[PTCB] Những thông tin trái chiều liên tục xuất hiện, khả năng nào cho một thỏa thuận thương mại?

[PTCB] Những thông tin trái chiều liên tục xuất hiện, khả năng nào cho một thỏa thuận thương mại?

[PTCB] Những thông tin trái chiều liên tục xuất hiện, khả năng nào cho một thỏa thuận thương mại?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Mỹ -Trung sẽ bước vào đàm phán cấp cao chính thức trong hôm nay, hiện tại đã xuất hiện nhiều thông tin trái chiều, tiêu cực có, tích cực có, vậy khả năng nào để đạt được một thỏa thuận? Mời anh em cùng xem qua góc nhìn của Kevin Rudd – một tay viết quen thuộc trên ING.
-----

Bốn giai đoạn của cuộc xung đột thương mại


Lễ kỷ niệm 70 ngày thành lập CHDCNH Trung Hoa đã kết thúc và đã đến lúc thế giới tập trung trở lại vào thương chiến. Cuộc xung đột này đang đi đến hồi kết, và đây có thể là cơ hội cuối để hai nước ngồi lại với nhau tìm cách giải quyết những xung đột có khả năng nhấn chìm cả hai nước.

Nếu thất bại, đây có thể là ‘tảng đá’ lớn nhất mà nền kinh tế thế giới gặp phải kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm trước. Có một rủi ro thực sự là nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái và kinh tế toàn cầu sẽ trải qua một đợt tách rời trên diện rộng thay vì toàn cầu hóa.

16.png

Cho đến nay, cuộc chiến thương mại này đã trải qua 4 giai đoạn gồm:
  • Giai đoạn 1 – từ tháng 3/2018: Tổng thống Trump tuyên bố đợt áp thuế đầu tiên lên hàng Trung Quốc.
  • Giai đoạn 2 – tháng 12/2018: Hai bên tuyên bố họ có thể đạt thỏa thuận trong 90 ngày, tuy nhiên thỏa thuận ‘ngừng bắn’ đã đổ vỡ vào tháng 5/2019 sau khi cả hai cáo buộc lẫn nhau về việc thay đổi thỏa thuận vào phút chót.
  • Giai đoạn 3 – bắt đầu vào mùa hè năm nay: Mỹ áp thêm một vòng thuế mới, Trung Quốc cũng đưa ra các biện pháp trả đũa.
  • Giai đoạn 4 – hiện tại: Cơ hội ngăn chặn hai vòng thuế mới và đạt được thỏa thuận, ít nhất là thỏa thuận từng phần.
Với những diễn biến này, tại sao mọi người nên mong đợi vòng đàm phán tiếp theo sẽ thành công?

Cả hai đều đang ‘lăm le’ tay súng…


Chúng ta cùng phân tích kỹ vị thế của từng bên:

Đầu tiên, cả hai nền kinh tế Mỹ, Trung đều đang gặp rắc rối. Tại Mỹ, những con số sản xuất và việc làm khu vực tư nhân gần đây đã cho thấy dấu hiệu xấu đi và nếu chúng tiếp tục, việc tái đắc cử nhiệm kỳ mới của ông Trump có thể bị đe dọa. Tương tự, nếu kinh tế Trung Quốc chậm lại đáng kể, quyền lực của ông Tập cũng bị suy yếu trước kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2021.

zz3.png

Mỗi bên đều nói rằng thương chiến đang làm tổn thương phía bên kia nhiều hơn. Nhưng bằng cách gây bất ổn thị trường, mất niềm tin kinh doanh và làm suy yếu sự tăng trưởng, nó đang đem lại hậu quả cho cả hai bên.

Cả hai cũng đều tuyên bố kinh tế quốc gia có khả năng phục hồi và vượt qua cuộc xung đột kéo dài, nhưng câu trả lời thì không chắc. Mỹ ít phụ thuộc vào thương mại hơn Trung Quốc; nhưng Trung Quốc lại có các công cụ tài chính, tiền tệ và tín dụng mạnh hơn.

Thực chất, mỗi bên đều đang ‘lăm le’ chĩa súng vào bên còn lại. Do đó, cả ông Trump và ông Tập đều muốn một thỏa thuận, đặc biệt là trước cuối năm nay để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực và cả các vòng thuế mới.

Một vài yếu tố khác


Gần đây Hạ viện Mỹ đã tiến hành quá trình luận tội Tổng thống Trump, sự việc này có thể làm phức tạp thêm vấn đề thương chiến vì nó có thể khiến ông Trump có động lực để đưa ra những chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc. Tuy nhiên, tác giả tin rằng ông Trump khó có thể chấp nhận rủi ro suy thoái kinh tế vào năm 2020, có nghĩa là khả năng có được một thỏa thuận vẫn cao hơn. Và để làm được điều này, cả hai bên cần phải có thái độ mang tính xây dựng, đặc biệt phía Trung Quốc cần phải đưa ra nhiều đề nghị hấp dẫn hơn so với việc chỉ mua thêm một ít sản phẩm nông sản của Mỹ.

Ngược lại, nếu không làm được gì nhiều trong hai tháng tiếp theo, toàn bộ quá trình có thể sụp đổ, các vòng thuế mới sẽ được áp, và nguy cơ suy thoái trong năm tới tại mỹ, Châu Âu và Úc sẽ rất cao trong khi Trung QUốc có thể nỗ lực kích thích tiền tệ nhiều hơn.

Theo Kevin Rudd/ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Bạn nói rõ hơn được không ? Chúng tôi cảm kích điều đó
Để nói rõ thì thật sự rất dài và có khi nói hết cũng chưa chắc người nghe có thể hiểu hết, thật sự là vậy.
Dân trade tin chuyên nghiệp, họ xem tin tức về Chính trị, quân sự, kinh tế,... Chứ không chỉ xem mỗi 1 khía cạnh kinh tế thôi. Vì cho dù phủ nhận hay không phủ nhận đi chăng nữa, chính trị vẫn đi liền với khúc ruột. Nếu ai đó nói rằng Mỹ - Trung ngồi vào bàn đàm phán chỉ để nói chuyện kinh tế thì đúng thật.... ngây thơ.
Chắc các bạn đã từng nghe qua cụm từ như : Đàm phán thương mại, đàm phán quân sự (thời chiến thì nghe nhiều chứ bây giờ ít rồi). Riêng cụm từ "Đàm phán chính trị" chắc ae rất ít đc nghe, nếu không nói là có nhiều ae chưa từng được nghe. Đúng, vì nó là 1 dạng đàm phán không bao giờ được công bố nên không nghe là đúng rồi. Lấy ví dụ ở VN luôn cho nó gần, tự dưng Mỹ đồng ý kí kết hiệp định thương mại với VN cái có hơn chục người tù chính trị (bất đồng quan điểm chính trị nên bị cầm tù) được thả và trục xuất khỏi VN (qua Mỹ hoặc các nước khác). Nói đến đây chắc là ae đã hiểu vì sao Mỹ lại đưa vấn đề HongKong và Tân Cương vào để bàn với TQ.
Chính quyền Trump - hay nói đúng hơn là giới tinh anh của Hoa Kỳ đã mất kiên nhẫn với Trung Quốc (TQ). Chính sách xoay trục của Mỹ không gì ngoài việc dìm TQ xuống (về mọi lĩnh vực: kinh tế, quốc phòng, ....) và tiêu diệt cnxh. Đặc biệt Trump là khứa vô cùng ghét cnxh-cncs, có thể vì chính lí do này nên Trump từng phát ngôn "Tôi là người được chọn để làm việc này"
Về Kinh tế chắc tôi không cần nói nhiều, ae xem tin là hiểu
Về Quân sự, Mỹ ra sức lôi kéo đồng minh bao vây TQ. Phía Đông - bắc Mỹ có 2 đồng minh thân cận là Nhật và hàn. Phía Tây, Mỹ ra sức lôi kéo Ấn Độ để ngăn chặn sự bành trướng của TQ, và còn sách động khu tự trị Tân Cương (người Duy Ngô Nhĩ rất ghét cs TQ vì suốt mấy chục năm nay đã đàn áp, giết hại dân tộc họ). Phía Nam Mỹ đang ra sức lôi kéo VN, VN vô tình trở thành lá bài chủ chốt trong chính sách xoay trục của Mỹ vì án ngữ đường lưỡi bò của TQ. Bởi vì Phía bắc TQ giáp Nga và Mông Cổ(đất nước toàn hoang mạc nên TQ ko thèm đâu), ko thể đụng đến Nga được. Phía Đông giáp Nhật và Hàn (đồng minh thân cận của Mỹ) ngoại trừ Triều Tiên là sân sau của TQ thôi (nhưng Mỹ cũng đang ra sức lôi kéo bằng các thoả thuận thương mại béo bỡ nếu từ bỏ vũ khí hạt nhân và rời xa TQ). Phía Tây giáp Ấn Độ, mặc dù ko phải đồng minh của Mỹ nhưng bao năm nay luôn có hiềm khích về đường biên giới với TQ, tiềm lực quân sự của Ấn cũng khiến TQ không thể vương mình ra hướng này đc. Chỉ còn duy nhất hướng Nam - Biển Đông, nơi giao thương hàng hoá sầm uất và là nơi được cho là chứa trữ lượng dầu mỏ rất nhiều chỉ xếp sau vùng Trung Đông. Nên kiểu gì thì kiểu TQ quyết ko nhã biển Đông ra được vì TQ biết Iran (nguồn cung dầu mỏ cho TQ) đang bị Mỹ và đồng minh vây rất chặt (vì dám cung cấp dầu cho TQ).
Chuyến đi đến Mỹ trong tháng 10 này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vô tình trở thành tâm điểm chính trị, quân sự, kinh tế khiến cả Thế Giới phải dõi theo. VN ngã về bên nào thì bên đó sẽ có cửa thắng nhiều hơn.
Chuyến đi này chưa diễn ra, thì đàm phán thương mại Mỹ - Trung cũng chỉ là trò mua vui của Trump thôi. Một vài deal nhỏ (rất hạn chế) có thể sẽ được chính quyền Trump kí kết, đơn giản là kí để cho đợt nhập hàng hoá đón Noel + Tết cuối năm thôi. Sau khi đợt nhập hàng này xong thì tôi nghĩ Mỹ lại tiếp tục đập TQ về mọi mặt
Nói vui như thế này cho dễ hiểu. 2 thằng đập nhau tơi bời, tự nhiên thằng sắp thắng không đập nữa mà cho thằng kia được hoà để nghĩ giải lao hồi sức ??? =)))))) (chỉ là nói vui thôi)
Còn nhiều và dài lắm nhưng tôi xin tạm dừng tại đây. Vì chắc không ai đọc hết đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Để nói rõ thì thật sự rất dài và có khi nói hết cũng chưa chắc người nghe có thể hiểu hết, thật sự là vậy.
Dân trade tin chuyên nghiệp, họ xem tin tức về Chính trị, quân sự, kinh tế,... Chứ không chỉ xem mỗi 1 khía cạnh kinh tế thôi. Vì cho dù phủ nhận hay không phủ nhận đi chăng nữa, chính trị vẫn đi liền với khúc ruột. Nếu ai đó nói rằng Mỹ - Trung ngồi vào bàn đàm phán chỉ để nói chuyện kinh tế thì đúng thật.... ngây thơ.
Chắc các bạn đã từng nghe qua cụm từ như : Đàm phán thương mại, đàm phán quân sự (thời chiến thì nghe nhiều chứ bây giờ ít rồi). Riêng cụm từ "Đàm phán chính trị" chắc ae rất ít đc nghe, nếu không nói là có nhiều ae chưa từng được nghe. Đúng, vì nó là 1 dạng đàm phán không bao giờ được công bố nên không nghe là đúng rồi. Lấy ví dụ ở VN luôn cho nó gần, tự dưng Mỹ đồng ý kí kết hiệp định thương mại với VN cái có hơn chục người tù chính trị (bất đồng quan điểm chính trị nên bị cầm tù) được thả và trục xuất khỏi VN (qua Mỹ hoặc các nước khác). Nói đến đây chắc là ae đã hiểu vì sao Mỹ lại đưa vấn đề HongKong và Tân Cương vào để bàn với TQ.
Chính quyền Trump - hay nói đúng hơn là giới tinh anh của Hoa Kỳ đã mất kiên nhẫn với Trung Quốc (TQ). Chính sách xoay trục của Mỹ không gì ngoài việc dìm TQ xuống (về mọi lĩnh vực: kinh tế, quốc phòng, ....) và tiêu diệt cnxh. Đặc biệt Trump là khứa vô cùng ghét cnxh-cncs, có thể vì chính lí do này nên Trump từng phát ngôn "Tôi là người được chọn để làm việc này"
Về Kinh tế chắc tôi không cần nói nhiều, ae xem tin là hiểu
Về Quân sự, Mỹ ra sức lôi kéo đồng minh bao vây TQ. Phía Đông - bắc Mỹ có 2 đồng minh thân cận là Nhật và hàn. Phía Tây, Mỹ ra sức lôi kéo Ấn Độ để ngăn chặn sự bành trướng của TQ, và còn sách động khu tự trị Tân Cương (người Duy Ngô Nhĩ rất ghét cs TQ vì suốt mấy chục năm nay đã đàn áp, giết hại dân tộc họ). Phía Nam Mỹ đang ra sức lôi kéo VN, VN vô tình trở thành lá bài chủ chốt trong chính sách xoay trục của Mỹ vì án ngữ đường lưỡi bò của TQ. Bởi vì Phía bắc TQ giáp Nga và Mông Cổ(đất nước toàn hoang mạc nên TQ ko thèm đâu), ko thể đụng đến Nga được. Phía Đông giáp Nhật và Hàn (đồng minh thân cận của Mỹ) ngoại trừ Triều Tiên là sân sau của TQ thôi (nhưng Mỹ cũng đang ra sức lôi kéo bằng các thoả thuận thương mại béo bỡ nếu từ bỏ vũ khí hạt nhân và rời xa TQ). Phía Tây giáp Ấn Độ, mặc dù ko phải đồng minh của Mỹ nhưng bao năm nay luôn có hiềm khích về đường biên giới với TQ, tiềm lực quân sự của Ấn cũng khiến TQ không thể vương mình ra hướng này đc. Chỉ còn duy nhất hướng Nam - Biển Đông, nơi giao thương hàng hoá sầm uất và là nơi được cho là chứa trữ lượng dầu mỏ rất nhiều chỉ xếp sau vùng Trung Đông. Nên kiểu gì thì kiểu TQ quyết ko nhã biển Đông ra được vì TQ biết Iran (nguồn cung dầu mỏ cho TQ) đang bị Mỹ và đồng minh vây rất chặt (vì dám cung cấp dầu cho TQ).
Chuyến đi đến Mỹ trong tháng 10 này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vô tình trở thành tâm điểm chính trị, quân sự, kinh tế khiến cả Thế Giới phải dõi theo. VN ngã về bên nào thì bên đó sẽ có cửa thắng nhiều hơn.
Chuyến đi này chưa diễn ra, thì đàm phán thương mại Mỹ - Trung cũng chỉ là trò mua vui của Trump thôi. Một vài deal nhỏ (rất hạn chế) có thể sẽ được chính quyền Trump kí kết, đơn giản là kí để cho đợt nhập hàng hoá đón Noel + Tết cuối năm thôi. Sau khi đợt nhập hàng này xong thì tôi nghĩ Mỹ lại tiếp tục đập TQ về mọi mặt
Nói vui như thế này cho dễ hiểu. 2 thằng đập nhau tơi bời, tự nhiên thằng sắp thắng không đập nữa mà cho thằng kia được hoà để nghĩ giải lao hồi sức ??? =)))))) (chỉ là nói vui thôi)
Còn nhiều và dài lắm nhưng tôi xin tạm dừng tại đây. Vì chắc không ai đọc hết đâu.
Em phải đăng nhập gấp để like 1tr like vì bài viết của bác qua sâu xa, vượt ra tầm nghỉ của anh em
 
Để nói rõ thì thật sự rất dài và có khi nói hết cũng chưa chắc người nghe có thể hiểu hết, thật sự là vậy.
Dân trade tin chuyên nghiệp, họ xem tin tức về Chính trị, quân sự, kinh tế,... Chứ không chỉ xem mỗi 1 khía cạnh kinh tế thôi. Vì cho dù phủ nhận hay không phủ nhận đi chăng nữa, chính trị vẫn đi liền với khúc ruột. Nếu ai đó nói rằng Mỹ - Trung ngồi vào bàn đàm phán chỉ để nói chuyện kinh tế thì đúng thật.... ngây thơ.
Chắc các bạn đã từng nghe qua cụm từ như : Đàm phán thương mại, đàm phán quân sự (thời chiến thì nghe nhiều chứ bây giờ ít rồi). Riêng cụm từ "Đàm phán chính trị" chắc ae rất ít đc nghe, nếu không nói là có nhiều ae chưa từng được nghe. Đúng, vì nó là 1 dạng đàm phán không bao giờ được công bố nên không nghe là đúng rồi. Lấy ví dụ ở VN luôn cho nó gần, tự dưng Mỹ đồng ý kí kết hiệp định thương mại với VN cái có hơn chục người tù chính trị (bất đồng quan điểm chính trị nên bị cầm tù) được thả và trục xuất khỏi VN (qua Mỹ hoặc các nước khác). Nói đến đây chắc là ae đã hiểu vì sao Mỹ lại đưa vấn đề HongKong và Tân Cương vào để bàn với TQ.
Chính quyền Trump - hay nói đúng hơn là giới tinh anh của Hoa Kỳ đã mất kiên nhẫn với Trung Quốc (TQ). Chính sách xoay trục của Mỹ không gì ngoài việc dìm TQ xuống (về mọi lĩnh vực: kinh tế, quốc phòng, ....) và tiêu diệt cnxh. Đặc biệt Trump là khứa vô cùng ghét cnxh-cncs, có thể vì chính lí do này nên Trump từng phát ngôn "Tôi là người được chọn để làm việc này"
Về Kinh tế chắc tôi không cần nói nhiều, ae xem tin là hiểu
Về Quân sự, Mỹ ra sức lôi kéo đồng minh bao vây TQ. Phía Đông - bắc Mỹ có 2 đồng minh thân cận là Nhật và hàn. Phía Tây, Mỹ ra sức lôi kéo Ấn Độ để ngăn chặn sự bành trướng của TQ, và còn sách động khu tự trị Tân Cương (người Duy Ngô Nhĩ rất ghét cs TQ vì suốt mấy chục năm nay đã đàn áp, giết hại dân tộc họ). Phía Nam Mỹ đang ra sức lôi kéo VN, VN vô tình trở thành lá bài chủ chốt trong chính sách xoay trục của Mỹ vì án ngữ đường lưỡi bò của TQ. Bởi vì Phía bắc TQ giáp Nga và Mông Cổ(đất nước toàn hoang mạc nên TQ ko thèm đâu), ko thể đụng đến Nga được. Phía Đông giáp Nhật và Hàn (đồng minh thân cận của Mỹ) ngoại trừ Triều Tiên là sân sau của TQ thôi (nhưng Mỹ cũng đang ra sức lôi kéo bằng các thoả thuận thương mại béo bỡ nếu từ bỏ vũ khí hạt nhân và rời xa TQ). Phía Tây giáp Ấn Độ, mặc dù ko phải đồng minh của Mỹ nhưng bao năm nay luôn có hiềm khích về đường biên giới với TQ, tiềm lực quân sự của Ấn cũng khiến TQ không thể vương mình ra hướng này đc. Chỉ còn duy nhất hướng Nam - Biển Đông, nơi giao thương hàng hoá sầm uất và là nơi được cho là chứa trữ lượng dầu mỏ rất nhiều chỉ xếp sau vùng Trung Đông. Nên kiểu gì thì kiểu TQ quyết ko nhã biển Đông ra được vì TQ biết Iran (nguồn cung dầu mỏ cho TQ) đang bị Mỹ và đồng minh vây rất chặt (vì dám cung cấp dầu cho TQ).
Chuyến đi đến Mỹ trong tháng 10 này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vô tình trở thành tâm điểm chính trị, quân sự, kinh tế khiến cả Thế Giới phải dõi theo. VN ngã về bên nào thì bên đó sẽ có cửa thắng nhiều hơn.
Chuyến đi này chưa diễn ra, thì đàm phán thương mại Mỹ - Trung cũng chỉ là trò mua vui của Trump thôi. Một vài deal nhỏ (rất hạn chế) có thể sẽ được chính quyền Trump kí kết, đơn giản là kí để cho đợt nhập hàng hoá đón Noel + Tết cuối năm thôi. Sau khi đợt nhập hàng này xong thì tôi nghĩ Mỹ lại tiếp tục đập TQ về mọi mặt
Nói vui như thế này cho dễ hiểu. 2 thằng đập nhau tơi bời, tự nhiên thằng sắp thắng không đập nữa mà cho thằng kia được hoà để nghĩ giải lao hồi sức ??? =)))))) (chỉ là nói vui thôi)
Còn nhiều và dài lắm nhưng tôi xin tạm dừng tại đây. Vì chắc không ai đọc hết đâu.
Waaa quên chú mới 28t à, khâm phục về độ hiểu biết
Em phải đăng nhập gấp để like 1tr like vì bài viết của bác qua sâu xa, vượt ra tầm nghỉ của anh em
 
Waaa quên chú mới 28t à, khâm phục về độ hiểu biết
Hi vọng có thể mang lại cái nhìn đa chiều hơn cho ae. Còn dài và rất dài nữa. Dính đến chính trị thì không thể nào ngắn được và cũng không tiện bàn luận.
Tôi chưa thấy hàng loạt công ty rời Mỹ nhưng tôi đã thấy hàng loạt công ty rời bỏ TQ ;) (nhà nồi như Lenovo còn phải chạy khỏi chuồn nữa mà)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,503 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,591 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 371 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên