[Quản lý rủi ro] So sánh 6 phương pháp đặt stoploss hiệu quả nhất - Phần 1

[Quản lý rủi ro] So sánh 6 phương pháp đặt stoploss hiệu quả nhất - Phần 1

[Quản lý rủi ro] So sánh 6 phương pháp đặt stoploss hiệu quả nhất - Phần 1

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,307
Việc tuân theo một chiến lược đặt stoploss nhất quán là rất quan trọng bởi vì nó giúp ta loại được cảm xúc và các yếu tố khác gây ra thua lỗ mà hầu hết các trader đang mắc phải. Nếu bạn không thực sự biết rõ chỗ mà bạn sẽ đặt stop và bạn chỉ đặt đại chỗ nào đó tùy thích thì đó là dấu hiệu bạn đang sở hữu một hệ thống lộn xộn hoặc sử dụng một hệ thống ngon lành một cách lộn xộn. Kết quả cuối cùng là bạn bị hất ra khỏi cuộc chơi đầy biến động này.

Nói cách khác, khi bạn biết chỗ nào mình cần đặt dừng lỗ (và tại sao bạn đặt chỗ đó), bởi vì bạn sử dụng hệ thống của mình nhất quán và tuân theo đúng kỷ luật, bạn sẽ ít bị cám dỗ hơn mỗi khi muốn phá bỏ các quy tắc giao dịch và quên đi những kế hoạch ban đầu.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận với nhau về 6 phương pháp - 6 công cụ phổ biến (dĩ nhiên là có hiệu quả) sử dụng cho việc đặt stoploss. Trước tiên tôi sẽ đưa ra những so sánh về điểm mạnh điểm yếu giữa các phương pháp và sau đó sẽ đưa ra kết luận chung về chúng.

STOPLOSS CỦA BẠN GIỐNG NHƯ DÂY ĐAI AN TOÀN. KHÔNG PHẢI LÚC NÀO BẠN CŨNG CẦN DÙNG ĐẾN NÓ NHƯNG SẼ RẤT TỆ HẠI KHI KHÔNG CÓ NÓ ĐẤY.
ĐẶT STOPLOSS DỰA VÀO BOLLINGER BANDS

Nhất là đối với những trader theo trường phái trend following (như tôi chẳng hạn), BBs là một công cụ đặt stoploss vô cùng tuyệt vời. Trong một xu hướng tăng, bạn nhận thấy rằng giá thường xuyên đóng cửa bên ngoài biên BBs. Khi xu hướng bị mất chậm lại, nó sẽ bắt đầu kéo giá vào trong biên và từ từ hút vào biên giữa. Nhớ rằng biên giữa chính là đường MA 20 nên không khó để hiểu rằng, khi giá hết đà nó lại quay về mức trung bình của chính nó.

Vì thế, các traders theo trường phái theo xu hướng luôn đặt stoploss dưới (trên) biên giữa và dời nó theo hướng lên (xuống) của xu hướng. Trader thận trọng hơn sẽ đặt stoploss hẳn biên ngoài BBs thay vì đặt ở biên giữa. Ví dụ trong xu hướng lên, trader ưa rủi ro một chút sẽ đặt stoploss dưới biên giữa, còn trader thận trọng hơn một chút sẽ đặt stoploss dưới biên dưới của BBs, và cứ thể họ dời stoploss lên từ từ.

Trailing stop theo biên giữa. Thoát lệnh một khi giá chạm stoploss và giảm xuyên qua biên giữa.

Giá vẫn ở trên biên giữa va stoploss liên tục được dời lên.

Hạn chế: cách đặt stop dựa vào BBs hoạt động không được tốt khi sideways.

BollingerBands.png


ĐẶT STOPLOSS DỰA VÀO KHÁNG CỰ / HỖ TRỢ VÀ ĐƯỜNG XU HƯỚNG

Đường xu hướng (Trendline) là một trong những công cụ được xếp vào hàng kinh điển khi nhắc đến phân tích kỹ thuật nói chung chứ không phải chỉ dùng làm công cụ đặt stoploss. Đóng vai trò là mức kháng cự/ hỗ trợ tự nhiên, trendline được sử dụng bởi rất nhiều trader.

Một tín hiệu bẻ gãy trendline thường là tín hiệu kết thúc xu hướng hiện tại hoặc chí ít chúng ta cũng biết xu hướng đó đang bị yếu đi. Do đó, nó dễ dàng làm cơ sở cho việc đặt stoploss, cụ thể là đặt stoploss đối diện với trendline.

Hạn chế: cách vẽ trendline không thống nhất và cụ thể, tùy thuộc vào kinh nghiệm mỗi người mà sẽ có mỗi đường trendline khác nhau. Có người thích nối các bóng nến, có người thích nối thân nến lại với nhau, có người có sở thích độc hơn là đầu thì nối thân nến nhưng cuối thì lại chạm bóng nến,...

Cách giải quyết: Riêng tôi, theo thói quen và kinh nghiệm, tôi thường vẽ trenline dựa vào giá cao nhất và thấp nhất nên bóng nến chính là ưu tiên để vẽ. Lý do là gì? bóng nến (đuôi nến) thường là dấu hiệu của fake out,false breakout, stop hunt, hay gì đó tương tự vậy. Do đó, đặt stop dưới này sẽ tránh bị làm con mồi cho những trường hợp đó.

Ưu điểm: giải quyết được vấn đề của BBs, trendline - hỗ trợ/ kháng cự hoạt động tốt trong môi trường sideways.

Trendlines_Support.png


Đặt stoploss cách trendline một khoảng là rất quan trọng để tránh bị dính trong những trường hợp như vầy.

Thường thì không dễ để vẽ một trendline đẹp và chính xác. Kinh nghiệm là yếu tố quyết định.

Trendline khá phù hợp cho những lúc giá đi ngang như thế này.

Hỗ trợ thành kháng cự, việc đặt stoploss cứ bình thường. Nhớ là phải cách một khoảng ra nhé.

ĐẶT STOPLOSS DỰA VÀO CÁC MỨC FIBONACCI

Fibonacci cũng được xem là công cụ giống như kháng cự - hỗ trợ. Vì thế, chúng ta cứ áp dụng lý thuyết của kháng cự - hỗ trợ vào các mức Fibonacci. Sau khi tìm ra điểm vào lệnh tiềm năng, bạn sẽ dùng các mức Fibonacci thoái lui ( 31.8% - 50% - 61.8%) để làm cơ sở đặt stoploss.

Hạn chế: Sử dụng kém hiệu quả khi thị trường sideways, consolidation. Và không phải trend nào cũng phù hợp với công cụ Fibonacci.

Fibonacci.png


Sang phần sau chúng ta sẽ đi tiếp 3 phương pháp còn lại gồm : MA, ATR, mô hình giá và khái niệm time stop.

Xem thêm:

>> [Quản lý rủi ro] Nếu biết 9 cách này, tài khoản của bạn ‘’khó’’ cháy! - Phần 2

>> Một cách để Scaling in và ví dụ


Theo Tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Đanh scalps thì đặt stoploss mốc nào được bác, nếu theo BB hoặc trend thì xa quá, xa hơn cả điểm chốt lời. :(
 
bác ơi, như vậy theo BBs mà đặt SL theo biên giữa thì khoảng bao nhiêu pips đc nhờ?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 597 Xem / 33 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,124 Xem / 40 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 266 Xem / 31 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 89 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên