Phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả với Bollinger Bands

Phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả với Bollinger Bands

Phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả với Bollinger Bands

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,906
Bollinger Bands là công cụ hiệu quả như thế nào chắc mọi người cũng biết rồi nên tôi sẽ không giới thiệu lại nữa. Chúng ta sẽ đi vào chủ đề chính luôn, đó là thảo luận chiến lược dùng hai đường Bollinger Bands để giao dịch.

Tất cả những gì chúng ta cần làm là thêm hai đường chỉ báo Bollinger Bands vào đồ thị giá.

+ Bollinger Bands thứ nhất ta để thông số mặc định (20,2,0), tham số deviations để là 2.

+ Bollinger Bands thứ hai ta để thông số (20,1,0), tham số deviations để là 1.

Trong bài viết này tôi gọi tắt Bollinger Bands (20,2,0) là BB2, còn Bollinger Bands (20,1,0) là BB1 cho nhanh.

Sau khi thêm hai đường BB vào, đồ thị sẽ trông như thế này:

1.png


Hai đường biên bên ngoài là biên của BB2, còn hai đường biên bên trong là của BB1. Còn đường ở giữa thì trong hệ thống tôi sắp trình bày dưới đây, chúng ta sẽ không dùng đến nó. Có thể chúng ta chỉ sử dụng nó để làm tối đa lợi nhuận chứ nó không đóng vai trò tìm điểm vào lệnh hay thoát lệnh. Vậy chỉ cần để ý đến các biên trên và dưới thôi nhé các bạn.



BUY KHI NÀO?

Để vào lệnh Buy, chúng ta phải chờ cho nến đóng cửa trên biên trên của BB1. Sau đó bạn kiểm tra xem hai cây nến trước đó nó có đóng cửa dưới biên trên BB1 hay không. Nếu thỏa hai điều kiện này thì BUY.

Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ về cặp USDJPY trên D1:

2.png


Như hình bên trên ta thấy cây nến số 3 đã đóng cửa trên biên trên BB1, cây số 2 và cây số 1 thì đóng cửa ngay bên dưới biên BB1. Vậy có nghĩa là ta có thể vào lệnh BUY tại giá đóng cửa cây số 3.

Stoploss sẽ được đặt tại đáy của cây số 3 vài pips. Takeprofit thì đặt cao gấp đôi Stoploss. Khi giá chạy được một nữa takeprofit thì bạn dời stoploss về điểm vào lệnh để bảo vệ thành quả nhé.

Ví dụ nếu vào lệnh như hình trên, stoploss = 60, takeprofit = 120. Giá chạy được 60 pips thì ta dời stoploss về điểm vào lệnh ban đầu.

Dưới đây là một ví dụ khác. Ta cũng vào lệnh tại cây số 3, chú ý cây số 2 và 1 phải đóng cửa dưới biên BB1.

3.png




Thêm 1 ví dụ nữa:

4.png


Và 1 ví dụ nữa:

5.png


Thỉnh thoảng, cây số 3 không chỉ phá biên trên BB1 mà còn phá luôn biên trên của BB2. Thời điểm này báo hiệu trend đang rất mạnh:

6.png


7.png


Lưu ý: nếu cây số 3 quá dài, thì chúng ta không nên đặt dưới đáy cây số 3 nữa, mà chỉ đặt sao cho phù hợp với mức chịu đựng rủi ro của chúng ta thôi.



SELL KHI NÀO?

Tương tự như quy tắc vào lệnh BUY, chúng ta phải chờ cho đến khi cây số 3 đóng cửa dưới biên dưới BB1, cây số 2 và cây số 1 thì đóng cửa trên biên dưới BB1 thì đặt lệnh SELL tại giá đóng cửa cây số 3.

Stoploss và takeprofit tương tự như vậy.

10.png


LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĂN DÀY, ĂN SÂU VÀ ĂN ĐẬM?

Phương pháp này rất tốt khi bắt trend. Do đó, bạn phải lợi dụng xu hướng hiện tại để ăn dày, ăn sâu và ăn đậm.

Đây là phương pháp:

Khi có một điểm vào lệnh tốt, bạn vào hai lệnh đặt cùng 1 stoploss (thay vì mỗi khi vào 1 lệnh 1 lot thì bây giờ vào 2 lệnh 0.5 lots).

Lệnh thứ nhất đặt takeprofit = 2 lần stoploss.

Lệnh thứ hai không đặt takeprofit.

Nếu lệnh thứ nhất chạm takeprofit, thì dời stoploss của lệnh thứ hai về hòa vốn và tiếp tục giữ lệnh đi hết trend.

Trường hợp BUY

Bạn cứ giữ lệnh thứ hai đi hết trend, chỉ cần giá còn nằm trong hai biên trên BB1 và biên trên BB2 hoặc trên Biên giữa.

Nếu giá cắt xuống và đóng cửa dưới biên trên BB1 (dành cho trader thận trọng) hoặc giá cắt xuống dưới biên giữa (dành cho trader mạo hiểm) thì đóng lệnh thứ hai lại.

8.png




Trường hợp SELL

Bạn cứ giữ lệnh thứ hai đi hết trend giảm, chỉ cần giá còn nằm trong hai biên dưới BB1 và biên dưới BB2 hoặc dưới Biên giữa.

Nếu giá cắt và đóng cửa trên biên dưới BB1 (dành cho trader thận trọng) hoặc giá cắt xuống và đóng cửa trên biên giữa (dành cho trader mạo hiểm) thì đóng lệnh thứ hai lại.

9.png


Đó là cách chúng ta ăn dày, ăn sâu, ăn đậm và ăn hết trend. Phương này ăn tiền ở chỗ đó, chứ không phải trăm trận trăm thắng.

Trên đây là một trong những chiến lược hiệu quả dành cho các trader thích Bollinger Bands. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn.

Xem thêm:

>> Giải ngố nến Heikin Ashi và phương pháp giao dịch hiệu quả


Theo luckscout
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cám ơn bạn đã chia sẻ. Mình thấy rất hay và thử áp dụng. Cho mình hỏi Nhược điểm của phương pháp này là gì bạn, và có những lỗi như thế nào cần phải tránh

Nhược điểm thì nhiều, mỗi phương pháp đầy rẫy nhược điểm. Ý bạn muốn nói khía cạnh nào?
 
BB mà hỏi mấy đại ca chứng khoán Việt Nam thì thôi rồi,các anh đánh band trên thì chém thôi rồi,lúc thị trường lên bốc phét thôi rồi,khổ cái lại ko biết khi nào xuống haha
 
BB mà hỏi mấy đại ca chứng khoán Việt Nam thì thôi rồi,các anh đánh band trên thì chém thôi rồi,lúc thị trường lên bốc phét thôi rồi,khổ cái lại ko biết khi nào xuống haha

Chứng Việt không cần đánh Band trên band dưới gì cả, lái muốn đánh đâu thì mình đánh đó => cần một indicator lái
 
Bollinger Bands là công cụ hiệu quả như thế nào chắc mọi người cũng biết rồi nên tôi sẽ không giới thiệu lại nữa. Chúng ta sẽ đi vào chủ đề chính luôn, đó là thảo luận chiến lược dùng hai đường Bollinger Bands để giao dịch.

Tất cả những gì chúng ta cần làm là thêm hai đường chỉ báo Bollinger Bands vào đồ thị giá.

+ Bollinger Bands thứ nhất ta để thông số mặc định (20,2,0), tham số deviations để là 2.

+ Bollinger Bands thứ hai ta để thông số (20,1,0), tham số deviations để là 1.

Trong bài viết này tôi gọi tắt Bollinger Bands (20,2,0) là BB2, còn Bollinger Bands (20,1,0) là BB1 cho nhanh.

Sau khi thêm hai đường BB vào, đồ thị sẽ trông như thế này:

View attachment 39696

Hai đường biên bên ngoài là biên của BB2, còn hai đường biên bên trong là của BB1. Còn đường ở giữa thì trong hệ thống tôi sắp trình bày dưới đây, chúng ta sẽ không dùng đến nó. Có thể chúng ta chỉ sử dụng nó để làm tối đa lợi nhuận chứ nó không đóng vai trò tìm điểm vào lệnh hay thoát lệnh. Vậy chỉ cần để ý đến các biên trên và dưới thôi nhé các bạn.

BUY KHI NÀO?

Để vào lệnh Buy, chúng ta phải chờ cho nến đóng cửa trên biên trên của BB1. Sau đó bạn kiểm tra xem hai cây nến trước đó nó có đóng cửa dưới biên trên BB1 hay không. Nếu thỏa hai điều kiện này thì BUY.

Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ về cặp USDJPY trên D1:

View attachment 39697

Như hình bên trên ta thấy cây nến số 3 đã đóng cửa trên biên trên BB1, cây số 2 và cây số 1 thì đóng cửa ngay bên dưới biên BB1. Vậy có nghĩa là ta có thể vào lệnh BUY tại giá đóng cửa cây số 3.

Stoploss sẽ được đặt tại đáy của cây số 3 vài pips. Takeprofit thì đặt cao gấp đôi Stoploss. Khi giá chạy được một nữa takeprofit thì bạn dời stoploss về điểm vào lệnh để bảo vệ thành quả nhé.

Ví dụ nếu vào lệnh như hình trên, stoploss = 60, takeprofit = 120. Giá chạy được 60 pips thì ta dời stoploss về điểm vào lệnh ban đầu.

Dưới đây là một ví dụ khác. Ta cũng vào lệnh tại cây số 3, chú ý cây số 2 và 1 phải đóng cửa dưới biên BB1.

View attachment 39698

Thêm 1 ví dụ nữa:

View attachment 39699

Và 1 ví dụ nữa:

View attachment 39700

Thỉnh thoảng, cây số 3 không chỉ phá biên trên BB1 mà còn phá luôn biên trên của BB2. Thời điểm này báo hiệu trend đang rất mạnh:

View attachment 39701

View attachment 39702

Lưu ý: nếu cây số 3 quá dài, thì chúng ta không nên đặt dưới đáy cây số 3 nữa, mà chỉ đặt sao cho phù hợp với mức chịu đựng rủi ro của chúng ta thôi.

SELL KHI NÀO?

Tương tự như quy tắc vào lệnh BUY, chúng ta phải chờ cho đến khi cây số 3 đóng cửa dưới biên dưới BB1, cây số 2 và cây số 1 thì đóng cửa trên biên dưới BB1 thì đặt lệnh SELL tại giá đóng cửa cây số 3.

Stoploss và takeprofit tương tự như vậy.

View attachment 39706

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĂN DÀY, ĂN SÂU VÀ ĂN ĐẬM?

Phương pháp này rất tốt khi bắt trend. Do đó, bạn phải lợi dụng xu hướng hiện tại để ăn dày, ăn sâu và ăn đậm.

Đây là phương pháp:

Khi có một điểm vào lệnh tốt, bạn vào hai lệnh đặt cùng 1 stoploss (thay vì mỗi khi vào 1 lệnh 1 lot thì bây giờ vào 2 lệnh 0.5 lots).

Lệnh thứ nhất đặt takeprofit = 2 lần stoploss.

Lệnh thứ hai không đặt takeprofit.

Nếu lệnh thứ nhất chạm takeprofit, thì dời stoploss của lệnh thứ hai về hòa vốn và tiếp tục giữ lệnh đi hết trend.

Trường hợp BUY

Bạn cứ giữ lệnh thứ hai đi hết trend, chỉ cần giá còn nằm trong hai biên trên BB1 và biên trên BB2 hoặc trên Biên giữa.

Nếu giá cắt xuống và đóng cửa dưới biên trên BB1 (dành cho trader thận trọng) hoặc giá cắt xuống dưới biên giữa (dành cho trader mạo hiểm) thì đóng lệnh thứ hai lại.

View attachment 39703

Trường hợp SELL

Bạn cứ giữ lệnh thứ hai đi hết trend giảm, chỉ cần giá còn nằm trong hai biên dưới BB1 và biên dưới BB2 hoặc dưới Biên giữa.

Nếu giá cắt và đóng cửa trên biên dưới BB1 (dành cho trader thận trọng) hoặc giá cắt xuống và đóng cửa trên biên giữa (dành cho trader mạo hiểm) thì đóng lệnh thứ hai lại.

View attachment 39704

Đó là cách chúng ta ăn dày, ăn sâu, ăn đậm và ăn hết trend. Phương này ăn tiền ở chỗ đó, chứ không phải trăm trận trăm thắng.

Trên đây là một trong những chiến lược hiệu quả dành cho các trader thích Bollinger Bands. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn.

Xem thêm:

>> Giải ngố nến Heikin Ashi và phương pháp giao dịch hiệu quả



đây là cặp EURJPY của e.. tín hiệu sai rất nhiều ( dấu "x" là tin hiệu sai, dấu "v" là tín hiệu đúng)​
1.PNGđây là cặp EURJPY của e.. tín hiệu sai rất nhiều ( dấu "x" là tin hiệu sai, dấu "v" là tín hiệu đúng)
 
đây là cặp EURJPY của e.. tín hiệu sai rất nhiều ( dấu "x" là tin hiệu sai, dấu "v" là tín hiệu đúng)
View attachment 39736

Đây là chiến lược theo trend mà bạn. Chỉ lấy được lợi nhuận đáng kể khi có trend. Chứ khi thị trường đi ngang thì chiến lược ít phát huy tác dụng.

Do đó, giải pháp cho trường hợp này là bác nên xác định trend trước, không nên bắt đáy (vì không biết đâu là đáy).
 
Em là người mới nên ko biết cài đặt các band . Mong các anh chị giúp đỡ chỉ dẫn cách cài đặt dùm . Sdt của em :0908341037 có thể add zalo để chỉ em nha. Em cám ơn.
 
Tác dụng của BB2 là gì, quy tắc vào lệnh toàn dựa vào BB1 ko ah. Bạn giải thích giúp nhe
 
Đây là chiến lược theo trend mà bạn. Chỉ lấy được lợi nhuận đáng kể khi có trend. Chứ khi thị trường đi ngang thì chiến lược ít phát huy tác dụng.

Do đó, giải pháp cho trường hợp này là bác nên xác định trend trước, không nên bắt đáy (vì không biết đâu là đáy).
không phải là để xác định sớm trend sao bác? chứ nếu để hình thành trend rồi thì sao có cơ hội vào lệnh nữa mà có thì khi vào lênh xong liệu trend có đảo chiều hay k?
 
không phải là để xác định sớm trend sao bác? chứ nếu để hình thành trend rồi thì sao có cơ hội vào lệnh nữa mà có thì khi vào lênh xong liệu trend có đảo chiều hay k?

Không bạn, phương pháp này không dùng để bắt đáy, chỉ dùng để đi theo xu hướng thôi, ví dụ trong con sóng lớn có con sóng hồi, thì ta sẽ dùng phương pháp này để tìm điểm vào lệnh tại con sóng hồi để đi tiếp con sóng lớn.

Việc đảo chiều phải dùng kinh nghiệm khác để xác định nữa. Do đó, trader cần phải có nhiều kỹ năng chứ không thể lệ thuộc hoàn toàn vào các quy tắc Buy Sell được.

Trader muốn thắng cuộc phải thay đổi tư duy.
 
Tác dụng của BB2 là gì, quy tắc vào lệnh toàn dựa vào BB1 ko ah. Bạn giải thích giúp nhe

BB2 phải add vào để đánh giá xem giá tăng mạnh đến mức nào. Ví dụ, giá tăng quá mạnh vượt ra ngoài biên BB2 đáng kể, 90% giá sẽ không tăng nữa, thậm chí hồi về biên giữa. Khi ta thấy trường hợp đó xảy ra, lập tức chốt lệnh một phần để tối đa hóa lợi nhuận chẳng hạn.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 33 Xem / 4 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 219 Xem / 29 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên