Pinbar chuyên sâu - Chuyện chưa kể

Pinbar chuyên sâu - Chuyện chưa kể

Pinbar chuyên sâu  - Chuyện chưa kể

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Pinbar là một thanh nến thường xuyên xuất hiện trên đồ thị. Pinbar là một thanh nến được nhiều trader chú ý nhất. Pinbar cũng là một trong những thanh nến quan trọng bật nhất trong phân tích kỹ thuật nói chung và phương pháp Price Action nói riêng.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa sử dụng Pinbar một cách hiệu quả. Vẫn còn quá trader giao dịch một cách máy móc khi gặp cây nến này và dẫn đến thua lỗ nặng nề. Thông thường, sách hoặc ai đó dạy chúng ta rằng: cứ thấy pinbar là đảo chiều, nên cứ thấy pinbar là đặt lệnh ngược lại. Không biết anh em thế nào chứ ngày mà tôi được dạy về pinbar là tôi được học như vậy. Kết quả là tôi đã sấp mặt với pinbar không biết bao nhiêu lần vì quan điểm gần như ăn sâu trong máu của những trader mới.

Đã đến lúc phải thay máu cũng như thay đổi tư duy một chút. Bài viết hôm nay của tôi không mang tính toàn diện và đảm bảo cho anh em giao dịch toàn thắng với pinbar. Mục đích của tôi trong hôm nay chỉ là chia sẻ một số kiến thức bổ sung cho những trader đang sử dụng pinbar nhưng không hiệu quả hay những trader muốn nghiên cứu thêm về pinbar. Tôi sẽ còn viết thêm những bài sau về cây nến này, và sẽ có những chuyện chưa kể nữa.



DẤU HIỆU THỨ NHẤT NHẬN RA MỘT PINBAR CÓ Ý NGHĨA

Pinbar có ý nghĩa theo định nghĩa của tôi là pinbar có thể đảo chiều con sóng (không đảo chiều thị trường nhé), một pinbar có thể tạo được một pivot đỉnh đáy.

Tuy nhiên, không phải pinbar nào cũng như vậy. Bằng chứng là anh em đã trade nhiều rồi, và cũng dư biết là nhiều khi nhìn thấy cây pinbar nhưng sau đó giá lại tiếp tục đi theo xu hướng cũ, nó chẳng có ý nghĩa gì cả.

Vậy làm sao để biết được cây pinbar mà ta thấy có ý nghĩa? Câu trả lời hãy nhìn bối cảnh và những cây nến xung quanh nó. Muốn đánh giá năng lực một con người khách quan, hãy nhìn môi trường họ sống và những người xung quanh họ. Nến cũng vậy. Nó là pinbar, các bạn phải xem nó được đặt ở đâu. Chúng ta xem ví dụ trước nhé:

pinbar-chuyen-chua-ke-1.jpg

Chúng ta có hai yếu tố để nhận biết 1 pinbar có ý nghĩa:

+ Nó phải được đặt ở một vùng kháng cự / hỗ trợ mạnh. Cản yếu thì cũng như không, nó chẳng giúp ích gì được đâu.

+ Trước nó phải là những cây nến thể hiện xu hướng yếu dần. Cụ thể ở ví dụ trên, trước pinbar là cây inside bar. Cây này thể hiện lực giảm đã cạn, sellers đã yếu (nếu mạnh thì đã giảm vượt qua nến trước rồi). Cây tiếp theo của pinbar là 1 cây tăng mạnh, có đuôi bên dưới cho thấy lực mua đã xuất hiện, Buyers mạnh. Lực bán giảm, lực mua tăng, seller yếu, buyer mạnh => cây pinbar chính là một pivot hợp lý.






DẤU HIỆU THỨ HAI NHẬN RA MỘT PINBAR CÓ Ý NGHĨA

Dấu hiệu bên trên là chưa xét đến kích thước của pinbar so với các cây nến trước. Ở dấu hiệu này, chúng ta sẽ đào sâu khía cạnh này.

Muốn một cây pinbar có ý nghĩa, chúng ta cần xét thêm yếu tố vị trí và kích thước của pinbar so với những cây xung quanh.

Chúng ta lấy ví dụ này để nói cho dễ nhé:

pinbar-chuyen-chua-ke-2.png


Chúng ta mặc định xu hướng hiện tại là xu hướng giảm, và cây pinbar có ý nghĩa khi nó làm đảo chiều tăng nhé.

Ở hình đầu tiên, thân cây pinbar nằm trọn bên trong cây nến trước. Nó vừa là inside bar vừa là pinbar. Đây là 1 cây pinbar ý nghĩa. Về bản chất ví dụ này và ví dụ trên là một.

Ở hình thứ hai, cây pinbar có giá đóng cửa cao hơn mức cao nhất của cây trước. Điều này chứng tỏ phe mua đang lất át phe bán (trong khi phe bán đang yếu). Vô hình chung, cây này vừa là Engulfing Bar, vừa là pinbar. Đây là 1 cây pinbar ý nghĩa.

Ở hình thứ ba, giá đóng cửa nằm dưới cây nến trước, chứng tỏ phe bán vẫn chưa biến mất. Mặc dù có đuôi dưới tức là có lực đẩy lên, nhưng phe bán vẫn còn rất mạnh. Phe mua chỉ mới chớm xuất hiện, phe bán vẫn còn mạnh => làm sao giá tăng. Đây là 1 cây pinbar không ý nghĩa.



DẤU HIỆU THỨ BA NHẬN RA MỘT PINBAR CÓ Ý NGHĨA

Dấu hiệu này xác suất cao hơn hai ví dụ trên. Khi xuất hiện cả hai cây pinbar kề nhau (hoặc cách nhau vài cây nến). Và đặt biệt, cây thứ hai có đuôi dài hơn cây thứ nhất để thể hiện có một đám đông hơn bị bẫy lần hai. Ví dụ:

pinbar-chuyen-chua-ke-3.png


Nó tương tự như mô hình đỉnh nhíp, nhưng để tăng thêm xác suất thành công, chúng ta nên chú ý đến cái đuôi của nó. Ở ví dụ này, cây nến thứ hai (nến trắng) có đuôi dài hơn cây nến thứ nhất (nến đen). Thể hiện giá từ chối hai lần, lần thứ 2 mạnh hơn lần thứ 1, lực bán quyết tâm giành thế chủ đạo. Kết quả, cả hai cây pinbar đều có ý nghĩa.

Trên đây là 3 trong vô vàn dấu hiệu để phân tích một cây pinbar ý nghĩa. Anh em còn thích pinbar thì comment để tôi kể tiếp chuyện chưa kể nhé. Lucky Trading!

Xem thêm:

>> Giao dịch với đường Trendline của Thomas Demark - dự đoán mục tiêu của giá
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Vd3 em thấy đuôi nến trắng ngắn hơn nến đen nhưng giá thì cao hơn chút. Bác giải thích giúp em chỗ đó với.
 
Vd3 em thấy đuôi nến trắng ngắn hơn nến đen nhưng giá thì cao hơn chút. Bác giải thích giúp em chỗ đó với.
Theo mình hiểu là cái râu nến trắng nó cao hơn nến đen, nên nó tạo đỉnh cao hơn rồi chứ không phải nhìn vào phần mỗi phần râu đâu bác
 
Hay quá anh ơi, đọc tài liệu cứ nghe pin bar là đảo chiều nhưng vẫn thấy nó thiếu thiếu cái gì đó, bài này giải thích đc hết mấy câu hỏi trong đầu em về nến pin bar.
 
Vd3 em thấy đuôi nến trắng ngắn hơn nến đen nhưng giá thì cao hơn chút. Bác giải thích giúp em chỗ đó với.
đừng suy nghĩ quá máy móc quá bạn à ,cái nào dài hơn cái nào k quan trọng bằng nó từ chối mức giá đó.lực tăng của trước đó đang mất dần.điều này được chứng minh bằng những cây nến trắng trước đó đang nhỏ dần và xuất hiện nến doji trước 2 nến pinbar, khi xuất hiện pinbar k có nghĩa là sẽ đảo chiều,chỉ thể hiện là lực tăng đó đang giảm thôi
 
Theo mình hiểu là cái râu nến trắng nó cao hơn nến đen, nên nó tạo đỉnh cao hơn rồi chứ không phải nhìn vào phần mỗi phần râu đâu bác
không phải vậy đâu bạn,bạn k cần so sánh 2 cây nến đó,cây nào lớn hơn cây nào,đây là thuộc về xác suất nó k phải môn khoa học nên k cần quá chi li
 
Mình không đánh giá cao việc nhìn (thế) nến, do đó mình nhìn bar chart. Cũng ảnh hưởng từ Alexander Elder mình chú ý mỗi cái đuôi kangaroo ~ thanh giá thò đuôi dài từ chối tăng/giảm để đánh false break. Chắc nó cũng ý nghĩa như pin bar, nhưng yếu tố này để cung cố mô hình chứ không phải đk quan trọng khi mình xác định đánh false break.
Theo mô hình cổ điển hay theo indicators thì phải theo dõi ít nhất chục thanh giá, chú ý xu hướng tại điểm entry point của hệ thống mình theo dõi, đánh còn chưa ăn thua. Chú ý cụm vài thanh giá ngẫu nhiên này dễ thiên cảm xúc: "thấy cái mình muốn" chứ không thấy được thực tế khách quan. Một yếu tố khác nữa là nó kích thích mình bật chart xem hoài cho dù là mình đánh khung H4, D1. Đó là ý kiến cá nhân của mình bỏ qua việc học các thế nến.

"Tôi không sợ những kẻ tập một lần 10.000 cú đá, tôi chỉ sợ những kẻ tập 10.000 lần một cú đá”
 
đúng cái em cần, chuyên gia sấp mặt với pinbar, bác bờ lết nhanh ra phần tiếp theo cho ae tỉnh ngộ với
 
Mình may mắn là ko đam mê price action lắm nên không bị mấy em nến nó hành nhiều. Với mình pinbar hay mấy thế nến nó chỉ mang tính chất báo hiệu, không phải lí do vào lệnh. Thậm chí đa phần điểm vào của mình còn trước khi market tạo ra nến đảo chiều.
 
Thế nào là một cây Pinbar có "ý nghĩa" ?.
Tác giả có nhắc đến việc phải đặt vào đúng bối cảnh. Cũng có thể đồng ý. Nhưng tác giả đã bị một nhầm lẫn lớn: Trong bối cảnh đó, cây Pinbar phải là tín hiệu cuối cùng xác nhận lại của mọi sự logic trước đó về: Cản, sóng, lực thị trường, vùng đảo chiều...v.v.. thì nó mới có ý nghĩa. Vì bản chất cây Pinbar ko phải là nguyên nhân để giá chạy (cái này em đã từng nhắc qua một lần). Cho nên đừng tìm cây pinbar mà phân tích, đừng dựa vào mỗi cây Pinbar mà vào lệnh.
Nhiều người sẽ căn cứ vào vùng S/R mạnh, sau đó xuất hiện Pinbar là quất theo hướng ngược lại. Hoặc có thêm yếu tố sóng trước đó yếu đi chăng nữa. Nhưng ko có nghĩa là khi đó xuất hiện Pinbar là thị trường sẽ đảo chiều.
Vì nếu vùng S/R đó mà giá chọn để phá rồi thì có là Pinbar con, Pinbar cha/mẹ gì thì giá cũng sẽ phá vùng S/R mà đi tiếp thôi.
Vì dù cho thị trường sóng có yếu trước đó thì chăng nữa cũng ko có nghĩa là thị trường sẽ đảo chiều. Mà nó vẫn cứ yếu dần, yếu dần cho đến khi nó phá thế cây Pinbar đó.
Các bác có thể tự vẽ ra một vùng S/R mạnh rồi chọn các pinbar xuất hiện tại đó mà tha hồ quan sát thì sẽ thấy trường hợp nó bị phá thế ko ít đâu. Dù nó đã đáp ứng hết tất cả yêu cầu cảu lý thuyết mà các bác đọc qua.
P/s: Bác nào có rãnh thì chụp giúp em vài tấm hình minh họa, post lên cho mọi người cùng ngâm cứu nhé. Có hứng em sẽ tìm chụp đưa lên chứ em hơi lười !:D
 
Àh, còn dấu hiệu thứ 3 trong bài biết. Ngày xưa e có trade một cặp tiền: Nó xuất hiện một lúc 3 cây Bearish Pinbar liền kề nhau trong một vùng đỉnh, nhìn gần như rất hoàn hảo về kích cỡ, mức đóng của. Cây sau cho bóng cao hơn cây trc. Thì hình dạng cây nến thứ 4 xuất hiện là một cây nến tăng mạnh phá hoàn toàn 3 cây pinbar trước đó. :D
 
Àh, còn dấu hiệu thứ 3 trong bài biết. Ngày xưa e có trade một cặp tiền: Nó xuất hiện một lúc 3 cây Bearish Pinbar liền kề nhau trong một vùng đỉnh, nhìn gần như rất hoàn hảo về kích cỡ, mức đóng của. Cây sau cho bóng cao hơn cây trc. Thì hình dạng cây nến thứ 4 xuất hiện là một cây nến tăng mạnh phá hoàn toàn 3 cây pinbar trước đó. :D
nó ở khung d1 hay khung nào bạn cặp tiền tệ gì
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 600 Xem / 32 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 187 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 127 Xem / 5 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên