Quỹ khẩn cấp có thể là chìa khóa để thay đổi tình hình tài chính của bạn

Quỹ khẩn cấp có thể là chìa khóa để thay đổi tình hình tài chính của bạn

Quỹ khẩn cấp có thể là chìa khóa để thay đổi tình hình tài chính của bạn

tuanntau

New Member
2
0
ajayadvisory.com_wp_content_uploads_2019_11_gold_round_coins_50545.jpg

Quỹ khẩn cấp là xương sống của các kế hoạch tài chính hiệu quả. Trong bài viết này, Jay Advisory sẽ giúp các bạn tìm hiểu lý do tại sao lại cần phải cố một quỹ khẩn cấp, cần bao nhiêu là đủ và nên đầu tư ngắn hạn nó như thế nào cho an toàn và hiệu quả.

Quản lý tài chính hiệu quả luôn là một công việc khó khăn, đặc biệt là khi bạn gặp phải trường hợp khẩn cấp xảy ra bất ngờ mà cần bạn phải huy động một nguồn lực tài chính lớn để giải quyết. May mắn thay, có một phương án tài chính sẽ giúp bạn luôn luôn sẵn sàng và chủ động trước mọi trường hợp khẩn cấp bất ngờ về tài chính xảy ra trong cuộc sống.

Bằng cách xây dựng một quỹ khấp cấp cho riêng mình, bạn có thể sẵn sàng chi trả cho các trường hợp khẩn cấp xảy ra bất ngờ mà không cần phải lựa chọn đến việc gia tăng thêm các khoản vay.
Mặc dù một quỹ khẩn cấp không phải là một phép màu nhiệm giúp bạn giải quyết được mọi vấn đề về tài chính. Tuy nhiên, đó lại là điều kiện tiên quyết không thể thiếu để giúp các kế hoạch về tài chính của bạn trong tương lai luôn đi đúng hướng.

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về một quỹ khẩn cấp.
Quỹ khẩn cấp là gì?

Trước khi chúng ta cùng tìm hiểu định nghĩa về một quỹ khẩn cấp, hãy cùng nhau liệt kê những gì không phải là một định nghĩa cho một quỹ khẩn cấp:
  • Quỹ không được sử dụng để giành cho kế hoạch mua nhà, mua xe, hay giành cho giáo dục đại học trong tương lai cho con cái của bạn.
  • Quỹ không nhất thiết phải là một con số lớn, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ những con số nhỏ.
  • Không có một con số chung nào cho quỹ khẩn cấp, việc cần có bao nhiêu phụ thuộc hoàn toàn vào lối sống của bạn.
Quỹ khẩn cấp, nhìn nhận trên một góc độ đơn giản nhất, là tiền bạn tiết kiệm riêng để cho các trường hợp rủi ro không thể dự đoán có thể xảy ra với bạn trong tương lai. Bạn cần số tiền này để giải quyết nó, và làm những việc bạn cần phải làm để vượt qua.

Sự xuất hiện của một quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn luôn yên tâm khi biết rằng cho dù có điều gì đó khủng khiếp xảy ra trong tương lai, chẳng hạn như bạn bị mất việc, thì bạn có thể tập trung được vào hướng giải quyết cho điều đó thay vì phải lo lắng cả về tài chính trong ngắn hạn.
Tôi cần bao nhiêu tiền để xây dựng được một quỹ khẩn cấp như vậy?

Mặc dù con số cụ thể sẽ thay đổi tuỳ theo tình hình tài chính cũng như phong cách chi tiêu của mỗi người, hầu hết các chuyên gia về tài chính đều đồng ý rằng quỹ khẩn cấp đầy đủ nên bằng với ít nhất từ ba đến tám tháng chi tiêu trung bình hàng tháng.

Tuy nhiên, đây chỉ là một đích đến. Bạn không cần phải quá lo lắng về việc tiết kiệm được con số này ngay lập tức chỉ trong một thời gian ngắn.
Bạn mới bắt đầu? Hãy xây dựng quỹ từng bước từ con số nhỏ nhất

Hãy bắt đầu xây dựng một quỹ khẩn cấp bắt đầu với 2 đến 3 triệu đồng. Việc bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ và dần dần nâng cao mục tiêu của bạn lên sẽ cho phép bạn cảm thấy được sự thoả mãn mỗi khi bạn thành côn vượt qua được một cột mốc mà bạn đã đặt ra.

Với việc bắt đầu tư một quỹ nhỏ, bạn có thể xử lý các trường hợp khẩn cấp nhỏ trong cuộc sống mà không phải vay nợ. Điều này cho phép bạn tập trung vào việc đạt được động lực mạnh mẽ hơn với việc tiết kiệm thay vì phải quay trả lại với vòng lặp vay rồi cố gắng trả nợ.
Làm cách nào tôi có thể xác định được con số chi phí trung bình hàng tháng của mình?

Về cơ bản, chi phí trung bình hàng tháng là tổng con số bạn cần phải chi trả để duy trì cuộc sống cần thiết của mình (không bao gồm chi phí cho việc shopping hay cho các sở thích cá nhân của bạn).

Tuy nhiên như tôi đã nói, hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn để xác định ra con số chi phí trung bình hàng tháng. Một số người muốn đảm bảo quỹ này có thể giúp họ chi trả cho cả những chi tiêu xa xỉ như mua sắm hay đi du lịch; trong khi một số người lại tập trung vào một quỹ khẩn cấp mang tính thuần tuý cho các chi phí cơ bản.

Còn về phía Jay Advisory, chúng tôi khuyên bạn nên chọn một con số thoải mái (ví dụ như bằng 120% đến 130% chi phí cố định hàng tháng của bạn). Đừng trở nên quá tiết kiệm ngay lập tức, bởi vì đôi khi nó còn mang lại hiệu quả ngược.
Tầm quan trọng của một quỹ khẩn cấp

Đọc đến đây, có lẽ bạn đã hiểu được định nghĩa về một quỹ khẩn cấp là gì?

Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng điều này là rất có ích cho kế hoạch tài chính của mọi người nhưng bạn tự thấy mình thực sự không cần nó ngay bây giờ.

Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang có một công việc rất ổn định và an toàn trong một lĩnh vực có nhu cầu cao, và cho dù có bị mất việc bạn vẫn có thể nhanh chóng tìm được một công việc mới.

Bạn có thể nghĩ rằng hiện tại với việc sở hữu một chiếc thẻ tín dụng với lãi suất thấp, số ngày miễn lãi cao là quá đủ để giúp bạn vượt qua được các trường hợp khẩn cấp nếu nó xảy ra.

Thật không may, 100% những người có suy nghĩ như bạn đều trở nên bị động khi gặp phải các trường hợp khẩn cấp về tài chính.

Bạn không thể dự đoán được lúc nào các trường hợp rủi ro này sẽ xảy ra, hay nó sẽ duy trì như vậy trong bao lâu và cần bao nhiêu tiền để giúp bạn vượt qua được vấn đề đó. Jay Advisory sẽ chỉ ra giúp bạn một vài ví dụ để giúp bạn nhận thấy tầm quan trọng không thể thiếu của việc cần phải tiết kiệm cho một quỹ như vậy ngay bây giờ:
Trong trường hợp bàn mất hoàn toàn thu nhập

Hầu hết khi nhắc đến rủi ro về thu nhập, mọi người sẽ nghĩ về việc bị sa thải. Tuy nhiên, còn nhiều lý khác có thể dẫn đến tình trạng này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một người thân trong gia đình bạn gặp phải bệnh nào cần sự chăm sóc 24/24 trong khi bạn lại đang làm việc ở một thành phố cách xa nhà hàng trăm cây số?

Điều gì sẽ xảy ra nếu công ty của bạn đột nhiên bị mua lại bởi một công ty lớn hơn, và khi này họ cho rằng bộ phận của bạn là dư thừa và cần phải sắp xếp lại nhân sự, và bạn bị sa thải?

Điều gì sẽ xảy ra nếu nền kinh tế đột nhiên trải qua khủng hoảng trầm trọng, và lĩnh vực mà công ty bạn đang hoạt động bị ảnh hưởng nặng nề? Họ phải đối mặt với lựa chọn, hoặc là phá sản, hoặc là phải cắt giảm 70% số nhân công để giúp công ty trụ được qua thời kì khủng hoảng này.

Bạn nên nhớ rằng, đây là các tình huống thực tế và nó có thể xảy ra với bất cứ ai !!!
Rủi ro về sức khoẻ

Mất việc không phải là trường hợp duy nhất cần đến quỹ khẩn cấp. Các trường hợp khẩn cấp liên quan đến chăm sóc y tế cũng là một rủi ro lớn về mặt tài chính.

Bạn có thể bị viêm ruột thừa và cần phải phẫu thuật gấp. Bảo hiểm y tế chỉ chấp nhận chi trả 60% số tiền phẫu thuật và viện phí, trong khi bạn phải trả ngay cho bệnh viện số tiền còn lại tương đương với khoảng 10 triệu để có thể được phẫu thuật ngay không cần chờ đợi. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này nếu không có sẵn nguồn tiền mặt tiết kiệm có thể sử dụng được ngay.
Các trường hợp khẩn cấp liên quan đến gia đình hoặc thú cưng của bạn

Điều gì sẽ xảy ra nếu chú cún cưng của bạn gặp tai nạn và bạn cần chi trả 10 triệu đồng cho bác sĩ thú y để cứu sống nó.

Hoặc bạn có thể phát hiện ra rằng con của bạn cần các dịch vụ giáo dục bổ sung để giúp chúng có thể theo kịp với các bạn học khác ở lớp. Khoản chi tiêu này có thể tiêu tốn của bạn hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Vậy khẩn cấp về tài chính được hiểu như thế nào?

Bây giờ bạn hoàn toàn có thể đồng ý với tôi rằng một quỹ khẩn cấp là một công cụ tài chính không thể thiếu đối với tất cả mọi người. Vậy thế nào là một trường hợp khẩn cấp về tài chính?

Trường hợp khẩn cấp về tài chính là những rủi ro đột ngột đi kèm với một chi phí lớn đòi hỏi bạn phải sử dụng tiền ngay lập tức. Để là một trường hợp khẩn cấp, các chi phí này phải liên quan đến việc giữ gìn tương lai về tài chính, sức khoẻ và tài sản của bạn.

Dưới đây là một vài ví dụ về các trường hợp khẩn cấp tài chính thực sự, khi mà việc sử dụng quỹ khẩn cấp là hoàn toàn hợp lý.
  • Mất việc làm.
  • Chi phí y tế bất ngờ để cải thiện sức khoẻ của bạn
  • Xe của bạn đột ngột bị hư hỏng nặng hoặc bị tai nạn
  • Sự cố bất ngờ xảy ra với hệ thống chính của ngôi nhà bạn đang ở, ví dụ như hệ thống điện, nước trong nhà.
  • Một thành viên quan trọng trong gia đình bạn qua đời và bạn cần phải mua vé máy bay về nhà ngay lập tức
  • Một thành viên quan trọng trong gia định bạn bị bệnh nặng và cần phải được chăm sóc 24/24.
Những trường hợp nào không phải là một trường hợp khẩn cấp về tài chính?

Mục đính chính của việc duy trì một quỹ khẩn cấp là để sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp thật sự, tuy nhiên, đôi khi nhiều lại lại “mở rộng” khái niệm khẩn cấp một cách quá rộng chỉ để biện minh cho mục đích sử dụng tiền của mình.
Dưới đây là một số ví dụ về các chi phí sẽ không được coi là chi phí hợp lý cho một trường hợp khẩn cấp:
  • Dịch vụ y tế tự chọn như phẫu thuật thẩm mỹ
  • Một chuyến đi du lịch
  • Bạn muốn thay thế gạch ốp lát nhà bằng sàn gỗ chỉ vì bạn thích nó
  • Lốp xe của bạn bị hao mòn thông thường (đây là chi phí cần được dự trù trước, không phải là một trường hợp khẩn cấp)
  • Bạn muốn mua một chiếc TV mới để chuẩn bị cho mùa World Cup nhưng bạn chưa tiết kiệm đủ tiền cho nó.
Bạn nên đầu tư quỹ khẩn cấp của mình vào đâu?

Jay Advisory khuyên bạn nên giữ quỹ khẩn cấp của mình trong tài khoản tiết kiệm với lãi suất cao hoặc đầu tư vào công cụ thị trường tiền tệ (money market) như các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (Certificate of deposit). Bằng cách này bạn có thể truy cập được vào quỹ của mình gần như là ngay lập tức khi bạn cần.

Ngoài ra, tài khoản lãi suất cao cũng cho phép bạn kiếm được ít nhất một chút tiền lãi để cố gắng tránh đi phần nào ảnh hưởng của lạm phát.

Việc giữ quỹ khẩn cấp của bạn tại một ngân hàng tách biệt với tài khoản thanh toán của bạn là điều hợp lý. Bằng cách đó, bạn đã có cơ hội lớn để thắng được cám dỗ sử dụng quỹ khẩn cấp của bạn cho các chi tiêu cá nhân không thực sự cần thiết.
Làm sao để đóng góp định kỳ vào quỹ khẩn cấp của bạn

ajayadvisory.com_wp_content_uploads_2019_11_6_bu_CC_9Bo_CC_9B_66e3e413ea850ec9e1fa305ceb47f172.jpg

Tạo một tài khoản tiết kiệm riêng biệt

Bước đầu tiên cũng như quan trọng nhất trong 6 bước trên chính là xây dựng khoản tiết kiệm ban đầu khoảng 7 đến 10 triệu đồng.

Nếu như bạn đang trong tình trạng nợ ngân hàng, sẽ là đắn đo để quyết định cắt đi một khoản ngân sách để giành ra cho việc xây dựng con số này. Tuy nhiên, hãy ưu tiên công việc này trước sau đó hãy tập trung nguồn lực cho việc trả nợ.

Con số tiết kiệm ban đầu này không phải quá lớn; tuy nhiên với những ai đang phải trả nợ ngân hàng, con số này thật sự rất có ý nghĩa.

Tiếp đến, các bạn có thể lập kế hoạch tiết kiệm định kì và thiết lập yêu cầu tự động đóng góp từ tài khoản ngân hàng của bạn tới tài khoản tiết kiệm hàng tháng.

Chính nhờ có yếu tố kỷ luật này mà bạn có thể tránh khỏi việc chi tiêu quá mức hay gặp gián đoạn trong việc xây dựng quỹ khẩn cấp của bạn.
Đầu tư

Bây giờ khi bạn đã có được một con số tiết kiệm kha khá, đã đến lúc nghĩ đến việc tham gia vào thị trường đầu tư và tạo đà tăng trưởng bền vững cho số tiền tiết kiệm đó. Nếu như bạn là người mới bắt đầu, các bạn có thể tham khảo cẩm nang đầu tư của Jay Advisory.

Bắt đầu mở một tài khoản chứng khoán tại một công ty chứng khoán phù hợp với bạn. Lưu ý rằng các bạn cần phải giành thời gian suy nghĩ nghiêm túc về các mục tiêu đầu tư của mình trước khi tham gia và thị trường. Tiếp đó, hãy lựa chọn một công ty chứng khoán mà phù hợp với các mục tiêu đó của bạn.
Tiếp tục xây dựng và nâng mức tiết kiệm hàng tháng của bạn lên theo thời gian

Các bạn có thể nhìn thấy ở hình ảnh chúng tôi chia sẻ ở trên, bắt đầu xây dựng một quỹ khẩn cấp chỉ là bước đầu tiên trong hành trình đưa bạn đến sự ổn định và thành công về tài chính. Những gì các bạn cần tiếp tục làm sẽ là:
  • Lập kế hoạch trả nợ và hoàn thành nó nhanh nhất có thể
  • Lập kế hoạch đầu tư cho việc nghỉ hưu và đóng góp định kỳ cho danh mục đầu tư đó
  • Tiết kiệm cho các chi tiêu cá nhân
  • Tiếp tục đầu tư và mở rộng danh mục của bạn theo thời gian
  • Tìm kiếm và xây dựng các nguồn thu nhập khác (Nếu như bạn vẫn chưa có cho mình)
Lời kết

Nếu như bạn chưa có cho mình một quỹ khẩn cấp như trên, hãy bắt đầu xây dựng nó ngay bây giờ. Hãy mở một tài khoản tiết kiệm, bắt đầu lập kế hoạch tiết kiệm cho các mục tiêu khác nhau và tìm hiểu về các danh mục đầu tư khác nhau cùng với việc tạo thêm nhiều nguồn thu nhập thụ động khác cho bạn thân. Bằng cách này các bạn có thể xây dựng được quỹ khẩn cấp một cách nhanh nhát có thể.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 27 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 338 Xem / 17 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,613 Xem / 76 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 202 Xem / 7 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 477 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên