[Quản lý rủi ro] Nếu biết 9 cách này, tài khoản của bạn ‘’khó’’ cháy! - Phần 2

[Quản lý rủi ro] Nếu biết 9 cách này, tài khoản của bạn ‘’khó’’ cháy! - Phần 2

[Quản lý rủi ro] Nếu biết 9 cách này, tài khoản của bạn ‘’khó’’ cháy! - Phần 2

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,306
Quản lý rủi ro thường được xếp vào hàng cuối cùng trong danh sách ưu tiên của hầu hết các Trader hiện nay. Thông thường các Trader luôn tập trung tìm ra một indicator tốt hơn hoặc là điểm vào lệnh chính xác hơn hoặc suốt ngày chỉ lo lắng về stop hunting và tìm các chén thánh - làm sao để 1 bước lên mây.

984980926-Paul-Tudor-Jones.jpg


Hôm nay chúng ta tiếp tục thảo luận 4 cách còn lại quản lý rủi ro tốt nhất cho tài khoản của mình.

6. Quản lý khối lượng giao dịch một cách chuyên nghiệp

Khi nói đến khối lượng giao dịch, các trader thường chọn một số ngẫu nhiên như 1%, 2%, 3% và sau đó áp dụng nó cho tất cả các giao dịch của họ mà không cần suy nghĩ lại về việc đặt lại khối lượng giao dịch.

6.png

Trading là một hoạt động mang tính xác suất, giống như cá cược nhưng nó có tính chuyên nghiệp cao. Trong những hoạt động kiểu như vậy, thông thường bạn phải thay đổi số tiền đặt cược, dựa trên khả năng kết quả có thể đạt được. Khi chơi đánh bài, bạn thấy mình hầu như không có cơ hội chiến thắng, liệu bạn có nên đặt cược nhiều cho ván bài đó?

Điều này cũng đúng đối với trading. Nếu bạn có nhiều thiết lập và chiến lược khác nhau, bạn sẽ thấy rằng mỗi thiết lập và chiến lược có một winrate khác nhau và cũng có một tỷ lệ risk : reward khác nhau. Vì vậy, bạn nên giảm khối lượng giao dịch của mình trên các thiết lập với một winrate thấp hơn và tăng khối lượng lên khi winrate của bạn cao hơn.

Theo cách tiếp cận quản lý khối lượng giao dịch sẽ giúp bạn giảm thiểu sự biến động tài khoản và có khả năng cải thiện việc tăng trưởng nó.

7. Sử dụng tỷ lệ Reward : Risk và R-multiple cùng nhau

Tỷ lệ Reward : Risk là một thước đo tiềm năng mà bạn đo khoảng cách đến stop loss và take profit khi bạn tham gia vào giao dịch, R-multiple là một phép đo hiệu năng và nó mô tả kết quả cuối cùng giao dịch của bạn.

Khi tham gia vào giao dịch, trader thường quá lạc quan và đặt mục tiêu lợi nhuận quá xa hoặc chốt giao dịch có lợi nhuận quá sớm, điều này sẽ làm giảm tỷ lệ rR : R. Bằng cách phân tích tỷ lệ R-multiple với tỷ lệ R : R, bạn có thể có được thông tin chi tiết mới về giao dịch của mình. Nếu bạn thấy những sai lệch lớn, bạn nên nhìn sâu hơn và cố gắng tìm ra cái mà nó gây ra sự khác biệt.

8. Quan tâm tới spread một cách nghiêm túc

Đối với những thị trường thanh khoản nhất, spread thường chỉ là một vài pip, và do đó các trader không quan tâm tới nó, thậm chí nó không tồn tại.

Nghiên cứu chỉ ra rằng cả ngày chỉ có khoảng 1% trader có thể kiếm được lợi nhuận sau khi trừ các khoản phí.

Trong ngày, bình quân trader giao dịch bất kỳ khoảng từ 5 đến 200 pips, nếu spread trên thị trưởng quy định là 2 pips, điều này sẽ có nghĩa là bạn phải trả một khoản phí 10% cho giao dịch với lợi nhuận 20 pips. Và ngay cả khi bạn nắm giữ trong tay giao dịch 50 pips, spread đến gần 5%. Những chi phí đó có thể dẫn đến những hạn chế đáng kể cho hệ thống giao dịch của bạn. Do đó, bắt đầu giám sát spread chặt chẽ và tránh cặp tiền tệ có spread cao (những cặp tiền tệ chéo nhau) hoặc thời điểm mà spread bị giãn ra (khi tin ra).

9. Sự tương quan giữa các cặp tiền tệ

Nếu bạn là một trader ngoại hối, bạn thường có thể thấy một tương quan rất mạnh giữa các cặp forex nhất định. Nếu bạn là một trader chứng khoán, bạn sẽ nhận thấy rằng các công ty trong cùng ngành và khu vực, hoặc có trụ sở ở cùng một quốc gia, thường di chuyển cùng nhau trong thời gian dài.

9.png

Khi nói đến quản lý tiền và rủi ro, điều này có nghĩa là các công cụ giao dịch có tương quan cùng hướng sẽ dẫn đến nguy cơ gia tăng. Hãy minh họa điều này bằng một ví dụ:

Giả sử bạn mua EUR / USD và GBP / USD, và bạn bị rủi ro 1,5% cho mỗi giao dịch; Sự tương quan giữa hai công cụ này rất khả quan (gần +0,90). Điều này có nghĩa là nếu đồng EUR / USD tăng lên 1%, đồng bảng GBP / USD cũng tăng 0,90%. Có một sự tương quan cùng hướng lớn trong cả cặp EUR / USD và GBP / USD sau đó bằng 1 vị trí mở và rủi ro 2,7% trên đó [(1,5% + 1,5%) * 0,9 = 2,7%].

Tất nhiên, đây là một cách rất đơn giản để quan sát tương quan, nhưng nó cho bạn ý tưởng cần lưu ý khi giao dịch các cặp tiền tệ tương quan với nhau.

Bắt đầu chú ý đến quản lý rủi ro


Đưa việc trading của bạn đến mức độ tiếp theo thường rất khó khăn bởi vì giao dịch thông thường chỉ tập trung vào các chỉ báo của indicator và những chiến lược giao dịch không tưởng, trong khi những điều thực sự có thể làm nên sự khác biệt lại bị loại bỏ.

Quản lý tiền bạc và rủi ro là một lĩnh vực "không hấp dẫn" trong thế giới trader và chỉ sau vài tháng bị mất tiền, thất vọng vô tận mà các nhà đầu tư bắt đầu tập trung vào khía cạnh này. Bạn thường có thể giảm thiểu việc cháy tài khoản của mình, bằng cách chú ý nhiều hơn về quản lý rủi ro. Nó không mất nhiều thời gian của bạn!

Một điều mà bạn nghĩ là quan trọng nhất khi nói đến quản lý rủi ro và tiền bạc? Chúng ta có nhớ điều gì không? Chia sẻ ý kiến của bạn với chúng tôi và để lại nhận xét dưới đây.

Xem thêm:

>> [Quản lý rủi ro] Nếu biết 9 cách này, tài khoản của bạn ‘’khó’’ cháy! - Phần 1

>> Kỹ thuật Scaling out mà trader cần biết


Theo Tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Bạn chauchau1207 nghiên cứu sâu thật, đọc các bài viết của bạn rất hay, cám ơn bạn rất nhiều.
Mình đang trãi nghiệm 2 hệ thống Turtle và Price Break Through của bạn, cần thêm thời gian để xem kết quả. Bạn còn hệ thống nào giao dịch trên D1 cho mình học hỏi thêm 1 hệ thống nữa nhé, 3 hệ thống bổ khuyết cho nhau là OK rồi.
 
Bạn chauchau1207 nghiên cứu sâu thật, đọc các bài viết của bạn rất hay, cám ơn bạn rất nhiều.
Mình đang trãi nghiệm 2 hệ thống Turtle và Price Break Through của bạn, cần thêm thời gian để xem kết quả. Bạn còn hệ thống nào giao dịch trên D1 cho mình học hỏi thêm 1 hệ thống nữa nhé, 3 hệ thống bổ khuyết cho nhau là OK rồi.

Vẫn còn rất nhiều kỹ thuật và hệ thống khác hữu ích, mình sẽ post từ từ để tránh anh em bị tẩu hỏa nhập ma ;)
 
Bac oi gio e mun trade theo h4 hoac d1 thi theo pp nao Tốt bac. Cho e xin voi. Trade theo h1 chet hoai e nan rui
 
Mình là người mới chưa có kinh nghiệm nhưng mình thấy D1 chắc ok nhất nhỉ, D1 chạy qua 1 vòng toàn cầu, đầy đủ Úc Á Âu Mỹ nên giá sẽ chuẩn hơn. Các TF nhỏ như H1 hoặc nhỏ hơn thường stop loss ngắn nên bị giá giật hit hoài mà lại mất nhiều tg theo dõi.
 
Xin bác Châu Chấu cho ý kiến PP quản lý vốn theo chiến lược PBT:
- Đầu tháng tính số dư TK, (vd 1k)
- Rủi ro 2% mỗi lệnh, cùng 1 thời điểm không để rủi ro quá 6% (mỗi lệnh rủi ro không quá 20USD, 1 lúc không quá 3 lệnh, nếu kéo ST của 1 lệnh về hòa vốn giảm rủi ro xuống 4% thì mới tìm setup tiếp).
- Cách vào lệnh: tìm setup, tính SL theo pp PBT, sau đó dựa vào rủi ro không quá 20USD để tính ra khối lượng, TP trailing stop theo pp PBT.
- Hết tháng tổng kết, tính lại số tiền rủi ro tháng tới, bằng 2% số dư TK.
- Còn mấy cái tổng kết R:R, Drawdown, Expected payoff... để đánh giá.
Mong bác góp ý.
 
Bac oi gio e mun trade theo h4 hoac d1 thi theo pp nao Tốt bac. Cho e xin voi. Trade theo h1 chet hoai e nan rui

Mình trade theo D1 và luôn khuyên anh em trade theo D1. Mình có 2 phương pháp để trade theo D1 đã post trên TraderVietTurtle SystemPrice Break Through mà anh em hiện đang sử dụng rất ok. Bác đọc có gì không hiểu thì cứ inbox.

Ngoài ra còn một số chiến lược khác có trong những bài mình đã post lúc trước.
 
Xin bác Châu Chấu cho ý kiến PP quản lý vốn theo chiến lược PBT:
- Đầu tháng tính số dư TK, (vd 1k)
- Rủi ro 2% mỗi lệnh, cùng 1 thời điểm không để rủi ro quá 6% (mỗi lệnh rủi ro không quá 20USD, 1 lúc không quá 3 lệnh, nếu kéo ST của 1 lệnh về hòa vốn giảm rủi ro xuống 4% thì mới tìm setup tiếp).
- Cách vào lệnh: tìm setup, tính SL theo pp PBT, sau đó dựa vào rủi ro không quá 20USD để tính ra khối lượng, TP trailing stop theo pp PBT.
- Hết tháng tổng kết, tính lại số tiền rủi ro tháng tới, bằng 2% số dư TK.
- Còn mấy cái tổng kết R:R, Drawdown, Expected payoff... để đánh giá.
Mong bác góp ý.

Cơ bản là bác nói ra rất đúng ý mình, nhưng đó mới chỉ là quản lý vốn, bác còn phải quản lý giao dịch nữa. Bác nói thêm cách quản lý lệnh giao dịch của bác, mình sẽ tiếp tục trao đổi với bác. (Không nên đánh duy nhất 1 lệnh 2%)
 
Cơ bản là bác nói ra rất đúng ý mình, nhưng đó mới chỉ là quản lý vốn, bác còn phải quản lý giao dịch nữa. Bác nói thêm cách quản lý lệnh giao dịch của bác, mình sẽ tiếp tục trao đổi với bác. (Không nên đánh duy nhất 1 lệnh 2%)
Trước tiên cảm ơn bác đã bớt chút thời gian trao đổi,
- Bắt đầu từ trong dấu ngoặc của bác: Em xác định mỗi lệnh không quá 2%, chứ không duy nhất, mà là tổng 6% (được 3 lệnh, vì em theo dõi 6 cặp chính + Gold). chỗ này bác cho thêm ý kiến. Theo em thấy trade trên Daily thì một tuần 30 lệnh như tác giả là không thực tế, có thể ý tác giả là 1 tháng. Nếu 1 tuần có 30 lệnh thì 6% của em là không đủ, nhưng 1 tháng 30 lệnh thì 6% của em là hợp. (ví dụ hiện tại em mới vào được 3 lệnh GU,UJ và AU, nhưng GU, UJ đã kéo ST về hòa vốn).
- Về quản lý lệnh gd, pp này sử dụng Trailing Stop, nên mục tiêu là dời SL về các mức High, low, HCR, LCS, PPZ nếu giá đi đúng hướng. Và nếu giá đến vùng S/R quan trọng và đã có lợi nhuận em sử dụng pp Scaping out như bác mô tả, Chốt 50% lợi nhuận, còn 50% dời SL theo pp PBT (không thấp hơn 1ATR daily) và theo đến khi nào dính SL.
- Nếu giá không đi đúng hướng dính SL, ok, đợi Setup khác.
 
Cái này còn tùy thuộc nhiêu yếu tố: trade 4 cặp bạn chia rủi ro bao nhiêu, trade cặp gì, thời điểm, mức giá, phương pháp giao dịch, sl, tp...
 
Trước tiên cảm ơn bác đã bớt chút thời gian trao đổi,
- Bắt đầu từ trong dấu ngoặc của bác: Em xác định mỗi lệnh không quá 2%, chứ không duy nhất, mà là tổng 6% (được 3 lệnh, vì em theo dõi 6 cặp chính + Gold). chỗ này bác cho thêm ý kiến. Theo em thấy trade trên Daily thì một tuần 30 lệnh như tác giả là không thực tế, có thể ý tác giả là 1 tháng. Nếu 1 tuần có 30 lệnh thì 6% của em là không đủ, nhưng 1 tháng 30 lệnh thì 6% của em là hợp. (ví dụ hiện tại em mới vào được 3 lệnh GU,UJ và AU, nhưng GU, UJ đã kéo ST về hòa vốn).
- Về quản lý lệnh gd, pp này sử dụng Trailing Stop, nên mục tiêu là dời SL về các mức High, low, HCR, LCS, PPZ nếu giá đi đúng hướng. Và nếu giá đến vùng S/R quan trọng và đã có lợi nhuận em sử dụng pp Scaping out như bác mô tả, Chốt 50% lợi nhuận, còn 50% dời SL theo pp PBT (không thấp hơn 1ATR daily) và theo đến khi nào dính SL.
- Nếu giá không đi đúng hướng dính SL, ok, đợi Setup khác.

Nếu bác làm đúng như thế này trong thời gian dài thì ổn rồi đấy. Chỉ là làm cách nào để tích thêm kỹ thuật quản lý vốn nhằm tối ưu (càng hoàn hảo càng tốt) lệnh của mình.

Mục tiêu của bạn (cũng là mục tiêu của các trader biết quản lý vốn khác) là làm sao kéo dãn được stoploss mà vẫn giữ nguyên rủi ro. Điều này sẽ làm cho xác suất chạm stoploss giảm đi trong khi số tiền bị mất vẫn như cũ.

Và dĩ nhiên là khối lượng giao dịch vẫn như cũ.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 12 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 165 Xem / 11 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 277 Xem / 7 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 57 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 488 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 287 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,084 Xem / 40 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên