Price Action chuyên sâu - Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua từng thanh nến - Phần 2, Kỳ 1

Price Action chuyên sâu - Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua từng thanh nến - Phần 2, Kỳ 1

Price Action chuyên sâu - Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua từng thanh nến - Phần 2, Kỳ 1
Như vậy là chúng ta đã đi hoàn tất Phần 1 của series Price Action chuyên sâu - Giới thiệu và chuẩn bị về Price Action cho người mới bắt đầu. Anh em có thể xem lại đầy đủ các bài của Phần 1 dưới đây

>> Price Action chuyên sâu - Price Action là gì và nguồn gốc của nó - Phần 1, Kỳ 1
>> Price Action chuyên sâu - Những khái niệm cơ bản nhất của Price Action - Phần 1, Kỳ 2
>> Price Action chuyên sâu - Các phương pháp giao dịch theo Price Action - Phần 1, Kỳ 3
>> Price Action chuyên sâu - Tại sao Trader mới nên bắt đầu trading với Price Action? - Phần 1, Kỳ 4
>> Price Action chuyên sâu - 5 bước để trở thành một Price Action Trader - Phần 1, Kỳ 5

Giờ chúng ta qua phần 2 - Các công cụ mà Price Action tận dụng. Trong phần này, chúng ta sẽ lần lượt học cách vận dụng các công cụ đơn giản như từng thanh nến, hỗ trợ, kháng cự, đường xu hướng, kênh giá, để đọc và hiểu Price Action. Mục tiêu là sau phần này, tất cả các anh em phải có kỹ năng đọc hiểu Price Action sử dụng các công cụ trên 1 cách thành thạo, và phải hiểu ngay câu chuyện hành động giá mà thị trường đang kể trong 3 phút đầu tiên khi nhìn biểu đồ. Anh em đừng lo, mình sẽ hướng dẫn anh em từng bước.


Mình sẽ cố định series Price Action chuyên sâu này và sẽ lên bài đều đặn vào mỗi chiều thứ hai, tư, sáu hàng tuần (từ 3:00 - 4:30 chiều) để anh em tiện theo dõi.

Quan trọng hơn, nếu anh em nào thực sự có hứng thú với
Price Action và muốn nghiên cứu Price Action 1 cách nghiêm túc, thì hãy để lại comment bên dưới để mình tag anh em vào TẤT CẢ các bài viết về Price Action của mình trong series này.

Thân tag vài anh em @Vũ Văn Nam @bokukit89 @Cacomdonglanh @vosdangvu@V26-qn@MrCoffee @chonsamac100 @Hoamuaha3 @Vudinh@Ren@boiboi2020@victor_tran@phuchatri @ztatuzv @Duc93 @Chau Tuan Kiet @le huu tri@talu@PhanCuong@luongdaichi @Quách Văn Tùng @Akimth @Hunter287@lenam59@V26-qn @Thanh Duc @visoso @chaunv @gullit56 @nguyencuongbk@boiboi2020@Ha Thai @Lưu văn Trước @Ogival1929 @huytoanhht @Huynhduc0910@NgocThuy@Mkey @Nguyên1995 @Koolkiller @dunght86 @ngo tuan @hung thinh@Mr Bao@ztatuzv @DvDfx @Phongmta_1992 @Phuctrader @Dao Quoc Nam@tungmnh @Ta Quynh Nhieu @Joshua @iC3tea @Cuongvt89 @tanchuvt @anhan0524@Tao @suplo@MaiTran82 @EMCHILACONGAI @VĂN PHÚC @Đỗ ĐỨc Thịnh @ĐỖ VĂN @Ha Anh Nguyen @Đặng Quý Ngọc @Tưởng Duy Bình @zunkun @danghiep66 @datpham89 @Tuthuy8788 @Van Quyet @huyengocnguyen @andy86 @Vnd368 @Trương Nhật

***
Đọc hiểu Price Action có nghĩa là hiểu được thị trường đã làm những gì và nó đang làm cái gì ở hiện tại. Bằng cách này, ta có thể tăng xác suất đoán đúng những gì nó sẽ làm ở tương lai.

Tới đây thì nếu anh em chưa đọc phần 1, mình khuyên anh em cực kỳ nên đọc. Đừng nôn nóng mà bỏ qua các bài học đầu tiên.

Rất nhiều Trader cố gắng sử dụng mô hình nến để đọc Price Action, và vấn đề của nó là họ bị gắn liền quá nhiều vào các tên gọi rườm rà khó nhớ, có thiên hướng đi tìm các cây nến trùng khớp với lý thuyết 1 cách máy móc. Việc đọc hiểu Price Action phải thật nhẹ nhàng, giống như đọc 1 cuốn sách vậy.

Sau bài viết này, anh em sẽ hiểu được đọc hiểu Price Action nó đơn giản tới mức nào.

Price Action - Đọc hiểu một thanh nến


Một thanh nến thể hiện dữ liệu giá trong 1 khoảng thời gian cố định. Cái này nhiều anh em biết rồi.

Ta cần 4 mẩu thông tin để hình thành nên 1 cây nến

  1. Giá mở (Open - O)
  2. Giá cao nhất (High - H)
  3. Giá thấp nhất (Low - L)
  4. Giá đóng (Close - C)
OHLC là 4 mẩu thông tin cơ bản của 1 thanh nến. 4 mẩu thông tin này cho chúng ta các thông tin quan trọng của hành động giá diễn ra trong thời gian xảy ra cây nến đó:
  1. Độ dài nến (range)
  2. Thân nến
  3. Bóng trên (râu/đuôi trên)
  4. Bóng dưới (râu/đuôi dưới)

Price Action - Độ dài nến (range)


Độ dài, hay còn gọi là range nến cho thấy tổng chiều dài của toàn bộ hành trình mà hành động giá đã đi qua, trong thời gian cây nến đó hình thành.

Nó cho chúng thấy mức độ biến động của thị trường trong khoảng thời gian đó. Nến càng dài thì thị trường càng biến động. Nến càng ngắn thì thị trường càng yên tĩnh.

Bây giờ thì anh em bỏ đi Bollinger Bands được rồi, nếu anh em chỉ dùng nó để đo độ biến động.

Price Action - Thân nến


Thân nến đánh dấu nơi mà phe bò gấu đã đánh nhau, nó cho chúng ta biết kẻ nào đang thắng thế, hoặc là bất phân chiến bại.

Thân nến cho thấy sức mạnh của cây nến.


Nếu nến đóng cửa cao hơn mở cửa, vậy thì ta không cần quan tâm trong thời gian đó đã xảy ra chuyện gì, ta chỉ cần biết kết quả là phe bò đang thắng thế. Ngược lại với nến giảm.

Nến tăng có thân càng dài, tức là sức mạnh của phe Bò vượt xa phe Gấu. Ngược lại nến giảm càng dàng, thì phe Gấu đang vượt xa phe Bò.

Nếu giá đóng (gần) bằng giá mở, bò gấu đang bất phân chiến bại. Thị trường đơn giản là chưa quyết định được nó sẽ đi đâu. Đây gọi là nến doji (bên phải hình), còn bên trái là bullish marubozu. Nhưng thôi mấy cái tên đó không quan trọng, miễn sao chúng ta hiểu nó đang kể câu chuyện gì.

Nhìn xong 1 cây nến, anh em phải trả lời cho được 2 câu:
  • Thị trường đang tăng hay giảm?
  • Độ tăng giảm đó có mạnh mẽ không?

Price Action - Bóng trên


Bóng trên đại diện cho đoạn đường mà thị trường ĐÃ TĂNG LÊN ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG THỂ VƯỢT QUA ĐƯỢC. Thị trường không thể vượt qua được vùng giá đó do tại đó thì phe bán hung hãn hơn, đã đạp thị trường đi xuống.

Tức là sao, tức là bóng trên của cây nến thể hiện LỰC BÁN. Bóng trên càng dài, lực bán càng mạnh trong khoảng thời gian cây nến tồn tại.


Price Action - Bóng dưới


Ngược lại với bóng trên, bóng dưới là đoạn thị trường đã giảm xuống, nhưng lại không thể giảm thấp hơn được, tức là có lực mua ở bên dưới đẩy giá lên. Bóng dưới càng dài, lực mua càng mạnh.

Bóng trên và bóng dưới của cây nến là tiền đề quan trọng của 2 khái niệm chấp nhận giá - acceptance, và từ chối giá - rejection. Bóng ngắn thể hiện giá đã chấp nhận tăng lên, hoặc giảm xuống. Bóng dài thể hiện giá từ chối tăng lên, hoặc từ chối giảm xuống.

Nhưng 1 cây nến chưa đủ cấu tạo nên toàn bộ Price Action. Trong phần sau chúng ta sẽ học cách đọc hiểu nhiều thanh nến.

(còn tiếp)

Anh em để lại comment để mình tag vào các phần sau nhé!

Tham khảo TSR
xin bạn 1 tag nhé
 
Cảm ơn công lao của bác, có những thứ em đọc thấy mình đã ngộ ra sau một thời gian dùng PA: đúng nhất lúc nói tới đoạn bỏ BB, em thực sự đã bỏ BB khỏi chart lúc em phân tích..:)
 
Cảm ơn tác giả! Mình xin được theo dõi những bài viết khác của tác giả về đề tài này. Một lần nữa xin cảm ơn!
 
Hôm bay mới được đọc bài này của bác, quá hay.
Nhưng có 1 điều này chưa thấy ai hỏi: như nến bóng trên của bác là cây nến giảm, nó sẽ khác như thế nào với cây nến bóng trên mà là cây nến tăng?
 
Như vậy là chúng ta đã đi hoàn tất Phần 1 của series Price Action chuyên sâu - Giới thiệu và chuẩn bị về Price Action cho người mới bắt đầu. Anh em có thể xem lại đầy đủ các bài của Phần 1 dưới đây

>> Price Action chuyên sâu - Price Action là gì và nguồn gốc của nó - Phần 1, Kỳ 1
>> Price Action chuyên sâu - Những khái niệm cơ bản nhất của Price Action - Phần 1, Kỳ 2
>> Price Action chuyên sâu - Các phương pháp giao dịch theo Price Action - Phần 1, Kỳ 3
>> Price Action chuyên sâu - Tại sao Trader mới nên bắt đầu trading với Price Action? - Phần 1, Kỳ 4
>> Price Action chuyên sâu - 5 bước để trở thành một Price Action Trader - Phần 1, Kỳ 5

Giờ chúng ta qua phần 2 - Các công cụ mà Price Action tận dụng. Trong phần này, chúng ta sẽ lần lượt học cách vận dụng các công cụ đơn giản như từng thanh nến, hỗ trợ, kháng cự, đường xu hướng, kênh giá, để đọc và hiểu Price Action. Mục tiêu là sau phần này, tất cả các anh em phải có kỹ năng đọc hiểu Price Action sử dụng các công cụ trên 1 cách thành thạo, và phải hiểu ngay câu chuyện hành động giá mà thị trường đang kể trong 3 phút đầu tiên khi nhìn biểu đồ. Anh em đừng lo, mình sẽ hướng dẫn anh em từng bước.


Mình sẽ cố định series Price Action chuyên sâu này và sẽ lên bài đều đặn vào mỗi chiều thứ hai, tư, sáu hàng tuần (từ 3:00 - 4:30 chiều) để anh em tiện theo dõi.

Quan trọng hơn, nếu anh em nào thực sự có hứng thú với
Price Action và muốn nghiên cứu Price Action 1 cách nghiêm túc, thì hãy để lại comment bên dưới để mình tag anh em vào TẤT CẢ các bài viết về Price Action của mình trong series này.

Thân tag vài anh em @Vũ Văn Nam @bokukit89 @Cacomdonglanh @vosdangvu@V26-qn@MrCoffee @chonsamac100 @Hoamuaha3 @Vudinh@Ren@boiboi2020@victor_tran@phuchatri @ztatuzv @Duc93 @Chau Tuan Kiet @le huu tri@talu@PhanCuong@luongdaichi @Quách Văn Tùng @Akimth @Hunter287@lenam59@V26-qn @Thanh Duc @visoso @chaunv @gullit56 @nguyencuongbk@boiboi2020@Ha Thai @Lưu văn Trước @Ogival1929 @huytoanhht @Huynhduc0910@NgocThuy@Mkey @Nguyên1995 @Koolkiller @dunght86 @ngo tuan @hung thinh@Mr Bao@ztatuzv @DvDfx @Phongmta_1992 @Phuctrader @Dao Quoc Nam@tungmnh @Ta Quynh Nhieu @Joshua @iC3tea @Cuongvt89 @tanchuvt @anhan0524@Tao @suplo@MaiTran82 @EMCHILACONGAI @VĂN PHÚC @Đỗ ĐỨc Thịnh @ĐỖ VĂN @Ha Anh Nguyen @Đặng Quý Ngọc @Tưởng Duy Bình @zunkun @danghiep66 @datpham89 @Tuthuy8788 @Van Quyet @huyengocnguyen @andy86 @Vnd368 @Trương Nhật

***
Đọc hiểu Price Action có nghĩa là hiểu được thị trường đã làm những gì và nó đang làm cái gì ở hiện tại. Bằng cách này, ta có thể tăng xác suất đoán đúng những gì nó sẽ làm ở tương lai.

Tới đây thì nếu anh em chưa đọc phần 1, mình khuyên anh em cực kỳ nên đọc. Đừng nôn nóng mà bỏ qua các bài học đầu tiên.

Rất nhiều Trader cố gắng sử dụng mô hình nến để đọc Price Action, và vấn đề của nó là họ bị gắn liền quá nhiều vào các tên gọi rườm rà khó nhớ, có thiên hướng đi tìm các cây nến trùng khớp với lý thuyết 1 cách máy móc. Việc đọc hiểu Price Action phải thật nhẹ nhàng, giống như đọc 1 cuốn sách vậy.

Sau bài viết này, anh em sẽ hiểu được đọc hiểu Price Action nó đơn giản tới mức nào.

Price Action - Đọc hiểu một thanh nến


Một thanh nến thể hiện dữ liệu giá trong 1 khoảng thời gian cố định. Cái này nhiều anh em biết rồi.

Ta cần 4 mẩu thông tin để hình thành nên 1 cây nến

  1. Giá mở (Open - O)
  2. Giá cao nhất (High - H)
  3. Giá thấp nhất (Low - L)
  4. Giá đóng (Close - C)
OHLC là 4 mẩu thông tin cơ bản của 1 thanh nến. 4 mẩu thông tin này cho chúng ta các thông tin quan trọng của hành động giá diễn ra trong thời gian xảy ra cây nến đó:
  1. Độ dài nến (range)
  2. Thân nến
  3. Bóng trên (râu/đuôi trên)
  4. Bóng dưới (râu/đuôi dưới)

Price Action - Độ dài nến (range)


Độ dài, hay còn gọi là range nến cho thấy tổng chiều dài của toàn bộ hành trình mà hành động giá đã đi qua, trong thời gian cây nến đó hình thành.

Nó cho chúng thấy mức độ biến động của thị trường trong khoảng thời gian đó. Nến càng dài thì thị trường càng biến động. Nến càng ngắn thì thị trường càng yên tĩnh.

Bây giờ thì anh em bỏ đi Bollinger Bands được rồi, nếu anh em chỉ dùng nó để đo độ biến động.

Price Action - Thân nến


Thân nến đánh dấu nơi mà phe bò gấu đã đánh nhau, nó cho chúng ta biết kẻ nào đang thắng thế, hoặc là bất phân chiến bại.

Thân nến cho thấy sức mạnh của cây nến.


Nếu nến đóng cửa cao hơn mở cửa, vậy thì ta không cần quan tâm trong thời gian đó đã xảy ra chuyện gì, ta chỉ cần biết kết quả là phe bò đang thắng thế. Ngược lại với nến giảm.

Nến tăng có thân càng dài, tức là sức mạnh của phe Bò vượt xa phe Gấu. Ngược lại nến giảm càng dàng, thì phe Gấu đang vượt xa phe Bò.

Nếu giá đóng (gần) bằng giá mở, bò gấu đang bất phân chiến bại. Thị trường đơn giản là chưa quyết định được nó sẽ đi đâu. Đây gọi là nến doji (bên phải hình), còn bên trái là bullish marubozu. Nhưng thôi mấy cái tên đó không quan trọng, miễn sao chúng ta hiểu nó đang kể câu chuyện gì.

Nhìn xong 1 cây nến, anh em phải trả lời cho được 2 câu:
  • Thị trường đang tăng hay giảm?
  • Độ tăng giảm đó có mạnh mẽ không?

Price Action - Bóng trên


Bóng trên đại diện cho đoạn đường mà thị trường ĐÃ TĂNG LÊN ĐƯỢC, NHƯNG KHÔNG THỂ VƯỢT QUA ĐƯỢC. Thị trường không thể vượt qua được vùng giá đó do tại đó thì phe bán hung hãn hơn, đã đạp thị trường đi xuống.

Tức là sao, tức là bóng trên của cây nến thể hiện LỰC BÁN. Bóng trên càng dài, lực bán càng mạnh trong khoảng thời gian cây nến tồn tại.


Price Action - Bóng dưới


Ngược lại với bóng trên, bóng dưới là đoạn thị trường đã giảm xuống, nhưng lại không thể giảm thấp hơn được, tức là có lực mua ở bên dưới đẩy giá lên. Bóng dưới càng dài, lực mua càng mạnh.

Bóng trên và bóng dưới của cây nến là tiền đề quan trọng của 2 khái niệm chấp nhận giá - acceptance, và từ chối giá - rejection. Bóng ngắn thể hiện giá đã chấp nhận tăng lên, hoặc giảm xuống. Bóng dài thể hiện giá từ chối tăng lên, hoặc từ chối giảm xuống.

Nhưng 1 cây nến chưa đủ cấu tạo nên toàn bộ Price Action. Trong phần sau chúng ta sẽ học cách đọc hiểu nhiều thanh nến.

(còn tiếp)

Anh em để lại comment để mình tag vào các phần sau nhé!

Tham khảo TSR
Cảm ơn bác rất nhiều!
 
Cám ơn Nhật Hoài nhiều lắm. Ngày nào mình cũng đọc bài phân tích và bài viết của anh. Thật dễ hiểu và xúc tích. Mình rất thích price action. Mình mới vào thị trường còn non nớt mong bạn cho mình có cơ hội được học hỏi tất cả các bài price action của bạn. Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc ngập tràn để cống hiến cho TraderViet thật nhiều kiến thức.
Trân trọng và thân mến.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 28 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,397 Xem / 89 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên