[Quản lý rủi ro] Risk Of Ruin - Ngưỡng cửa tử thần trong thế giới trading - Hồi 1

[Quản lý rủi ro] Risk Of Ruin - Ngưỡng cửa tử thần trong thế giới trading - Hồi 1

[Quản lý rủi ro] Risk Of Ruin - Ngưỡng cửa tử thần trong thế giới trading - Hồi 1

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,307
Là trader, một trong những cực kỳ quan trọng mà chúng ta phải nắm vững là QUẢN TRỊ RỦI RO. Đối với các trader thành công, họ đặt nặng vấn đề quản trị rủi ro thậm chí gấp nhiều lần so với phương pháp giao dịch. Bởi vì nó giữ cho chúng ta còn tồn tại trong cuộc chơi này và cuối cùng dẫn đến cơ hội giao dịch có lợi nhuận nếu chúng tôi quản lý tốt rủi ro tốt.

Tôi thường ngạc nhiên khi thấy rằng nhiều trader không biết những rủi ro của họ là gì. Điều này bao gồm rủi ro đối với mỗi giao dịch, mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và rủi ro cháy tài khoản (Risk of Ruin). Hầu hết mọi người nhận thức được rủi ro cho mỗi giao dịch hoặc mỗi ngày, tuy nhiên rất ít người biết đến khái niệm Risk of Ruin (ROR). Có thể bởi vì họ luôn tránh né và sợ nó sẽ xảy ra. Tuy nhiên, nó vẫn xảy ra, dù muốn hay không muốn.

KHÁI NIỆM VỀ RISK OF RUIN

Vậy Risk of Ruin là gì? Risk of Ruin tạm dịch là rủi ro cháy tài khoản hay nguy cơ cháy tài khoản, viết tắt là ROR. Tuy nhiên, tôi sẽ vẫn ghi nó là Risk Of Ruin để các bạn có thể hiểu nó một cách nguyên bản nhất.

Risk of Ruin đề cập đến số vốn mà bạn sẵn sàng chịu rủi ro trước khi bạn phải dừng giao dịch (Thường có liên quan đến khái niệm "The Point of Ruin" hoặc "Maxmimum Drawdown" - khái niệm quen thuộc).

risk_of_ruin31.jpg

Lưu ý rằng đây không phải là vốn tài khoản toàn bộ, vì bạn KHÔNG BAO GIỜ phải chịu rủi ro 100% vốn. Risk of Ruin là một khái niệm thống kê và là khả năng khi bạn đạt đến mức độ sụp đổ tài khoản. Nếu nhiều trader biết điều này thì họ sẽ không bao giờ để tài khoản bị cháy! Cháy tài khoản chứng tỏ kỹ năng quản lý rủi ro rất kém! Tốt nhất là một trader không bao giờ được để 50% Drawdown / Point of Ruin. Đó là mức tối đa, vì họ phải đạt được 100% trở lại chỉ để tài khoản quay trở lại điểm hòa vốn!

Điều bắt buộc là bạn phải biết rủi ro của bạn là gì và sẵn sàng chấp nhận nó. Nếu bạn không muốn chấp nhận bất kỳ rủi ro nào trong tài khoản của mình, thì bạn KHÔNG THỂ giao dịch, đơn giản là như vậy.

CÔNG THỨC TÍNH RISK OF RUIN

Lý tưởng nhất là bạn nên sẵn sàng rủi ro ở mức 25-30% trong tài khoản của bạn như là một điểm mức sụt giảm tối đa cho tài khoản trước khi bạn phải ngừng giao dịch và sau đó xem lại kế hoạch giao dịch của bạn cho các mục tiêu mới và kiểm tra lại các thông số rủi ro để xác định liệu bạn vẫn có thể giao dịch được nữa hay không.

Sau đó xây dựng một kế hoạch mới nếu thấy cần thiết. Bạn phải xem lại mức chịu đựng rủi ro của mình, bao nhiêu là OK so với tài khoản của bạn? Ở mức độ nào bạn bắt đầu cảm thấy giao dịch không thoải mái, tự tin - mức độ đó chính là ngưỡng chịu đựng rủi ro của bạn? Nên nhớ rằng các nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm rất ngại rủi ro, trong khi một nhà giao dịch chấp nhận rủi ro có kinh nghiệm hơn vẫn giữ niềm tin và sự tự tin cần thiết để tiến về phía trước.

Là trader, công việc của chúng ta là phải tránh chạm đến mức Risk Of Ruin. Vì vậy, bạn phải tính được khả năng chạm tới mức này là bao nhiêu. Theo trường hợp đơn giản nhất, rủi ro cho mỗi lệnh hoặc mỗi ngày càng cao, Risk of Ruin hay nguy cơ cháy tài khoản càng lớn. Vì vậy, cách dễ nhất để tránh Risk Of Ruin là chỉ để một tỷ lệ rủi ro nhỏ cho mỗi giao dịch hoặc mỗi ngày. Tôi thường khuyên các trader nên để tối đa rủi ro 1-2% vốn tài khoản mỗi ngày. Đối với trader mới 1% (thậm chí ít hơn) là tối đa. Lưu ý rằng mỗi ngày chứ không phải mỗi lệnh!

Có một công thức để xác định Risk Of Ruin của bạn, và tốt nhất là Risk Of Ruin nên ở khoảng từ 0% đến 0.5%.

Chú ý: Không có con số nào là 0.0% cả! Vì vậy, ý của tỷ lệ này là dưới 0,5%, và lớn hơn 0%. Khi bạn để tỷ lệ này trên 1% hoặc cao hơn đó là khi bạn biết bạn đang mạo hiểm quá nhiều, và Risk Of Ruin sẽ gây hại cho bạn và chỉ còn là vấn đề thời gian...

Có một số cách để tính Risk Of Ruin, tuy nhiên công thức phổ biến nhất là:

Risk Of Ruin = ( 1- (W-L) ) / ( 1+ (W-L) ) ^ U

Trong đó:

W : Win ratio (Xác suất thắng)

L : Lose ratio (Xác suất thua)

U : Maximum Drawdown (Mức sụt giảm tài khoản tối đa)

Qua hồi sau, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính toán một cách đầy đủ và toàn diện hơn kèm theo một bảng tính Excel cho bạn như thường lệ.

VÍ DỤ 1: trader A có tài khoản 50.000 USD và sẵn sàng chịu rủi ro với Maximum Drawdown là 30%, tức là trader này sẽ lỗ tối đa (Point of Ruin) -15.000 USD. Giả sử Trader A đã thống kê lại lịch sử giao dịch đạt được các mức trung bình sau:

+ Win% = 60%

+ Loss% = 40%

+ Rủi ro cho mỗi giao dịch là 1% tài khoản tức là lỗ -500 USD cho mỗi giao dịch, vậy là sẽ lỗ liên tục là 30 giao dịch trước khi đến đạt mức lỗ tối đa -15.000 USD (Max Drawdown).

Vì vậy, Risk Of Ruin được tính như sau:

Risk Of Ruin = (1- (0.6 - 0.4) / 1 + (0.6 - 0.4)) ^ 30 = 0.000005215 tiến tới 0%.

Risk Of Ruin vô cùng thấp! Điều này cho phép trader thoải mái khi biết rằng có rất ít nguy cơ làm cháy tài khoản nếu cứ giao dịch theo các thông số trên. Tất nhiên điều này giả định rằng các trader sẽ tiếp tục giao dịch tốt! Nhưng nếu tỷ lệ Win và tỷ lệ Loss có điều chỉnh qua thời gian thì Risk Of Ruin sẽ thay đổi.

VÍ DỤ 2: Bây giờ hãy xem xét Trader B - người có quá nhiều rủi ro. Anh ta có một tài khoản 10.000 đô la và sẵn sàng chịu rủi ro với Maximum Drawdown là 30%, tức là trader này sẽ lỗ tối đa (Point of Ruin) -3.000 đô la. Win% = 60%, Loss% = 40%, rủi ro cho mỗi giao dịch là 10% tài khoản tức là lỗ -1.000 USD cho mỗi giao dịch, vậy là sẽ lỗ liên tục là 3 giao dịch trước khi đến đạt mức lỗ tối đa -3.000 USD (Max Drawdown).

Vì vậy, Risk Of Ruin được tính như sau:

Risk Of Ruin = (1- (0.6 - 0.4) / 1 + (0.6 - 0.4)) ^ 3 = 0.2962 = 30%

Các bạn có nhận thấy một sự khác biết lớn ở đây không. ROR của A gần bằng 0 trong khi ROR của B lên đến 30%. Trong khi cả hai cùng tỷ lệ Win, Loss và Maximum Drawdown, chỉ khác ở tổng tài khoản và tỷ lệ rủi ro cho mỗi lệnh. Do đó, chúng ta thấy rằng việc đặt tỷ lệ rủi ro cho mỗi lần giao dịch vô cùng quan trọng và nó tạo nên sự khác biệt lớn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN CON SỐ RISK OF RUIN ?

Nhiệm vụ chủ yếu của một trader ở đây là tìm mọi cách để giảm con số ROR thấp nhất có thể.

Vì vậy, hãy xem xét những cách bạn có thể làm giảm Risk of Ruin:

1/ Tăng độ chính xác trong giao dịch để có được một %Win cao hơn.

2/ Tăng tỷ lệ Reward : Risk

3/ Giảm tỷ lệ rủi ro cho mỗi lệnh hoặc mỗi ngày.

Trên đây là những gì cơ bản nhất về Risk Of Ruin mà trader cần phải biết. Nếu đã đọc hết rồi, bạn hãy thử tính toán hệ thống của mình có tỷ lệ ROR là bao nhiêu? Có rủi ro quá không? Và chia sẻ với anh em để mọi người cùng học hỏi.

Qua hồi tiếp theo, mình sẽ nói kỹ hơn về cách tính toán và kèm theo công cụ tính đầy đủ cho chúng ta.

Xem thêm:

>> Phương pháp cân bằng giao dịch Forex sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất ?

>> Ý nghĩa thực sự của Drawdown và tác động tâm lý của nó với Trader


 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Công Thức này có vấn đề.
VD. trader A có vốn 10000 USD và mức sụt giảm tối đa là 30% tk.mỗi giao dịch rủi ro 3% tức 10 giao dịch thua lỗ liên tiếp.với tỷ lệ Win 50%,Loss 50%
Ta tính được:
ROR = ( 1-(0.5x0.5)/1+(0.5x0.5)^10=0.006 =0.6%.

Cũng như VD trên ta tăng tỷ lệ Win 60%,Loss 40%.
ROR = (1-(0.6x0.4)/1+(0.6x0.4))^10 =0.0074 =0.74%.

Câu hỏi đặt ra : tại sao tỷ lệ Win tăng nhưng tỷ lệ ROR tăng theo??? đúng lý ra nó phải giảm chứ?
 
Sorry, mình đã sửa lại công thức. Cám ơn bạn đã góp ý.

Tuy nhiên, công thức này là công thức cơ bản, vì nó chưa động chạm gì đến tỷ lệ payoff. Do đó, khi tỷ lệ win nhỏ hơn hoặc bằng 50% thì phải sử dụng công thức khác.

Chủ yếu Hồi thứ 1 là để giải thích khái niệm và đưa ra ví dụ đơn giản. Sang hồi thứ 2 mới có cách tính toán cụ thể (như đã đề cập.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 109 Xem / 1 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,505 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 892 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 297 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 396 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 159 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,763 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên