, câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó, chúng ta cần phải biết sau khi breakout giá sẽ về đâu. Hay nói cách khác, sau khi vào lệnh theo TD-Trendline thì mục tiêu chốt lời ở đâu. Anh em tiếp tục comment cho ý kiến nhé. Nếu quan tâm thì tôi sẽ tiếp tục chia sẻ. Lucky trading!

Xem thêm:

>> Phương pháp vẽ trendline theo phong cách Thomas Demark
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:
Chiến lược Trending đa Broker ăn 100.000% chỉ trong vòng 10 năm
Biến thời gian thành tiền
Biến cảm xúc thành tiền
Biến thất bại thành thành công


H1 trending first

Lệnh đầu tiên là lệnh lỗ.
Tiếp tục vào lệnh là tiếp tục lỗ.
Khối lượng càng lớn càng thêm lỗ.
Thêm lệnh cùng hướng càng thêm lỗ.
Thoát lệnh là bạn đã thật sự lỗ.
 
Nhiều trường hợp thoả đk 2 và điều kiện 1 vẫn là false breakout mà. Bác lý giải giúp
 
Chỉ mình họa lệnh buy nên lệnh sell chưa rõ lắm. Mà đây là chứng khoán thì phải, có áp dụng cho fx được không?
 
Thomas Demark đã giúp chúng ta vẽ được những đường trendline theo quy tắc chuẩn, nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó, trendline không chỉ để vẽ xu hướng mà còn cho trader biết nên vào lệnh khi nào.

Bài viết hôm nay sẽ nối tiếp bài trước về cách sử dụng trendline theo phong cách của Thomas Demark. Anh em nào chưa đọc bài viết trước thì xem link bên dưới nhé:

>> Phương pháp vẽ trendline theo phong cách Thomas Demark

Trước khi đi vào cách sử dụng trendline để giao dịch, tôi xin lược lại 1 chút bài cũ để tiện nói cho bài mới nhé

TD-TRENDLINE - ĐƯỜNG XU HƯỚNG CỦA THOMAS DEMARK

Tôi xin lược lại đường trendline này như sau:

Thomas Demark đã phát triển ra một phương pháp lựa chọn 2 điểm (TD-points) để vẽ đường trendline (TD-Trendline). Nếu hiểu được phương pháp này, chúng ta sẽ không còn phải đắn đo là không biết vẽ vậy đúng không, giá có phản ứng không,... Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng và thống nhất. Bạn và 9 người còn lại theo phương pháp này đều sẽ vẽ cùng 1 loại trendline.

Muốn vẽ được TD-Trendline, chúng ta cần có ít nhất hai điểm pivot gọi là TD-Point. TD-Point phải thỏa điều kiện sau:

1. Cây nến TD-Point đỉnh phải cao hơn hai cây nến liền trước và liền sau nó.

2. Cây nến TD-Point đáy phải thấp hơn hai cây nến liền trước và liền sau nó.

Chúng ta nối nhiều điểm TD-Points lại với nhau thì được đường trendline theo định nghĩa của Thomas Demark.


SỬ DỤNG TD-TRENDLINE ĐỂ GIAO DỊCH BREAKOUT

Phương pháp giao dịch với trendline quanh đi quẩn lại chỉ có 3 loại chính: breakout, pullback và reversal (đảo chiều). Tôi sẽ hướng dẫn anh em cách giao dịch breakout với TD-Trendline.

Cách vẽ thì bình thường rồi, ai cũng biết. Nhưng breakout với TD-Trendline thì khá mới mẻ với mọi người đấy.

Chúng ta sẽ có 3 loại breakout. Mỗi loại sẽ có 1 điều kiện, nếu giá đi thỏa điều kiện của 1 trong 3 loại đó thì giá sẽ breakout khỏi TD-Trendline. Còn nếu không thỏa thì xác suất cao giá sẽ tạo false breakout. Đánh trendline chỉ đơn giản vậy thôi anh em ạ.

Lưu ý: không nói gì cả tức là breakout thật, còn nếu là false breakout thì tôi sẽ nói là false breakout

Breakout TD-Trendline loại 1:

Sau khi vẽ trendline xong, chúng ta kỳ vọng giá đi qua trendline là breakout thật để có thể vào đúng lệnh. Breakout loại 1 chỉ có 2 quy tắc đơn giản sau:

+ Nếu là breakout tăng thì cây nến trước khi breakout phải có giá đóng cửa thấp hơn cây nến trước đó.

+ Nếu là breakout giảm thì cây nến trước khi breakout phải có giá đóng cửa cao hơn cây nến trước đó.

Dưới đây là một ví dụ cho breakout tăng:


Breakout TD-Trendline loại 2:

Breakout loại 2 mạnh hơn breakout loại 1, vì nó xét cây nến breakout.

Breakout loại 2 cũng chỉ có 2 quy tắc:

+ Nếu là breakout tăng thì giá mở cửa của cây nến breakout phải cao hơn đường TD-Trendline.

+ Nếu là breakout giảm thì giá mở cửa của cây nến breakout phải thấp hơn đường TD-Trendline.

Đọc xong quy tắc này bạn sẽ nghĩ: ôi trời tưởng gì, cái này xưa như quả đất, ai mà chẳng biết. Tuy nhiên, những gì quý giá chỉ dành cho người tinh ý và chịu đào sâu nghiên cứu. Thomas Demark là tinh anh của giới tài chính, phương pháp của ông ta sẽ khác với thông thường. Anh em nghiên cứu kỹ nhé.


Breakout TD-Trendline loại 3:

Trong trường hợp breakout loại 1 và 2 không thỏa thì ta có breakout loại 3. Loại này thì phổ biến hơn, tuy nhiên cũng phải có quy tắc rõ ràng:

Trường hợp cho breakout tăng:

Gọi D là giá trị của giá đóng cửa trừ giá thấp nhất của cây nến trước breakout.

Gọi P là tổng của giá đóng cửa của cây nến trước đó và D.

Nếu giá breakout lớn hơn P thì đó là breakout thật.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì xem ví dụ bên dưới nhé:


Vậy là tôi đã trình bày xong 3 loại breakout sử dụng cho trendline theo phong cách của Mr Thomas Demark. Tuy nhiên, câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó, chúng ta cần phải biết sau khi breakout giá sẽ về đâu. Hay nói cách khác, sau khi vào lệnh theo TD-Trendline thì mục tiêu chốt lời ở đâu. Anh em tiếp tục comment cho ý kiến nhé. Nếu quan tâm thì tôi sẽ tiếp tục chia sẻ. Lucky trading!

Xem thêm:

>> Phương pháp vẽ trendline theo phong cách Thomas Demark

Tuyệt vời bác, vui lòng chia sẽ thêm để ae sáng mắt !
 
Bài viết hay quá...bác có các bản gốc tiếng anh của thomas-demark cho em xin với !
 
em ko hiểu ở breakout loại 3 tại sao lại là đường trendline đó, e vẽ lại như hình đính kèm này ạ. Đúng là 10trader thì có 10 trendline dù có theo TD :)
 

Đính kèm

  • 1.gif
    1.gif
    18.8 KB · Xem: 9
Breakout TD-Trendline loại 3

Trường hợp cho breakout tăng:

Gọi D là giá trị của giá đóng cửa trừ giá thấp nhất của cây nến trước breakout.

Gọi P là tổng của giá đóng cửa của cây nến trước đó và D.

Nếu giá breakout lớn hơn P thì đó là breakout thật.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì xem ví dụ bên dưới nhé:

trong hình minh họa vẽ P= giá đóng cửa + giá thấp nhất, khác với lý thuyết nhé bác.​
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 129 Xem / 4 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,260 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 381 Xem / 24 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,931 Xem / 15 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 881 Xem / 6 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên