Risk Aversion là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào với trader?

Risk Aversion là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào với trader?

Risk Aversion là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào với trader?

Jasmine Tran

Editor
Trial mod
839
4,978
Risk Aversion - mức lo ngại rủi ro là thuật ngữ mà chúng ta thường thấy trong các bài phân tích của chuyên gia và yếu tố này cũng được xem như một trong các chất xúc tác cho hướng di chuyển giá của các cặp tiền tệ trên thị trường. Bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn rõ ràng về risk aversion, thời điểm có mức lo ngại rủi ro trên thị trường và tác động của nó đến các đồng tiền chính trên thị trường ngoại hối.

Risk Aversion - Mức lo ngại rủi ro là gì?


Tình trạng lo ngại rủi ro xảy ra khi các Trader rút các vị trí lệnh của họ đối với các tài sản/tiền tệ có lợi tức cao hơn để chuyển qua các loại tài sản/tiền tệ "an toàn". Khi đối mặt với hai khoản đầu tư có cùng lợi nhuận kì vọng (nhưng rủi ro khác nhau), thì trader sẽ thường thích loại có rủi ro thấp hơn. Lí do cho việc này tình trạng này sẽ xảy ra khi thị trường biến động mạnh, thiếu độ chắc chắn và khó lường. Thông thường, trader có thể lựa chọn các loại tiền tệ có thể mang lại lợi nhuận cao để giao dịch, nhưng khi có dấu hiệu nhiều biến động, lo ngại rủi ro sẽ làm cho họ chuyển hướng giao dịch của mình.

Risk-reward.jpg

Khi nào có risk aversion trên thị trường? Mức độ ảnh hưởng của risk aversion?


Tình trạng lo ngại rủi ro xảy ra nhiều nhất khi có khủng hoảng kinh tế, căng thẳng chính trị, quân sự hoặc thiên tai. Độ ảnh hưởng của risk aversion có thể rất mạnh mẽ trong các thời điểm biến động mạnh, khiến nó trở thành động lực chính của đồng tiền. Ví dụ khi tình hình kinh tế các nước đều bất ổn, thì đồng đô la Mỹ vẫn có thể mạnh hơn đồng euro do tình trạng lo ngại rủi ro, mặc dù nếu so USD với Yên Nhật (đồng tiền có mức tỷ giá thấp hơn) thì USD sẽ yếu đi.

Risk Aversion tác động đến các đồng tiền theo quy luật nào?


Risk Aversion khiến một số đồng tiền lãi suất cao giảm và các đồng tiền/tài sản "an toàn" tăng. Các đồng tiền có lãi suất cao là các đồng tiền dễ thay đổi giá trị, đồng tiền mạnh và nền kinh tế thiếu tính ổn định. Thông thường, đồng đô la Úc, New Zealand, Canada hoặc euro là các đồng có lãi suất cao. Các đồng tiền ổn định được xem là "nơi trú ẩn an toàn" gồm Franc Thụy Sĩ, Đô la Mỹ, Yên Nhật. Tài sản "an toàn" thường là trái phiếu chính phủ, chứng chỉ tiền gửi vì có lợi nhuận thấp hơn so với cổ phiếu.

Tóm lại, Risk Aversion là một yếu tố quan trọng cần lưu ý trong khi giao dịch, nhất là trong các khung thời gian hoặc thời điểm có nhiều biến động chính trị, kinh tế của các nước lớn. Trader nên chú ý đến các tin tức chính trị bất ngờ tiêu cực gần đây để theo dõi cặp tiền mà mình giao dịch tốt hơn.

Xem thêm:

>>Chỉ báo kinh tế giúp ích cho Trader - Lượng nhà ở khởi công xây dựng (Housing Starts)

 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 59 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,792 Xem / 99 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,533 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 397 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 415 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên