PTKT - NÂNG BƯỚC TƯƠNG LAI

PTKT - NÂNG BƯỚC TƯƠNG LAI

PTKT - NÂNG BƯỚC TƯƠNG LAI

haibgfx

Active Member
108
142
Bài 1. TÍN HIỆU GIAO DỊCH VÀ YẾU TỐ RISK / REWARD
Xin chào các bạn, như chúng ta đều biết Thị trường FX là thị trường tài chính toàn cầu, phi tập trung, và giao dịch tự do. Thị trường với quy mô và có sức cuốn hút rất cực kỳ lớn đối với chúng ta các nhà giao dịch.
Capture5.PNG

Thông tin về thị trường cũng như các phương pháp giao dịch thì các bạn cũng rất rễ ràng tìm kiếm trên mạng, lượng thông tin này gia tăng tỉ lệ thuận với sự bùng nổ cũng như quy mô, đồng thời với sức cuốn hút mãnh liệt của thị trường. Với mong muốn giúp các trader có một cái nhìn tổng quát và sẽ định hướng cho mình trên con đường trở thành nhà giao dịch Tôi xin phép được tạo ra Thread này nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế giữa các trader theo phong cách phân tích kỹ thuật.
Tôi sẽ bắt đầu Thread với một số nội dung cơ bản cần phải hiểu, và là yêu cầu đối với một chiến lược giao dịch theo phương pháp PTKT. Những nội dung này được trích dẫn trong ấn phẩm "Millionaire forex trader's secrect report" của nhà đầu tư Greg sẹcker.

1. Thứ nhất, chúng ta nói về một "tín hiệu" để vào lệnh:
Thế nào là một "tín hiệu" đối với các nhà đầu tư phân tích kỹ thuật. Đó là một tín hiệu mua hoặc bán theo các mẫu hình nến Nhật bản, theo các chỉ báo kỹ thuật cơ bản. Tín hiệu vào lệnh đó phải là một tín hiệu mạnh tức là một tín hiệu để có một xác suất lệnh thắng là cao, một tín hiệu mạnh là tín hiệu như thế nào? Có phải nó phải xuất hiện đồng thời trên nhiều indicator.
Đúng để một “tín hiệu” giao dịch hay một chiến lược giao dịch thực sự hiệu quả hay nói cách khác nó tạo ra lợi nhuận thì chúng ta phải cần có đa số các nhà giao dịch đồng thời phải có cùng quan điểm về “tín hiệu” giao dịch. Do vậy tín hiệu đó phải rõ ràng và rễ nhận thấy trên biểu đồ giá đối với các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Một ví dụ đó là tín hiệu xuất hiện trên một ngưỡng cản mạnh.
Capture.PNG

Các ngưỡng cản như trên biểu đồ rất rễ dàng nhận thấy mà không phải cần đến nhiều indicator để hỗ trợ.

2. Tỉ lệ Risk / Reward:
Tỉ lệ Risk / Reward này là một bộ phận rất quan trọng trong các chiến lược giao dịch.
Có rất nhiều chiến lược giao dịch, tuy nhiên thì chúng được phân thành hai nhóm phương pháp đó là:
- Chiến lược có tỉ lệ R/R nhỏ: Giả sử tỉ lệ R/R là 2:1, Để có được lợi nhuận thì yêu cầu chiến lược này phải có tỉ lệ các lệnh thắng cao trên 80%, thậm chí trên 90%.
- Chiến lược giao dịch có tỉ lệ R/R lớn: Giả sử tỉ lệ R/R là 1:2 hay thậm chí 1:3, thì để có được lợi nhuận yêu cầu tỉ lệ thắng các giao dịch sẽ là 50% hay 40%.
Xét về tâm lý giao dịch của trader, theo loại phương pháp thứ nhất sẽ tạo cho bạn một cảm giác rất tuyệt vời. Lý do tại sao? Do phương pháp này có một tỉ lệ chiến thắng của lệnh cao nên các bạn sẽ thường xuyên trong trang thái chiến thắng ngắn hạn. Để rồi khi thua lỗ, ngay lập tức bạn sẽ rơi vào trạng thái hoang mang mà dẫn tới hệ quả rất tồi tệ.
Đối với loại phương pháp thứ hai, phần lớn trader sử dụng, đòi hỏi các bạn có một bản lĩnh giao dịch và yêu cầu những phân tích logic trước khi vào lệnh.
Tôi sẽ phân tích các yếu tố được coi là nội tại để đạt được tỉ lệ R/R cao khi bạn thực hiện một giao dịch:
Điểm đặt SL tuân thủ yêu cầu logic của tín hiệu.
Điểm đặt TP được xác định phải đạt được các yếu tố:
- Đạt tỉ lệ R/R cao.
- Điểm đặt TP phải thực tế hay là có khả năng cao nhất để đạt được.
Capture1.PNG

- Để giảm được khoảng cách số pips của điểm TP thì mẫu hình tín hiệu giao dịch cần có điểm SL logic và có khoảng cách đủ nhỏ. Tín hiệu giao dịch sẽ được xác định theo các pha biến động của thị trường mà ở đó giá sẽ thay đổi trong biên độ nhỏ, đồng thời đảm bảo được sức mạnh của điểm đặt SL.
Capture2.PNG


Trên đây là một số nội dung hết sức cơ bản, với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm, hy vọng các trader lão luyện bớt thời gian quý báu của mình để tạo ra một Thread với nội dung tốt nhất có thể nhằm mục đích cùng nhau nâng bước trên con đường chinh phục thị trường Tài chính rộng lớn FX. Xin cảm ơn các bạn!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài 2. VÒNG XOÁY CỦA TÂM LÝ TRADER
Trong đầu tư FX chiến lược giao dịch, chiến lược quản lý vốn, và điều chỉnh tâm lý giao dịch là ba yếu tố cấu thành một nhà đầu tư. Trong các yếu tố trên thì điều chỉnh tâm lý giữ vai trò quan trọng bậc nhất đối với sự thành công hay thất bại của một nhà đầu tư FX.
Tại sao yếu tố điều chỉnh hành vi lại giữ vai trò quan trọng bậc nhất? Chúng ta hãy đi vào phân tích chi tiết các lý do để thấy được vị trí của yếu tố điều chỉnh tâm lý giao dịch.

1. Cấu trúc của ba yếu tố:
Chiến lược giao dịch: Đối với nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật, chiến lược giao dịch được xây dựng trên các yếu tố:
- Các mẫu hình nến Nhật phổ biến.
- Các indicator: các indicators truyền thống và các EA được xây dựng trên sự tổng hợp theo một cách thức nào đó các indicators hay cũng có thể là một kết quả thành công của việc xây dựng một indicator hoàn toàn mới theo các công thức toán học.
- Một tỉ lệ Risk/Reward xác định khi vào lệnh.
- Chiến lược quản lý vốn.
Các tín hiệu và lệnh sẽ bất biến nếu chiến lược chỉ sử dụng một công cụ mẫu hình nến, một indicator, hoặc một EA. Để nâng cao chất lượng của chiến lược, các chiến lược được xây dựng trên sự kết hợp của nhiều mẫu hình và các indicators.
Bộ công cụ sẽ cho trader các tín hiệu giao dịch một cách tự động dựa trên các phép tính toán và dựa vào các mẫu hình nến trên biểu đồ.
Chiến lược quản lý vốn: Phương pháp hay cách thức quản lý vốn trong khi giao dịch FX có thể được khái quát như sau: với số vốn ban đầu trong tài khoản của mình trader sẽ áp dụng một cách thức để tính toán khối lượng cho từng giao dịch:
- Khối lượng của các giao dịch được thực hiện không đổi.
- Hoặc là khối lượng của các giao dịch được tính dựa trên một tỉ lệ nhất định trong toàn bộ số vốn của tài khoản.
- Trường hợp ngoại lệ là các trader thực hiện lệnh với khối lượng một cách cảm tính không theo một tỉ lệ nào.
Điều chỉnh tâm lý giao dịch: Mỗi một cá thể chúng ta có một tính cách, tâm lý riêng biệt và không ai giống ai hoàn toàn và suy nghĩ của chúng ta thay đổi theo từng giây. Một chân lý đó là suy nghĩ sẽ quyết định hành động. Yếu tố tâm lý của một trader được thể hiện trên các góc độ:
- Tâm lý trước khi vào lệnh: phân tích các thông tin, quyết định đâu là các tín hiệu để vào lệnh theo chiến lược.
- Tâm lý sau khi vào lệnh: thể hiện ở việc duy trì hay đóng lệnh khi có lời, khi lệnh bị lỗ. Tâm lý từ sự tác động của các thông tin đến việc giữ lệnh.
- Tâm lý sau khi kết thúc lệnh: tâm lý của trader sau một lệnh thắng, sau một chuỗi lệnh thắng hay sau một lệnh thua và một chuỗi lệnh thua.

2.Vòng xoay luẩn quẩn của tâm lý:
a. Tâm lý trước khi giao dịch:
Tâm lý của trader trước khi vào lệnh phụ thộc vào các phân tích theo chiến lược giao dịch, theo dư âm của các giao dịch đã thực hiện. Đặc biệt, khi tâm lý bị tác động bởi dư âm của các giao dịch trước rất nguy hiểm.
b. Tâm lý khi giao dịch đang mở:
Khi một lệnh được mở, một trader có thể sẽ mắc phải các trạng thái tâm lý như là:
Tình trạng kiểm tra quá nhiều lần trạng thái của lệnh (sử dụng ATR như để hạn chế trạng thái tâm lý này).
Tình trạng hy vọng lệnh sẽ kết thúc với chiến thắng ngay lập tức (sử dụng ATR để hạn chế trạng thái tâm lý này).
Tiếc nuối khi giá chạy tạo ra lợi nhuận rồi đảo chiều, hay là lo sợ mà thay đổi vị trí SL ban đầu khi giá chạy không theo ý muốn. Khi đó trader đang gồng mình để chống lại thị trường.
c. Tâm lý sau khi giao dịch kết thúc:
Giả sử ta xét trường hợp trader chiến thắng một giao dịch rồi một chuỗi 5 giao dịch thành công, và mỗi giao dịch thành công đó trader sẽ kiếm được 10 pips với tỉ lệ R/R là 1/1, như vậy sau chuỗi 5 giao dịch thì trader sẽ có được khoản lợi nhuận là 50 pips. Lúc này trader sẽ đánh mất tinh thần khách quan, xem nhẹ chiến lược, phân tích đánh giá thị trường hời hợt. Trader có cảm giác như thị trường FX quá rễ ràng để đầu tư, trader sẽ đạt được mục tiêu giao dịch chỉ sau một thời gian ngắn trong tương lai. Kết quả là sau một chuỗi những giao dịch thắng, trader sẽ gia tăng khối lượng cho giao dịch lần thứ 6 kế tiếp là gấp 5 hay thậm chí 10 lần khối lượng các lần giao dịch trước hoặc là sẽ gồng lỗ trong lệnh thứ 6 trong trường hợp giá chạy không theo ý muốn. Tại sao lại như vậy? Bởi vì lúc này trader đang quen với cảm giác chiến thắng, sự ngạo mạn và lòng tham đang được đẩy lên cao. Họ sẽ không chấp nhận mình sai lầm lần này. Tuy nhiên, trong thị trường FX không có điều gì là chắc chắn do đó trong lần giao dịch thứ 6 này trader sẽ thua lỗ, thậm chí là trader đã ra sức gồng lỗ. Điều gì đang xảy ra? Tại sao mình lại sai trong khi các lần trước mình đều thắng? Lợi nhuận trong suốt thời gian giao dịch trước đều biến mất? Ngay lúc này, trader sẽ không chịu đựng được mất mát và họ cho rằng có thể lần này chỉ là một sai sót nhỏ trong khi ta đã có một chuỗi chiến thắng. Họ sẽ lao vào tìm kiếm giao dịch mới với một tâm lý hoang mang còn cao hơn cả khi họ thực hiện giao dịch thứ 6. Đương nhiên họ sẽ gia tăng khối lượng giao dịch để thu lại những gì đã mất trong tài khoản và cả khoản lợi nhuận trước kia, đồng thời thì tín hiệu để vào lệnh được xem xét một cách qua loa. Điều đó đương nhiên sẽ dẫn tới giao dịch lần này có một tỉ lệ thua lỗ là rất cao. Điều gì đến cũng sẽ đến, giao dịch tiếp tục thua lỗ xảy ra, lúc này khi đã không còn gì để mất trader sẽ tìm kiếm lấy các lý do để đổ lỗi sự thất bại cho chúng thay vì chấp nhận là do chính bản thân do không điều chỉnh được tâm lý. Một lần nữa, vòng xoáy luẩn quẩn dẫn dắt trader từ bỏ chiến lược đang áp dụng này để tìm kiếm một chiến lược khác, một bộ công cụ mới.
Một dẫn chứng khác là đối với các trader giao dịch theo phương pháp giao dịch mà tỉ lệ Risk/Reward là lớn, hoặc là phương pháp giao dịch vào lệnh gồm nhiều đợt với khối lượng tăng dần, và đương nhiên đi kèm với phương pháp này thì trader cũng sẽ có được các lệnh thắng liên tiếp vì sao? Bởi vì ở đây khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm TP rất nhỏ, nhỏ hơn rất nhiều lần so với khoảng cách đến điểm SL. Trong trường hợp này trader sẽ gom nhặt từng khoản lợi nhuận nhỏ bé như là 5pips, 10pips hay 12pips trên từng lệnh của một chuỗi lệnh thắng. Để rồi khi một lệnh thua xảy ra với lượng thua lỗ có thể là 50 pips hay thậm chí là 100 pips do tỉ lệ Risk rất lớn hay là với một khối lượng tổng hợp của các lệnh vào từng đợt cũng rất lớn đi kèm với tâm lý gồng lỗ mà tôi đã nhắc đến ở trên. Vì sao? Bởi vì thị trường FX không có cái gì là chắc chắn, bạn chỉ có thể tạo ra được lợi nhuận nếu tổng số lợi nhuận của các lệnh thắng sau một chuỗi lệnh mà bạn thực hiện lớn hơn lượng thua lỗ của các lệnh thua trong chuỗi lệnh đó. Như vậy, trạng thái hoang mang lại được lặp lại đối với trader để rồi hệ lụy tương tự như trong trường hợp trên tiếp tục xảy ra.
Đó là kết quả của sự thiếu bản lĩnh, sự thiếu hiểu biết về thị trường của trader. Trong bất kỳ một lĩnh vực nào đi chăng nữa chúng ta phải trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về chúng trước tiên rồi mới bắt tay tham gia vào và lĩnh vực và thực hiện kế hoạch của mình.
Với nội dung của bài này, tôi rất mong muốn được chia sẻ với các bạn một khía cạnh cụ thể rất quan trọng để các bạn có thể dựa vào đó tự xem xét trường hợp của mình, đúc rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trên con đường trader của mình. Một lần nữa, hy vọng các trader lão luyện cùng chia sẻ kinh nghiệm của mình. Xin chân thành cảm ơn/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Góp ý tý : Bài của bạn khá hay, nhưng trình bày chưa đẹp lắm. Các chủ đề riêng bạn nên tách ra thành các bài riêng, sẽ có nhiều anh em vào góp ý hơn. Nếu được thì BQT TraderViet sẽ đưa bài bạn ra trang chủ. Thân
 
Trước hết Tôi xin chân thành cảm ơn những góp ý của Admin và bản thân sẽ cố gắng hơn nữa.
Tôi cũng không biết nên xưng hô sao cho phải với Admin, xin phép được xưng theo tên và mong muốn được tâm sự với Admin đôi điều. Hải đến với thị trường FX từ năm 2014 do sự tình cờ được giới thiệu từ một người bạn trong một chuyến công tác nên mới biết đến thị trường này, Hải làm việc bên kỹ thuật và ban đầu thì có tìm hiểu thị trường chứng khoán nhưng sau khi biết thị trường FX với rất nhiều ưu điểm nên bị cuốn hút. Trong khoảng thời gian gần được 3 năm, những thăng trầm của bản thân với thị trường FX cũng không phải là ít, mà chủ yếu là nếm trải thất bại. Ban đầu Hải tìm hiểu từ các trang mạng, đọc cũng kha khá các ấn phẩm và theo học khóa đầu tư của một trader người Việt cũng có tuy nhiên thì do phương pháp giao dịch của Anh ấy và quỹ thời gian của Hải không thích hợp nên Hải phải tiếp tục thay đổi. Bản thân đang sử dụng EA tự xây dựng, mà như các cụ đã nói "có thực mới vực được đạo" vậy nên Hải mới tham gia diễn đàn "để có thể chia sẻ những đúc kết" của trader mà Hải đã sưu tầm. Sao Hải lại nói vậy, như Admin đã biết thị trường FX là thị trường cực kỳ lôi cuốn và như các trader nói rằng số lượng người thua cuộc là trên 80%. Đây là lần đầu tiên Hải tham ra viết bài trên diễn đàn nên hai bài viết trên có nội dung chưa được trùng khớp, nguyên nhân chỉ là do Hải muốn tạo điểm nhấn để có nhiều bạn tham gia trao đổi và cũng do Hải chưa biết bắt đầu như thế nào bởi thông tin về FX là rất nhiều và cũng chưa quen với hình thức soạn văn bản trên traderviet.org, nói thêm về bài viết thứ hai này thì nội dung là những tâm đắc trên ấn phẩm "Play safe" của Jimmy wong và theo bài phỏng vấn của tác giả trên VTC14. Hải rất muốn tạo được một Thread với nội dung cơ bản nhất có thể về PTKT, được bố trí như cách thức thể hiện như ở trang "learntotraderthemarket.com".
Thực sự Hải rất vui khi nhận được góp ý của Admin. Xin cảm ơn!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài 3: SỰ KẾT HỢP MẪU HÌNH KỸ THUẬT VÀ MẪU HÌNH NẾN
Chào các bạn, trong bài viết thứ ba này tôi sẽ giới thiệu với các bạn sự phối hợp giữa mẫu hình kỹ thuật truyền thống với các mẫu hình nến cơ bản và phân tích các đặc điểm của chúng trên các khía cạnh đã nêu trong bài viết thứ nhất ở trên.
Trước tiên, chúng ta sẽ làm rõ tính chất biến động của thị trường xảy có xu thế theo các chu kỳ. Từ đó làm cơ sở cho phân tích đặc điểm mang lại sức mạnh cho mẫu hình nến mà trader có thể sử dụng trong các chiến lược giao dịch của mình.

1. Đặc điểm của thị trường:
Các biến động của thị trường xảy ra có xu thế theo chu kỳ với hai giai đoạn đó là giai đoạn tích lũy và giai đoạn bùng nổ giá. Giai đoạn tích lũy sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định để rồi bắt đầu cho giai đoạn bùng nổ giá. Cứ như vậy, tích lũy đến bùng nổ rồi tiếp tục tích lũy kế tiếp, đến bùng nổ kế tiếp… Chu kỳ biến động giá sẽ được lặp đi lặp lại.
Mức độ của giai đoạn bùng nổ giá mạnh hay yếu, nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào khoảng thời gian của giai đoạn tích lũy giá. Điều này được thể hiện thông qua các mẫu hình truyền thống như là mẫu hình cờ, mẫu hình tam giác, mẫu hình chữ nhật.
Đặc điểm này của thị trường có thể được hiểu như sau: Khi một cặp ngoại tệ bắt đầu đi theo xu hướng, các nhà kinh doanh dành sự ưu tiên cho một ngoại tệ này so với một ngoại tệ kia trong cặp ngoại tệ. Sau khi xu hướng đã tiếp tục một thời gian, cặp ngoại tệ sẽ chạm đến điểm mà tại đó các nhà kinh doanh cảm thấy rằng nó đã được định giá chính xác. Đó là điểm mà giữa hai phe đánh lên và phe đánh xuống đạt được một thỏa thuận tạm thời rằng cặp ngoại tệ đã được định giá vừa phải.
Tại điểm này, xu hướng tạm dừng lại và cặp ngoại tệ đi vào giai đoạn củng cố, và biến động giá sẽ diễn ra trong một dải hẹp do không có lý do gì để xuyên phá theo bất cứ hướng nào.
Nhưng rồi thông tin mới bung ra, nó là chất xúc tác giúp giá bùng nổ phá vỡ dải dao động hẹp đã hình thành trong giai đoạn củng cố.
Thời gian dành cho tích lũy càng nhiều thì độ mạnh mẽ của sự bùng nổ giá tiếp theo càng mạnh. Lý giải cho điều này chúng ta sẽ quay lại thời điểm mà giá đang củng cố do dải biến động giá là hẹp nên các nhà kinh doanh có rất ít lý do để thoát lệnh giao dịch của mình. Tuy nhiên, khi giá bùng nổ theo bất cứ chiều nào, tăng hay giảm thì có một phần lớn các nhà kinh doanh bị rơi vào trạng thái nhầm xu thế thị trường. Lúc này họ sẽ thoát lệnh, chính những hành động này đồng đã tiếp thêm năng lượng cho bùng nổ giá, giúp giá đẩy đi xa hơn.

2. Mẫu hình Tower top và tower bottom:
a. Cấu tạo:
Mẫu hình Tower top được hình thành sau một khoảng thời gian giá biến động gia tăng. Nến đầu tiên của mẫu hình là một nến tăng giá có kích thước lớn với thân nến chiếm đa số kích thước của nến. Các nến tiếp theo có xu hướng biến động không rõ ràng và có kích thước tương đối nhỏ so với nến đầu tiên. Để hoàn thành mẫu hình, nến kết thúc đi sau cùng là một nến giảm giá có kích thước tương đương với nến bắt đầu và có thân nến cũng chiếm đa số kích thước của nến.
b. Các đặc điểm của mẫu hình:
Do mẫu hình này hình thành sau một khoảng thời gian biến động tăng giá nên mẫu hình đã hàm chứa trong nó trạng thái quá mua đang xảy ra như thể hiện của các chỉ số như Stochastic, RSI.
Các nến con giữa hai nến bắt đầu và nến kết thúc để tạo thành mẫu hình hoàn chỉnh có số lượng từ hai nến trở nên, đồng thời thì với kích thước cũng như xu hướng biến động tăng giảm không xác định sẽ cho chúng ta một khoảng củng cố cảu giá, khi xem xét trên các biểu đồ thời gian ngắn hơn giai đoạn này giống như giai đoạn giao dịch trong một khoảng biến động giá.
Sau khi nến cuối cùng được hình thành, giá đóng của sẽ thấp hơn biên độ của các nến con. Do vậy khi giao dịch với mẫu hình này, ta sẽ có được sự kết hợp của phương pháp giao dịch Breakout level.
Đương nhiên ta có điểm đặt SL đối với mẫu hình này cũng sẽ là một ngưỡng rõ ràng, với một khoảng cách số pips nhỏ.
Xét về khả năng đạt được tỉ lệ Reward/Risk lớn đối với mẫu hình này cũng rất cao. Nguyên nhân là do mẫu hình được hình thành sau một chuỗi biến động tăng giá, sau đó giá sẽ biến động không xác định hướng hay là giá đi vào giai đoạn củng cố và kết thúc bằng một nến giảm giá mạnh bắt đầu cho giai đoạn bùng nổ giá.
Capture6.PNG

Đồng thời giai đoạn biến động không xác định hướng trong mẫu hình nến có một xác suất hình thành một trong các mẫu hình truyền thống như mẫu hình cờ, mẫu hình tam giác, mẫu hình chữ nhật là rất lớn.
Mẫu hình nến Tower top hàm chứa nội tại trong nó sự kết hợp của nhiều phương pháp giao dịch với các phân tích logic. Như trong nội dung của bài thứ nhất tôi đã trình bày, càng nhiều nhà đầu tư cùng có chung một quan điểm về một tín hiệu thì kết quả giao dịch thực hiện trên tín hiệu đó sẽ cho tỉ lệ thắng của lệnh càng lớn.
Đối lập với mẫu hình Tower top là mẫu hình Tower bottom, nên tôi sẽ không phân tích ở đây mà các bạn sẽ tự mình phân tích.
Tôi xin được mượn lại lời của Issac Newton rằng:”Nếu tôi nhìn thấy được xa hơn là bởi vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ” ở đây. Nếu bạn có ước muốn chinh phục được thị trường FX, hãy trang bị cho mình kiến thức về nó trước tiên. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian quý báu của mình để đọc bài viết này của tôi!​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài 4. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Chào các bạn, trong bài viết thứ tư này tôi sẽ trình bày cho các bạn cách thức lựa chọn cho mình một mục tiêu phù hợp cho chiến lược giao dịch trên khung thời gian D1. Một mục tiêu phù hợp sẽ làm nền tảng xây dựng một chiến lược giao dịch hiệu quả.

1.Xác định mục tiêu:
Một mục tiêu phù hợp với thực tiễn sẽ là điều kiện cho tính thực thi việc xây dựng chiến lược giao dịch. Ta sẽ xem xét góc độc lợi nhuận mà chiến lược tạo ra trong khoảng thời gian là một năm. Kỳ vọng đối với một chiến lược sẽ tùy thuộc vào từng nhà đầu tư nên lợi nhuận mong muốn cũng sẽ khác nhau.
Tôi muốn các bạn xuất phát từ kỳ vọng của mình để phân tích các yêu cầu của chiến lược trong quá trình xây dựng.
Kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ được chia ra làm hai trường hợp:
Trường hợp 1: Với những nhà đầu tư có số vốn ban đầu lớn thì họ sẽ có được thế mạnh của mình là sự tự tin, do đó kỳ vọng của họ sẽ được đặt ra một cách phù hợp ở các con số tỉ lệ 40%; 50%; hay 60% số vốn ban đầu sau khoảng thời gian một năm giao dịch.
Trường hợp 2: Với những nhà đầu tư chỉ có số vốn ban đầu hạn chế, chính hạn chế này sẽ là nguyên nhân cho những kỳ vọng rất cao như là 200%; 500% số vốn ban đầu và thậm chí còn cao hơn nữa và với kỳ vọng cao đó thì chiến lược của họ sẽ trở nên thiếu tính khả thi.
Tại sao các nhà đầu tư với số vốn nhỏ lại đặt ra một kỳ vọng lớn? Nguyên nhân đầu tiên là lòng tham của nhà đầu tư đối với thị trường FX một thị trường hoạt động 24/24 với biến động giá theo từng giây, một thị trường có khối lượng thanh khoản rất cao cho phép nhà đầu tư vào lệnh và kết thúc không giới hạn về khối lượng, thị trường cho phép nhà đầu tư sử dụng tỉ lệ đòn bẩy lớn để gia tăng khối lượng giao dịch trên số vốn hạn chế tới mức chỉ cần 50USD, 100USD của mình, cách thức để nhà đầu tư tham gia giao dịch cũng đơn giản.

2.Phân tích tính khả thi của mục tiêu:
Giả sử chiến lược chúng ta có tỉ lệ Reward/Risk là 2/1;
Khối lượng của từng lệnh sẽ là 5% khối lượng tài khoản.
Chiến lược giao dịch sẽ thực hiện: N giao dịch trong một năm với tỉ lệ lệnh Win/Lose là 40/60.
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận là 50% số vốn ban đầu, yêu cầu chênh lệch số lệnh thực hiện N sẽ là 50 lệnh. Một tháng số lệnh trung bình thực hiện sẽ là 4. Với mục tiêu lợi nhuận là 200% số vốn ban đầu, thì yêu cầu số lệnh thực hiện N sẽ là 200 lệnh. Một tháng số lệnh trung bình thực hiện sẽ là 16.
Chúng ta hãy so sánh hai con số 4 và 16 này. Để thấy được tính khả thi cho việc xây dựng chiến lược:
Khi giao dịch, một lệnh thực hiện cần một khoảng thời gian để hoàn thành tức là lệnh sẽ TP hoặc SL. Ta hãy giả sử như điểm SL được đặt có khoảng cách là 1 lần giá trị ATR (gần xấp xỉ khoảng cách theo mẫu hình nến). Mục tiêu giá điểm TP sẽ là 2 lần ATR, tức là tính từ điểm giá của nến tín hiệu cũng chính là điểm đặt SL đến điểm đặt TP là 3 lần ATR. Giá trị ATR thể hiện khoảng giá biến động của một nến trên từng khung thời gian. Các bạn hãy làm phép so sánh 3 lần giá trị ATR của khung thời gian D1 với giá trị ATR của khung thời gian W1, và MN1 thì các bạn sẽ thấy được khoảng thời gian tồn tại cần phải có của lệnh trước khi nó TP hay SL.
Một điểm nữa ta xét đến đó là tín hiệu giao dịch, bạn vào lệnh khi có tín hiệu. Tín hiệu thì không thể nay xuất hiện, ngày mai lại xuất hiện trên biểu đồ giá của một cặp ngoại tệ. Chúng ta có thể gia tăng số lượng tín hiệu bằng cách giao dịch trên nhiều cặp ngoại tệ. Tuy nhiên thì chỉ có một số lượng hữu hạn các cặp ngoại tệ chính sẽ cho ta được tính ổn định trong dao động biến đổi. Và các tính toán trong các indicator sẽ cho một xác suất cao hơn trong các biến động này.
Có thể ở đây bạn sẽ hỏi? Chúng ta không có nhiều cặp ngoại tệ tốt để giao dịch, vậy thì ta sẽ giao dịch với các khung thời gian thấp hơn và nó sẽ cho ta nhiều tín hiệu hơn? Những khi bạn giao dịch với các khung thời gian ngắn thì tín hiệu nhiễu sẽ ra tăng điều này không khả thi cho việc xây dựng một chiến lược có tỉ lệ lệnh Win/Lose cao với Rewrad/Risk là 2:1.
Từ các dẫn chứng trên đây để thấy được việc xây dựng một chiến lược cho phép ta giao dịch trung bình 4 lần một tháng có tính khả thi cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ vào lệnh giao dịch là 16 lần một tháng. Trong trường hợp này, có bạn sẽ thắc mắc là tại sao không nâng khối lượng cho từng lệnh giao dịch cao lên là 20% để có được lợi nhuận hàng năm là 200% với cùng chiến lược giao dịch? Trả lời cho câu hỏi này sẽ được trình bày trong phần 3 dưới đây.

3. Bài toán tạo ra lợi nhuận và đảm bảo tài khoản:
Giao dịch trong thị trường FX đòi hỏi nhà đầu tư phải tuân thủ các quy tắc. Tuân thủ các quy tắc để đảm bảo tạo ra lợi nhuận và đảm bảo tài khoản của bạn không bị cháy.
Một chân lý trong thị trường FX là không có bất kỳ một phân tích nào là chắc chắn để cho một kết quả lệnh sẽ thắng. Để tạo ra lợi nhuận, bạn không cần phải bắt buộc chiến thắng trong tất cả các giao dịch. Mấu chốt là chiến lược của bạn có một tỷ lệ nhất định trong một chuỗi lệnh mà ở đó các lệnh thắng tạo ra một khoản lợi nhuận lớn hơn lượng thua lỗ từ các lệnh thua “nhưng” phải đảm bảo tài khoản của bạn không bị cháy trong khi thực hiện chuỗi các giao dịch đó.
Trở lại với phân tích ở trên, với tỉ lệ lệnh thắng mục tiêu của chiến lược là 40%. Nếu khối lượng giao dịch trong từng lệnh của bạn chỉ là 5% khối lượng tài khoản thì bạn sẽ có khả năng giao dịch với tối đa một chuỗi 20 lệnh trong trường hợp bạn chưa có một lệnh thắng nào. Điều này là hoàn toàn khả thi với chiến lược của bạn, do nó có xác suất chiến thắng là 40%.
Tuy nhiên với trường hợp khối lượng từng lệnh của bạn là 20% thì chuỗi lệnh thua tối đa của bạn chỉ dừng lại ở 5 lệnh, trường hợp này rất thiếu tính khả thi và tài khoản của bạn sẽ rễ ràng bị cháy. “Mặc dù” trong trường hợp này bạn là người rất nguyên tắc đã loại bỏ được tâm lý giao dịch rất tốt, bạn đảm bảo được tỉ lệ khối lượng là 20%, một con số rất đáng để điều khiển tâm lý của nhà đầu tư.
Tôi không đi vào chi tiết các bước xây dựng một chiến lược giao dịch trong bài này. Mục đích của tôi là giúp các bạn lựa chọn cho mình một mục tiêu hợp lý, và phân tích tính khả thi của mục tiêu để làm bước đệm cho việc xây dựng chiến lược giao dịch của mình.
Xin chân thành cảm ơn các bạn dành thời gian đọc bài viết này! PS: hôm nay hơi buồn cho Asernal/
 
Bài 5. ĐIỀU CHỈNH TÂM LÝ THÔNG QUA XÂY DỰNG QUỸ TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ
Trong bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn một phương pháp quản lý tài chính cá nhân, phương pháp rất nổi tiếng trên thế giới nó được áp dụng với mọi người trong mọi lĩnh vực. Thông qua phương pháp này các sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề điều chỉnh tâm lý, một trong ba yếu tố hình thành nên một nhà đầu tư FX, khi tham giao vào đầu tư trên thị trường FX.

Robert Kiyosaki tác giả của bộ sách dạy con làm giàu nói “Không phải quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn dữ lại được bao nhiêu tiền” và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Vì vậy khi cầm tiền trong tay, việc đầu tiên không phải là tiêu nó vào việc gì mà hãy nghĩ đến việc quản lý số tiền này như thế nào.

I. Công thức quản lý tài chính “6 cái lọ”:
Phương pháp quản lý tài chính tôi muốn nói đến ở đây chính là Phương pháp quản lý tiền Jars chỉ bằng 6 cái lọ là một công thức nổi tiếng khắp thế giới cả trăm năm nay mà những người thành công đều đã áp dụng. Họ còn truyền lại phương pháp đặc biệt này để giáo dục tư duy triệu phú cho thế hệ sau. Nếu bạn tuân thủ theo công thức này thì chắc chắn rằng tương lai tài chính của bạn sẽ phát triển hơn.
Capture7.PNG

Rất đơn giản, bạn hãy chuẩn bị sáu cái Lọ (các bạn chuẩn bị cho mình 6 tài khoản ngân hàng)- ta gọi là 6 cái quỹ tài chính. Mỗi cái Lọ có tên và chức năng nhất định. Mỗi khi có tiền (lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào) hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 cái lọ.

1. Phần quỹ nhu cầu thiết yếu - NEC: 55%
Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ NEC để ăn uống, sinh hoạt; vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác. Xin lưu ý: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.

2.Phần quỹ tiết kiệm dài hạn – LTSS: 10%
Bạn sử dụng quỹ này dành cho những mục tiêu lâu dài, thực hiện những ước mơ của bạn. Xin lưu ý: quỹ này là tiết kiệm tiền dành cho khi khó khăn.

3. Phần quỹ giáo dục đào tạo - EDUC: 10%
Bạn cần quỹ EDUC để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học tập mở rộng và nâng cao kiến thức. Bạn dùng quỹ EDUC để mua sách, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.

4. Phần quỹ hưởng thụ - PLAY: 10%
Quỹ PLAY để bạn chăm sóc cái tôi hưởng thụ của bản thân. Quỹ này giúp bạn thể hiện sự yêu quý bản thân. Bạn sử dụng quỹ PLAY để làm những việc khiến cho bạn có cảm giác được thỏa mãn nhu cầu: đến những nơi chưa từng đến, ăn những món chưa từng ăn. Mỗi tháng, vào ngày cuối cùng của tháng, bạn phải tiêu hết số tiền trong quỹ này.

5. Phần quỹ cho đi - GIVE: 5%
Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ người thân; gia đình, bè bạn.

6. Phần quỹ tự do tài chính - FFA: 10%
Tự do tài chính là khi bạn sống một cuộc sống như bạn mong muốn mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác. Bạn cần lập quỹ FFA để có tiền làm việc thay cho bạn. Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng để bạn sử dụng khi không còn làm việc.

II. Lợi ích đối với nhà đầu tư FX:
Bạn có thể thay đổi hay tuân thủ chính xác các tỷ lệ cũng như số lượng các quỹ trên cho phù hợp với thu nhập và nhu cầu của bản thân mình. Nguyên nhân là do mỗi người có một hoàn cảnh xuất thân, thu nhập hàng tháng, và nhu cầu của bản thân mình.
Tôi lấy ví dụ: các bạn có thể giảm quỹ hưởng thụ, quỹ giáo dục và tăng phần tỉ lệ của quỹ cho đi nếu các bạn có cha mẹ già... Tuy nhiên thì các bạn sẽ phải tuân thủ một cách kỷ luật công thức của mình bằng cách phân chia các nguồn thù nhập của mình một cách đều đặn hàng tháng cũng như khi bạn kiếm được một nguồn thu nhập đột xuất.

Khi bạn quản lý tài chính của mình theo công thức 6 chiếc lọ, các bạn sẽ có được một nguồn tài chính độc lập dành cho việc đầu tư của mình, chính nhờ vào phần quỹ này đem lại cho nhà đầu tư FX những lợi ích:
- Bạn có một quỹ tài chính dành cho việc đầu tư của mình, việc sử dụng nó không ảnh hưởng tới các phần quỹ khác tức là kết quả của việc đầu tư có tồi tệ đến mức nào thì sẽ không làm đảo lộn cuộc sống của bạn.
- Tâm lý của bạn khi giao dịch sẽ thoải mái hơn, sẽ không còn cảm giác giao dịch này phải thắng, hay lo lắng rằng nếu như giao dịch của mình bị thua thì tuần tới, hay tháng tới mình và gia đình sẽ không có cái gì để ăn hoặc là sẽ phải bán xe bán nhà để trả nợ.

Như chúng ta đã bàn, trong thị trường FX thì yếu tố tâm lý giữ một vị trí hết sức quan trọng đến quyết định sự thành công hay thất bại của nhà đầu tư. Do đó hãy quản lý tài chính khôn ngoan để tạo ra một tâm lý thoải mái cho đầu tư!
 
Bài 6. SỰ KẾT HỢP MẪU HÌNH KỸ THUẬT VÀ MẪU HÌNH NẾN (TIẾP)
Chào các bạn, trong bài viết thứ sáu này tôi sẽ trình bày cho các bạn hai mẫu hình nến hiệu quả bên cạnh mẫu hình Tower top và tower bottom cho các nhà đầu tư sử dụng phương pháp “Giao dịch theo biến động của giá”. Cũng giống như trong bài số 3, với mỗi một mẫu hình tôi sẽ phân tích đặc điểm để tạo nên sức mạnh của chúng khi chúng ta sử dụng trong giao dịch.

1. Mẫu hình nến mây đen che phủ và nến sắc nhọn:
a. Cấu tạo:
Mẫu hình nến mây đen che phủ được xuất hiện sau một giai đoạn tăng giá. Mẫu hình gồm hai thân nến hai nến, cả hai nến có kích thước tương đối lớn so với các nến đi trước. Trong đó, nến đầu tiên sẽ là nến tăng giá với thân nến có kích thước chiếm đa số kích thước của nến. Nến thứ hai là nến giảm giá cũng với thân nến có kích thước chiếm đa số kích thước của nến.
Capture8.PNG
Khi ta ghép hai nến này lại ta sẽ được một nến gộp có hình dạng giống mẫu hình nến búa. Chúng ta sử dụng chỉ báo ATR để xác định là một mẫu hình

b. Đặc điểm:
Mẫu hình nến này sẽ không có được thế mạnh trong bản thân so với trường hợp mẫu hình Tower top, tuy nhiên mẫu hình này thể hiện sức mạnh khi sử dụng chúng trong thị trường có xu hướng mạnh mẽ. Ta sẽ kết hợp mẫu hình với công cụ đường trung tâm của chỉ báo Bollinger bands và chỉ báo tính xu hướng của thị trường là ADX (tôi không xét trường hợp giao dịch với mẫu hình này theo phương pháp đảo chiều thông qua trạng thái quá mua, quá bán). Ngoài ra thì với nến thứ hai là một thân nến giảm giá mạnh mẽ nó thể hiện một giai đoạn bán khống mạnh mẽ đã bắt đầu xảy.

Mẫu hình Pecien line: Mẫu hình này có đặc điểm tương tự mẫu hình mây đen che phủ, điểm khác biệt thể hiện ở chỗ mẫu hình xuất hiện sau một chuỗi giảm giá.
Capture9.PNG


2.Mẫu hình nến Mother bar:

a. Cấu tạo:
Mẫu hình nến được hình từ ba thân nến trở nên. Trong đó hai hay nhiều nến trước có xu hướng ngược chiều với xu hướng của diễn biến của thị trường, nến cuối cùng trong mẫu hình là nến mẹ nó kích thước che phủ các nến ngược chiều, đồng thời thì nến mẹ này có thân nến lớn chiếm đa số kích thước của nến.
Capture11.PNG
b. Đặc điểm:
Mẫu hình nến này được hình thành từ ba thân nến trở lên do vậy mẫu hình có đặc điểm tương đối giống so với mẫu hình Tower top và tower bottom:
Các nến ngược chiều có kích thước tương đối nhỏ, đồng thời các nến này có thân nhỏ so với kích thước hay là các nến không xác định hướng, hình thành một giai đoạn củng cố về giá.
Nến mẹ có thân lớn, mức giá đóng cửa thoát khỏi khoảng biến động giá của các nến con, tương đương trạng thái breakout levels. Tương tự như với trường hợp nến Tower top và tower bottom, điểm khác biệt chỉ là các mẫu hình này là mẫu hình tiếp tục còn mẫu hình tower là mẫu hình đảo chiều.
Về điểm SL áp dụng cho mẫu hình này có sức mạnh tương đương trong trường hợp của mẫu hình Tower.
Tính thực tế của điểm TP được thể hiện thông qua đường xu hướng của thị trường giai đoạn các nến trước các nến củng cố về giá, tức là mẫu hình này được hình thành trong một thị trường có xu hướng mạnh.

Hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản đã được mọi trader thừa nhận, và tìm những điểm riêng biệt giữa chúng để tạo ra cá tính của riêng mình. Xin chân thành cảm ơn!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài 4. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Chào các bạn, trong bài viết thứ tư này tôi sẽ trình bày cho các bạn cách thức lựa chọn cho mình một mục tiêu phù hợp cho chiến lược giao dịch trên khung thời gian D1. Một mục tiêu phù hợp sẽ làm nền tảng xây dựng một chiến lược giao dịch hiệu quả.

1.Xác định mục tiêu:
Một mục tiêu phù hợp với thực tiễn sẽ là điều kiện cho tính thực thi việc xây dựng chiến lược giao dịch. Ta sẽ xem xét góc độc lợi nhuận mà chiến lược tạo ra trong khoảng thời gian là một năm. Kỳ vọng đối với một chiến lược sẽ tùy thuộc vào từng nhà đầu tư nên lợi nhuận mong muốn cũng sẽ khác nhau.
Tôi muốn các bạn xuất phát từ kỳ vọng của mình để phân tích các yêu cầu của chiến lược trong quá trình xây dựng.
Kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ được chia ra làm hai trường hợp:
Trường hợp 1: Với những nhà đầu tư có số vốn ban đầu lớn thì họ sẽ có được thế mạnh của mình là sự tự tin, do đó kỳ vọng của họ sẽ được đặt ra một cách phù hợp ở các con số tỉ lệ 40%; 50%; hay 60% số vốn ban đầu sau khoảng thời gian một năm giao dịch.
Trường hợp 2: Với những nhà đầu tư chỉ có số vốn ban đầu hạn chế, chính hạn chế này sẽ là nguyên nhân cho những kỳ vọng rất cao như là 200%; 500% số vốn ban đầu và thậm chí còn cao hơn nữa và với kỳ vọng cao đó thì chiến lược của họ sẽ trở nên thiếu tính khả thi.
Tại sao các nhà đầu tư với số vốn nhỏ lại đặt ra một kỳ vọng lớn? Nguyên nhân đầu tiên là lòng tham của nhà đầu tư đối với thị trường FX một thị trường hoạt động 24/24 với biến động giá theo từng giây, một thị trường có khối lượng thanh khoản rất cao cho phép nhà đầu tư vào lệnh và kết thúc không giới hạn về khối lượng, thị trường cho phép nhà đầu tư sử dụng tỉ lệ đòn bẩy lớn để gia tăng khối lượng giao dịch trên số vốn hạn chế tới mức chỉ cần 50USD, 100USD của mình, cách thức để nhà đầu tư tham gia giao dịch cũng đơn giản.

2.Phân tích tính khả thi của mục tiêu:
Giả sử chiến lược chúng ta có tỉ lệ Reward/Risk là 2/1;
Khối lượng của từng lệnh sẽ là 5% khối lượng tài khoản.
Chiến lược giao dịch sẽ thực hiện: N giao dịch trong một năm với tỉ lệ lệnh Win/Lose là 40/60.
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận là 50% số vốn ban đầu, yêu cầu chênh lệch số lệnh thực hiện N sẽ là 50 lệnh. Một tháng số lệnh trung bình thực hiện sẽ là 4. Với mục tiêu lợi nhuận là 200% số vốn ban đầu, thì yêu cầu số lệnh thực hiện N sẽ là 200 lệnh. Một tháng số lệnh trung bình thực hiện sẽ là 16.
Chúng ta hãy so sánh hai con số 4 và 16 này. Để thấy được tính khả thi cho việc xây dựng chiến lược:
Khi giao dịch, một lệnh thực hiện cần một khoảng thời gian để hoàn thành tức là lệnh sẽ TP hoặc SL. Ta hãy giả sử như điểm SL được đặt có khoảng cách là 1 lần giá trị ATR (gần xấp xỉ khoảng cách theo mẫu hình nến). Mục tiêu giá điểm TP sẽ là 2 lần ATR, tức là tính từ điểm giá của nến tín hiệu cũng chính là điểm đặt SL đến điểm đặt TP là 3 lần ATR. Giá trị ATR thể hiện khoảng giá biến động của một nến trên từng khung thời gian. Các bạn hãy làm phép so sánh 3 lần giá trị ATR của khung thời gian D1 với giá trị ATR của khung thời gian W1, và MN1 thì các bạn sẽ thấy được khoảng thời gian tồn tại cần phải có của lệnh trước khi nó TP hay SL.
Một điểm nữa ta xét đến đó là tín hiệu giao dịch, bạn vào lệnh khi có tín hiệu. Tín hiệu thì không thể nay xuất hiện, ngày mai lại xuất hiện trên biểu đồ giá của một cặp ngoại tệ. Chúng ta có thể gia tăng số lượng tín hiệu bằng cách giao dịch trên nhiều cặp ngoại tệ. Tuy nhiên thì chỉ có một số lượng hữu hạn các cặp ngoại tệ chính sẽ cho ta được tính ổn định trong dao động biến đổi. Và các tính toán trong các indicator sẽ cho một xác suất cao hơn trong các biến động này.
Có thể ở đây bạn sẽ hỏi? Chúng ta không có nhiều cặp ngoại tệ tốt để giao dịch, vậy thì ta sẽ giao dịch với các khung thời gian thấp hơn và nó sẽ cho ta nhiều tín hiệu hơn? Những khi bạn giao dịch với các khung thời gian ngắn thì tín hiệu nhiễu sẽ ra tăng điều này không khả thi cho việc xây dựng một chiến lược có tỉ lệ lệnh Win/Lose cao với Rewrad/Risk là 2:1.
Từ các dẫn chứng trên đây để thấy được việc xây dựng một chiến lược cho phép ta giao dịch trung bình 4 lần một tháng có tính khả thi cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ vào lệnh giao dịch là 16 lần một tháng. Trong trường hợp này, có bạn sẽ thắc mắc là tại sao không nâng khối lượng cho từng lệnh giao dịch cao lên là 20% để có được lợi nhuận hàng năm là 200% với cùng chiến lược giao dịch? Trả lời cho câu hỏi này sẽ được trình bày trong phần 3 dưới đây.

3. Bài toán tạo ra lợi nhuận và đảm bảo tài khoản:
Giao dịch trong thị trường FX đòi hỏi nhà đầu tư phải tuân thủ các quy tắc. Tuân thủ các quy tắc để đảm bảo tạo ra lợi nhuận và đảm bảo tài khoản của bạn không bị cháy.
Một chân lý trong thị trường FX là không có bất kỳ một phân tích nào là chắc chắn để cho một kết quả lệnh sẽ thắng. Để tạo ra lợi nhuận, bạn không cần phải bắt buộc chiến thắng trong tất cả các giao dịch. Mấu chốt là chiến lược của bạn có một tỷ lệ nhất định trong một chuỗi lệnh mà ở đó các lệnh thắng tạo ra một khoản lợi nhuận lớn hơn lượng thua lỗ từ các lệnh thua “nhưng” phải đảm bảo tài khoản của bạn không bị cháy trong khi thực hiện chuỗi các giao dịch đó.
Trở lại với phân tích ở trên, với tỉ lệ lệnh thắng mục tiêu của chiến lược là 40%. Nếu khối lượng giao dịch trong từng lệnh của bạn chỉ là 5% khối lượng tài khoản thì bạn sẽ có khả năng giao dịch với tối đa một chuỗi 20 lệnh trong trường hợp bạn chưa có một lệnh thắng nào. Điều này là hoàn toàn khả thi với chiến lược của bạn, do nó có xác suất chiến thắng là 40%.
Tuy nhiên với trường hợp khối lượng từng lệnh của bạn là 20% thì chuỗi lệnh thua tối đa của bạn chỉ dừng lại ở 5 lệnh, trường hợp này rất thiếu tính khả thi và tài khoản của bạn sẽ rễ ràng bị cháy. “Mặc dù” trong trường hợp này bạn là người rất nguyên tắc đã loại bỏ được tâm lý giao dịch rất tốt, bạn đảm bảo được tỉ lệ khối lượng là 20%, một con số rất đáng để điều khiển tâm lý của nhà đầu tư.
Tôi không đi vào chi tiết các bước xây dựng một chiến lược giao dịch trong bài này. Mục đích của tôi là giúp các bạn lựa chọn cho mình một mục tiêu hợp lý, và phân tích tính khả thi của mục tiêu để làm bước đệm cho việc xây dựng chiến lược giao dịch của mình.
Xin chân thành cảm ơn các bạn dành thời gian đọc bài viết này! PS: hôm nay hơi buồn cho Asernal/
giao dịch cần tham, nhưng tham đúng lúc. Giống như có ai đấy đã nói: " tham khi thị trường sợ, và sợ khi thị trường tham" thường thì mình thấy toàn tham đua theo hoặc sợ đua theo :)
 
Đúng là giao dịch cần phải tham nhưng pro mới tham đúng lúc đúng chỗ thôi, còn với người mới giao dịch thì chưa đạt được. Hj, trong thị trường FX bảo vệ được tài khoản đã có thể coi là thành công rùi.
 
Đúng là giao dịch cần phải tham nhưng pro mới tham đúng lúc đúng chỗ thôi, còn với người mới giao dịch thì chưa đạt được. Hj, trong thị trường FX bảo vệ được tài khoản đã có thể coi là thành công rùi.

Biết đựoc thời điểm nào thì là nhất rồi.
Còn bảo vệ tài khoản thì bạn chỉ cần quản lý bản thân tốt và đi theo một nguyên tắc an toàn nhất định, tài khoản bạn chắc sẽ đựoc bảo vệ tốt bởi bạn thôi.
 
Bài 7. HÃY ĐỂ THỊ TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA MÌNH
Trong bài viết số 7 này, tôi sẽ trình bày nội dung về cách thức nhà đầu tư chế ngự cảm xúc trong giai đoạn lệnh giao dịch đang tồn tại. Có thể các bạn đã đọc ở đâu đó cụm từ “Set and forget” nó có ý nghĩa là đặt lệnh và quên nó đi, vậy tại sao nhà đầu tư phải thực hiện như vậy? Cách thức để thực hiện nó ra sao?

Capture12.PNG

Nhiều nhà đầu tư có hiểu biết chưa đúng về thời điểm lệnh giao dịch sẽ kết thúc. Điều này là nguyên nhân gây nên một số vấn đề như nhà đầu tư sẽ kết thúc lệnh quá sớm, vào lệnh giao dịch quá nhiều hay là kết thúc lệnh với các khoản lợi nhuận nhỏ lẻ. Cho dù họ biết rằng lệnh giao dịch cần phải có thời gian để kết thúc, thời gian đó có thể mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Điều đó đặc biệt đúng với các phương pháp giao dịch trên các khung thời gian dài và giao dịch theo phương pháp Swing trading.

1. Công cụ ATR:
ATR là một chỉ báo phổ biến. ATR là giá trị trung bình của giá trị True Range theo một mẫu số các khoảng thời gian nhất định.
Nó thể hiện kích thước trung bình của một nến, hay là thể hiện kích thước mà ở đó giá sẽ biến động trong khoảng thời gian của một cây nến.

2. Phân tích lệnh:
a. Điều kiện giả định:
Điều kiện ta xét là giao dịch trên biểu đồ giá các khung thời gian là D1, sử dụng các mẫu hình nến kết hợp các chỉ báo biến động của giá để thực hiện đặt lệnh.
Giả sử ta xét trường hợp giao dịch với mẫu hình Tower top, điểm SL của lệnh được đặt hoặc tại điểm cao nhất của nến cuối cùng, hoặc tại điểm cao nhất của các nến con nằm giữa nến bắt đầu và nến kết thúc của mẫu hình.
Chúng ta lưu ý về giá trị của khoảng SL này giả sử bằng giá trị ATR trên cùng khung thời gian.
Với tỉ lệ Reward/Risk của chiến lược là 2:1 ta sẽ tính điểm TP với khoảng cách gấp 2 lần khoảng cách SL. Hay ta sẽ được khoảng cách TP của lệnh sẽ là 2 lần ATR.
Xét lệnh giao dịch thực hiện trên cặp ngoại tệ EURUSD.

b. Phân tích:
Ta xác định lần lượt các giá trị của chỉ báo ATR( với tham số chu kỳ tính là 40, tại thời điểm ngày 08/2/2017 ) trên các khung thời gian D1, W1 và MN1 tương ứng.
ATR(MN1) = 451 pips.
ATR(W1) = 210 pips.
ATR(D1) = 101 pips.

Bây giờ chúng ta hãy làm phép tính so sánh khá đơn giản sau đây. Giá trị ATR của một tháng như thế nào với 3 lần giá trị ATR của khung thời gian biểu đồ giá ngày, Giá trị ATR của một tuần như thế nào với 3 lần giá trị ATR của khung thời gian biểu đồ giá ngày.
ATR(MN1) / 3*ATR(D1) = 451 / (3*101) < 2 lần. (Trong khi số nến của một tháng lớn hơn 20 nến ngày).
ATR(W1) / 3*ATR(D1) = 210 / (3*101) < 1 lần. (Tương tự thì một tuần có đến 5 nến ngày).

Ta biết rằng là để giá chạy bắt đầu từ nến cuối cùng hoàn thành mẫu hình Tower đến điểm TP trong lệnh giao dịch của chúng ta sẽ là 3 lần giá trị ATR. Tại sao ở đây chúng ta xét giá bắt đầu từ nến kết thúc của mẫu hình là 3 lần chứ không phải với khoảng cách TP? Bởi vì giá có tính chất dao động ngẫu nhiên không tuân theo một chiều hướng nào xác định, giả sử ta xét giá đi từ điểm A đến điểm B nó sẽ không đi theo một đường thẳng mà đi theo đường zic zac lúc đi lên, lúc đi xuống vậy nên ta sẽ xem xét tổng thể cả giai đoạn giá bắt đầu của cây nến cuối cùng hoàn thành mẫu hình.
Từ kết quả của phép so sánh cho thấy thời gian yêu cầu tủng bình của lệnh lúc này sẽ kéo dài hàng tuần để hoàn thành.

c. Chiến lược áp dụng:
Áp dụng vào chiến lược giao dịch của ta, chia khoảng cách 3 lần giá trị ATR của biểu đồ ngày với giái trị ATR của biểu đồ tuần. Ta sẽ gấp đôi giá trị thu được để có thời gian dự kiến tồn tại của lệnh.

Bây giờ, trước khi vào lệnh thì ta đã có được thời gian yêu cầu trung bình dự kiến để lệnh thực hiện TP hay là SL. Ta hãy ghi thông tin này của lệnh lên lịch để bàn và hãy quay lại kiểm tra lệnh theo đúng thời điểm đã xác định. Đương nhiên là do lệnh của bạn đã đặt SL và TP hợp lý nên nó hoàn toàn không thể ảnh hưởng xấu đến tài khoản của bạn. Trong trường hợp nếu lệnh của bạn tại thời điểm này vẫn đang trong trạng thái mở, ở đây có gì chưa hợp lý sao? Điều này hoàn toàn là bình thường do giá biến động là ngẫu nhiên, và khoảng thời gian dự kiến chúng ta xác định đó là khoảng thời gian trung bình mà thôi.

Trong công thức trên tôi lấy 2 lần giá trị của phép chia ATR là bởi vì như đã nói chuyển động của giá không theo một đường thẳng. Bạn lấy giá trị ATR của biểu đồ tuần làm gốc, nhưng giá trên biểu đồ tuần cũng chuyển động zic zac, điều này thể hiện thông qua so sánh giữa ATR trên biểu đồ tuần và biểu đồ tháng.

Một số nội dung trong bài viết sưu tập từ trang web giao dịch FX "learntotradethemarket.com". Hãy đứng trên vài những người khổng lồ để nhìn được xa hơn nữa.
 
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH NGÀY 09/2 - Lệnh 01
1. Chiến lược:
Giao dịch trên các mẫu hình nến cơ bản, kết hợp các chỉ báo.
Khung thời gian giao dịch D1.
Tỉ lệ Rewrad/Risk là 2:1.
Quản lý vốn: Khối lượng lệnh bằng 5% khối lượng tài khoản.
Tỉ lệ Win/Lose xây dựng của chiến lược là: 40/60.

2. Phân tích lệnh:
Capture14.PNG

Cặp ngoại tệ NZDUSD.
Mẫu hình nến Tower top( dạng biến thể kết hợp các nến con có thân nhỏ).
Khung thời gian giao dịch là D1.
Tỉ lệ Reward / Risk là 2:1.
Quản lý vốn: Khối lượng lệnh bằng 5% khối lượng tài khoản.
SL trên đỉnh nến cuối của mẫu hình.

* Lệnh đặt theo chiến lược tôi sử dụng: trích lệnh có tính chất tham khảo cho các bạn. Cảm ơn các bạn. :)
 
BÀI 9. HÃY ĐẦU TƯ THEO SUY NGHĨ CỦA CÁC QUỸ
1. Sự khác biệt giữa cá nhân và tổ chức
Xét trên góc độ của một nhà giao dịch chuyên nghiệp, anh ta sẽ quản lý dòng tiền giao dịch cho các cá nhân và tổ chức.
Capture15.PNG

Khi anh ta thực hiện giao dịch cho các cá nhân, anh ta sẽ được hỏi: “Anh sẽ kiếm được bao nhiêu tiền cho tôi? Cần bao nhiêu lâu để nhân đôi số tiền của tôi? Khi nào thì tài khoản của tôi đạt mức 1 triệu đô la?” Đây là điều phần lớn các nhà kinh doanh cá nhân nghĩ đến. Họ thường quan tâm đến lợi nhuận hơn là rủi ro.

Trong trường hợp anh ta thực hiện giao dịch cho quỹ, thì các câu hỏi mà anh ta nhận được sẽ là: “Khoản thua lỗ lớn nhất của anh là bao nhiêu?” Thay vì được hỏi là Anh sẽ kiếm cho chúng tôi bao nhiêu tiền năm nay? Họ cũng quan tâm đến việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền, tuy nhiên điều mà họ quan tâm lớn hơn là bạn sẵn sàng chấp nhận mức lỗ bao nhiêu để tạo ra khoản lợi nhuận đó.

Những nhà kinh doanh nghiệp dư quan tâm đến việc họ kiếm được bao nhiêu tiền còn những nhà kinh doanh chuyên nghiệp thì quan tâm đến việc họ có thể lỗ bao nhiêu.

2. Sự khác biệt giữa những người nghiệp dư và những nhà chuyên nghiệp
Khi đánh giá kết quả kinh doanh, một công ty đầu tư có tổ chức đầu tiên sẽ xác định rằng các khoản lợi nhuận có phải do các quyết định đúng đắn tạo nên hay nó là kết quả của một sự mạo hiểm với độ rủi ro vượt mức cho phép.

Khái quát quá trình đánh giá kết quả kinh doanh để tìm kiếm nhà quản lý dòng tiền của các quỹ: Hãy tưởng tượng có hai nhà kinh doanh đều bắt đầu với số vốn 50.000USD. Nhà kinh doanh A nhân đôi số vốn lên 100.000USD và tạo ra mức lợi nhuận 100%, mặc dù trong quá trình đó anh ta dã chịu một khoản thua lỗ đến 50% tài khoản. Tài khoản của nhà đầu tư B chỉ tăng lên 60.000USD, đạt một mức lợi nhuận là 20%. Tuy nhiên, khoản thua lỗ lớn nhất của anh ta trong quá trình đó chỉ là 2% của tài khoản. Ai trong số hai nhà kinh doanh này giỏi hơn?

Nhà kinh doanh A có được khoản thu lớn hơn rất nhiều nhưng anh ta cũng luôn ở trong trạng thái gặp rủi ro rất lớn. Bất cứ ai sẵn lòng thua 50%, hay nói cách khác là một nửa tài khoản, thì người đó có nguy cơ rất lớn để mất sạch tài khoản của mình. Nhà kinh doanh này thường giữ lại các giao dịch lỗ, thậm chí còn bổ sung thêm vào những giao dịch lỗ, một hiện tượng phổ biến trong kinh doanh FX.
Nhà kinh doanh B suất xắc hơn rất nhiều vì anh ta có thể tạo ra một khoản lãi không nhỏ với một tỷ lệ rủi ro thấp. Khoản lợi nhuận nhà kinh doanh A tạo ra chỉ gấp đôi mức rủi ro mà anh ta đặt ra trong trường hợp xấu nhất, trong khi lợi nhuận của nhà kinh doanh B lớn gấp 10 lần mức rủi ro.

Các quỹ đương nhiên sẽ không bao giờ đụng đến kiểu nhà kinh doanh như nhà kinh doanh A, bởi với tư cách là các nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp, trước kia họ đã đều trải qua hết những chuyện này và đều biết quá rõ kết cục sẽ là một khoản lỗ vô cùng lớn. Nhà kinh doanh B sẽ là ứng viên suất xắc cho việc quản lý dòng tiền của họ. Đến đây thường thì các quỹ sẽ tìm hiểu xem nhà kinh doanh B sẽ có thể kinh doanh thoải mái nhất trên một tài khoản tiền vốn là bao nhiêu để họ quyết định cấp vốn. Họ sẽ tiếp tục theo dõi kết quả kinh doanh, nếu khoản lãi được tăng lên đều đặn, thì họ sẽ xem xét việc cung cấp thêm vốn cho nhà kinh doanh.

Tôi đã từng đọc được rằng: ”Nếu kết bạn với 5 người thành công, bạn sẽ là người thành công thứ 6; Nếu kết bạn với 5 người thất bại, bạn sẽ là người thất bại thứ 6”.

Khi các bạn đọc bài viết, đâu đó các bạn sẽ thấy chính những câu hỏi hay cách thức thực hiện giao dịch ở trong bài là của chính mình. Hãy học hỏi cách mà các quỹ, những người những tổ chức ở đó họ quản lý một dòng tiền rất lớn với những triết lý đầu tư khôn ngoan. Bài viết tôi trích nội dung trong tác phẩm “Thị trường ngoại hối”.
 
Bài 10. ĐA DẠNG HÓA NGUỒN THU NHẬP – ĐIỀU CHỈNH TÂM LÝ GIAO DỊCH

1. Cách kiếm tiền của các triệu phú tự thân có giống nhau?

Hoàn toàn giống nhau. Đó là câu trả lời Thomas C. Corley, tác giả cuốn “Rich Habits”, đưa ra sau 5 năm nghiên cứu thói quen hàng ngày của người giàu và người nghèo.
Capture16.PNG

“Hãy cho hết trứng vào một giỏ, nhưng hãy kiểm soát chặt chẽ cái giỏ này” – Warren Buffett.

Đây là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của tỷ phú Warren Buffett. Nhưng đây cũng là một trong những lời khuyên tồi tệ nhất đối với bất kỳ ai đang cố gắng làm việc để trở nên giàu có.
Cha của Thomas C. Corley, tác giả cuốn “Rich Habits: The Daily Success Habits Of Wealthy Individuals” (Tạm dịch: Thói quen Giàu có: Những thói quen hằng ngày làm nên thành công của người giàu) đã áp dụng lời khuyên của Buffett cho toàn bộ nguồn tài chính của ông và chỉ trong một đêm ông mất toàn bộ khi kho hàng bị cháy rụi.

Doanh nghiệp của cha ông Corley thời đó trị giá khoảng 3 triệu USD, tương đương 20 triệu USD ngày nay. Và khi kho hàng của ông bị cháy rụi, toàn bộ những gì được coi là giàu có của nhà Corley cũng tan thành mây khói.

Gia đình Corley phải vật lộn với vô vàn khó khăn tài chính trong 15 năm tiếp theo, cố gắng hồi phục từ “cơn ác mộng”; vật lộn từng ngày để tránh cho ngôi nhà đang sống bị xiết nợ.
Cha của Corley nói rằng ông ước mình đã bỏ trứng vào nhiều hơn một giỏ. Đó là điều khôn ngoan nên làm.

Trong nghiên cứu thói quen hàng ngày của người giàu và người nghèo – kéo dài 5 năm – Thomas C. Corley nhận thấy, phần lớn những triệu phú tự thân đều có nguồn thu nhập từ nhiều giỏ khác nhau:
• 65% số người giàu có 3 nguồn thu nhập chính
• 45% có 4 nguồn thu nhập
• 29% có 5 hoặc nhiều hơn nguồn thu nhập
Có nhiều nguồn thu nhập thực sự hữu ích. Khi một nguồn thu nhập bị ảnh hưởng tiêu cực do suy thoái kinh tế và bạn không thể kiểm soát được, các nguồn thu nhập kia có thể là nguồn giải cứu và giúp bạn “sống sót” qua thời kỳ suy thoái và lối sống của bạn không bị ảnh hưởng nặng nề.

Phần lớn mọi người không phải là người giàu. Và thật trùng khớp, phần lớn mọi người chỉ một nguồn thu nhập – từ việc làm của họ. Nếu bạn không tiết kiệm và đầu tư số tiền tiết kiệm được vào những tài sản mang lại nguồn thu nhập bổ sung và bạn bị mất việc, bạn có thể sớm nhận thấy bản thân và gia đình bạn phải sống nhờ vào người thân.

Cho hết trứng vào một giỏ là công thức đơn giản nhất dẫn đến thảm họa tài chính. Nếu bạn cho toàn bộ số trứng bạn có vào một giỏ và cái giỏ này vỡ nát, bạn sẽ làm gì?
Làm cách nào để đa dạng hóa nguồn thu nhập của bạn?
1. Tiết kiệm, tiết kiệm, tiết kiệm. Hãy dành dụm 10-20% thu nhập của bạn mỗi năm.
2. Đa dạng hóa cách thức kiếm tiền của bạn. Hãy bắt đầu một công việc kinh doanh phụ hoặc nghề phụ để tạo ra nguồn thu nhập bổ sung.
3. Tạo ra nhiều giỏ. Hãy đầu tư tiền tiết kiệm của bạn và thu nhập gia tăng vào các khoản đầu tư tạo ra thu nhập thụ động như: nhà ở cho thuê, tài sản cho thuê thương mại, tiền thuê theo mùa (khu vực nào đó ở bãi biển, …), đầu tư chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ), bảo hiểm nhân thọ…. Nếu bạn không thể tự làm một mình hãy liên kết với những người khác và luôn duy trì khối tài sản tạo ra nguồn thu nhập thụ động.

Như vậy, 3 nguồn thu nhập dường như là con số kỳ diệu đối với các triệu phú đi lên từ nghèo khó trong nghiên cứu Rich Habits của Thoms Corley, nhưng bạn có thể tạo ra càng nhiều nguồn thu nhập bao nhiêu, nguồn tài chính của bạn càng vững chắc bấy nhiêu.

2. Ở Việt nam thì sao?
Không chỉ sinh viên mà những người đã đi làm và có công việc hành chính cũng nên kiếm thêm thu nhập. Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế và lạm phát 2 con số như hiện nay, chỉ có một nguồn thu nhập thôi không đủ bảo đảm cuộc sống kinh tế của bạn.

Nhiều nguồn thu nhập trở thành một trong những chiến lược tài chính mà nhiều doanh nghiệp áp dụng. Các doanh nghiệp cũng đa dạng hóa nguồn thu. Các tập đoàn như Vingoup, HAGL đều kinh doanh trên đa lĩnh vực. Hãng Mai Linh cũng đa dạng hóa nguồn thu từ nhiều nguồn: du lịch ,taxi, giáo dục… Ngay cả giới văn nghệ sỹ họ cũng tham gia từ gameshow truyền hình, đóng phim, hài kịch, quảng cáo, bản quyền hình ảnh…

Đây là cách để bạn ứng dụng chiến lược nhiều nguồn thu nhập vào tài chính cá nhân để kích hoạt sự sáng tạo, mạnh mẽ, kỹ năng quản lý thời gian và căng phồng túi tiền trong bạn.

3. Vì sao nó lại quan trọng với nhà đầu tư FX:
Khi doanh nghiệp của cha Corley cháy chụi, cả gia đình phải vật lộn hơn 15 năm trời với vô vàn khó khăn.

Bạn đa dạng hóa nguồn tài chính, khi một nguồn tài chính gặp vấn đề trong một giai đoạn nhất định thì các nguồn tài chính khác sẽ kéo lại bù đắp cho khoảng thời gian tồi tệ của nguồn tài chính đó. Đồng thời thì bạn vẫn sẽ còn nguồn thu nhập để bổ sung vào nguồn tài chính đang gặp vấn đề cũng như mở rộng sang lĩnh vực khác.

Trong tác phẩm “Ai đã lấy miếng pho mát của tôi”, mấu chốt của vấn đề là xã hội đang luôn luôn vận động không ngừng, chúng ta phải luôn luôn thay đổi để đáp ứng lại những vân động đó.
Đối với nhà đầu tư FX thì điều này càng phải quan tâm chú trọng bởi vì tính chất khắc nghiệt của thị trường. Khi bạn có nhiều nguồn thu nhập, bạn sẽ không còn phải tâm lý phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thu nhập từ đầu tư FX. Tâm lý bắt buộc phải thắng sẽ không còn đè nặng lên suy nghĩ của bạn, điều này là rất quan trọng.
 
Bài 10. LỢI ÍCH BIỀU ĐỒ GIÁ KHUNG THỜI GIAN D1
1. Cấu trúc biểu đồ giá D1:
Trên biểu đồ giá, mỗi nến cần đến 24h để hình thành. Bởi vậy mỗi nến sẽ chứa đựng trong nó tất cả các biến động của giá trong 24 giờ qua xảy ra phản ánh các sự kiện, thông tin.

2. Thời gian phân tích biểu đồ:
Khi giao dịch với biểu đồ khung thời gian D1, chúng ta sẽ không phải nguồi nhiều giờ đồng hồ với màn hình máy tính để phân tích biểu đồ giá. Do vậy nhà đầu tư sẽ không bị mệt mỏi do phải phân tích biểu đồ giá với các dao động nhỏ và nhanh trên các biểu đồ khung thời gian ngắn.

3. Biểu đồ giá khung thời gian D1 cho ta cái nhìn rõ ràng hơn:
Ta đều biết, dù biểu đồ 5 phút, 1 giờ hay biểu đồ ngày thì cũng đều có cùng một cấu tạo như nhau. Vậy tạo sao lại nói biểu đồ giá ngày cho ta cái nhìn rõ ràng hơn? Nguyên nhân ở chỗ là tốc độ hình thành một cây nến( tôi xét biểu đồ dạng nến Nhật bản) khác nhau trên các biểu đồ, trên biểu đồ 1 giờ sẽ nhanh được hình thành do đó thời gian để hình thành nên cây nến hay một mẫu hình sẽ nhanh trong khi thời gian để một nhà đầu tư bắt đầu từ thời điểm theo dõi rồi phân tích đi đến các tính toán và cuối cùng là ra quyết định là như nhau trên các khung thời gian, một điểm nữa đó là kích thước của các cây nến trên khung thời gian càng lớn thì sự chênh lệch sẽ giảm bớt.

4. Giảm được tín hiệu nhiễu:
Trên các khung thời gian ngắn các tín hiệu nhiễu nhiều. Khi giao dịch với khung thời gian D1, các tín hiệu nhiễu sẽ bị loại bỏ độ tin cậy của mẫu hình tín hiệu sẽ tăng lên. Nguyên nhân tại sao mà biểu đồ các khung thời gian lại có tín hiệu nhiễu gia tăng? Có thể khái quát nguyên nhân ở lượng thông tin về thị trường rất nhiều và liên tục được dự đoán và công bố, ngoài ra thì trong một khoảng thời gian nhất định thì các thông tin được công bố cũng sẽ không thể theo một định hướng rõ ràng.

5. Khống chế được tần số vào lệnh giao dịch:
Do biểu đồ ngày, mỗi cây nến hình thành sau 24 giờ hoạt động của thị trường nên các phân tích cần phải trải qua các khoảng thời gian 24 giờ để có được sự thay đổi mới. Khi ấy nhà giao dịch mới có được hoặc không có được tín hiệu vào lệnh của mình.

6. Giao dịch bán thời gian với biểu đồ giá D1:
Thị trường FX có tính thanh khoản cao, cách thức tham gia đơn giản, cách thức vào lệnh, kết thúc lệnh cũng như rút tài khoản đơn giản. Do vậy ngoài các nhà đầu tư toàn thời gian thì khi giao dịch với biểu đồ giá D1cho phép các nhà đầu tư bán thời gian có thể tham gia, nó sẽ giúp nhà đầu tư kiếm thêm thu nhập trong khi không ảnh hưởng nhiều đến công việc chính của họ.
Capture17.PNG

Tôi nói như vậy không phải là biểu đồ giá D1 chỉ dành cho các nhà đầu tư bán thời gian, với các nhà đầu tư toàn thời gian họ giao dịch với biểu đồ giá D1 họ sẽ có những ưu điểm nhất định như là thời gian tìm hiểu thông tin cơ bản của thị trường, hay là với lượng vốn lớn thì họ sẽ có thể dành thời gian cho gia đình nhiều hơn.

7. Hạn chế được chênh lệch của nhà cái:
Chên lệch ở đây đó là spread của các cặp ngoại tệ. Tức là sự khác biệt giữa giá mua và giá bán, các nhà cái sẽ mua rẻ, bán đắt. Như ta thấy, spread là dành cho từng cặp ngoại tệ, nó không thay đổi trên các khung thời gian khác nhau của biểu đồ. Trên các biểu đồ giá khung thời gian ngắn thì mức biến động của giá nhỏ, trên các biểu đồ giá khung thời gian lớn hơn như biểu đồ ngày biến động giá lớn.

PS: Đây là những phân tích trên góc độ cá nhân mang tính chất so sánh tham khảo. Do mỗi khung thời gian có một đặc điểm và lợi ích nhất định riêng của chúng và khung thời gian D1, hay lớn hơn cũng không ngoại lệ. Như đối với giao dịch trên khung thời gian D1, W1 chúng ta sẽ phải chịu một khoản Swap khi giữ lệnh qua đêm...Đồng thời thì trong đầu tư FX cũng có rất nhiều trường phái khác nhau như đầu tư theo tin, đầu tư indatrade, hay là theo lãi suất...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
BÀI 11. GIẢI PHẪU MỘT XU HƯỚNG
Trong bài viết tiếp theo này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn nội dung về yếu tố cơ bản ẩn chứa phía sau những biến động của giá trên biểu đồ giá các cặp ngoại tệ. Khi làm chủ được kỹ năng phân tích các yếu tố cơ bản thì bạn có thể dự đoán trước thời điểm bước ngoặt trên thị trường khi các nền kinh tế có sự dịch chuyển. Bài viết này rất có lợi ích với các nhà phân tích kỹ thuật, nó cho bạn thấy yếu tố nội tại bên trong của thị trường, củng cố sự tự tin của bạn khi vào lệnh.

1. Xu hướng và đặc điểm của thị trường xu hướng:
Có thể bạn đã từng nghe câu nói”trend is your friend”. Đây là một trong những câu thành ngữ lâu đời nhất ở phố Wall và có những lý do chính đáng cho sự nổi tiếng của câu nói này. Kinh doanh theo xu hướng là một trong những phương thức kinh doanh sinh lợi nhất và đỡ tốn thời gian nhất ở mọi thị trường. Hơn thế, trong thị trường FX nó còn đặc biệt hiệu quả. Lý do là thị trường ngoại hối có xu hướng hình thành xu hướng mạnh, có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm.

Tại sao xu hướng trong thị trường ngoại hối lại mạnh hơn, kéo dài lâu hơn so với xu hướng trong các thị trường khác? Nguyên nhân là khi chúng ta kinh doanh thị trường ngoại hối là chúng ta đang kinh doanh các nền kinh tế của các quốc gia. Như bạn biết, khi một nền kinh tấ mạnh hoặc yếu, tình trạng đó sẽ kéo dài như thế hàng năm trời. Bạn không thể cải thiện nền kinh tế của một quốc gia đơn giản chỉ bằng việc thay người lãnh đạo, hoặc bằng việc thay đổi một vài thủ thuật kế toán như đối với các công ty trong thị trường chứng khoán.

Sự mạnh yếu của một nền kinh tế diễn ra theo các chu kỳ, được tính bằng năm. Các chu kỳ kinh tế truyền thống diễn ra theo bốn giai đoạn: tăng trưởng, sung túc, suy giảm và suy thoái.

Sự mạnh, yếu của nền kinh tế thường được phản ánh qua đồng bản tệ. Và chúng ta kinh doanh ngoại hối chính là kinh doanh sự khác biệt giữa hai đồng tiền và một hiện tượng thường xuyên diễn ra là một trong hai đồng tiền này mạnh lên nhiều so với đồng tiền còn lại. Kết quả là một xu hướng có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, trong niềm vui của những người sử dụng kỹ thuật kinh doanh theo xu hướng.

2. Phân tích một ví dụ:
Ta phân tích cặp ngoại tệ USD/JPY. Trong khoảng cuối năm 2005, cặp ngoại tệ này có xu hướng tăng trong mấy tháng liền theo biểu đồ.
Capture24.PNG
Các yếu tố nào là nguyên nhân của xu hướng tăng đó của đồng Đô la so với đồng Yên.
- Năm 2005 là một năm tốt đối với đồng đô la Mỹ nhờ phục hồi nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng cao. Vì tăng trưởng của Mỹ quá mạnh, Cục dự trữ liên bang vốn có vai trò như một ngân hàng trung ương chuyên làm ra các chính sách tiền tệ, đã khởi động một chiến dịch tăng lãi suất nhằm cố gắng làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế về một mức bền vững hơn. Sức mạnh này đã được phản ánh qua tỷ giá đô la Mỹ với mức tăng cao so với đồng euro và đồng bảng Anh và đồng yên Nhật năm 2005.

Capture18.PNG

- Trong khi đó, lãi suất của yên Nhật bị đưa về mức gần bằng 0 và không có cơ hội cho việc tăng lãi suất trong một tương lai gần. Nhật bản đã phải hạ mức tăng trưởng GDP của mình trong năm 2005 về 1.7% so với mức tăng trưởng năm 2004 là 2.3%. Sự ngược chiều nói trên của hai nền kinh tế đã tạo nên điều kiện cho một kịch bản xu hướng giá tăng của cặp USD/JPY.

Capture20.PNG

- Các bạn hãy kiểm tra điều tương tự xảy ra với cặp EUR/USD và GBP/USD trong cùng khoảng thời gian này.

P/S: Nội dung bài viết có sử dụng trích dẫn trong ấn phẩm "Thị trường ngoại hối". Hãy tìm hiểu và mở rộng kiến thức về lĩnh vực mà mình tham gia!
 
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH NGÀY 27/2

upload_2017-2-27_11-56-27.png

1. Chiến lược:
Giao dịch trên các mẫu hình nến cơ bản.
Khung thời gian giao dịch D1.
Tỉ lệ Rewrad/Risk là 2:1.
Quản lý vốn: Khối lượng lệnh bằng 5% khối lượng tài khoản.
Tỉ lệ Win/Lose xây dựng của chiến lược là: 40/60.
2. Phân tích lệnh:
Cặp ngoại tệ AUDUSD.
Mẫu hình nến Tower top(kết hợp nến sao).
Khung thời gian giao dịch là D1.
Tỉ lệ Reward / Risk là 2:1.
Quản lý vốn: Khối lượng lệnh bằng 5% khối lượng tài khoản.
SL trên đỉnh nến cuối của mẫu hình.

P/S: Lưu ý:
- Thời điểm vào lệnh: 4h sáng.
- Lượng Swap của lệnh được bù vào tỉ lệ Reward/Risk: 2.1:1
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • The Blade trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 70,265 Xem / 38 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,621 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 247 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 447 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,136 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 343 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 199 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên