Scale in – Lợi ích to lớn của việc chia nhỏ vị thế khi trade

Scale in – Lợi ích to lớn của việc chia nhỏ vị thế khi trade

Scale in – Lợi ích to lớn của việc chia nhỏ vị thế khi trade

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Quản trị rủi ro là một phần không thể thiếu của trading, và một trong số ít các nhân tố mà anh em Trader có thể kiểm soát được là kích thước (size) của vị thế mà anh em đang trade. Nếu vậy thì anh em có scale in – chia nhỏ vị thế khi trade không? Bài viết này sẽ giải thích scale in là gì, cách thực hiện, các tình huống mà anh em nên scale và lợi ích của việc làm cực kỳ đơn giản này.

Scale in là gì?


Scale in là quá trình vào một lệnh “được chia làm nhiều phần nhỏ”, thay vì xác định toàn bộ vị thế trong một lệnh entry. Một Trader có thể scale in một trade bằng cách chia nhỏ kích thước vị thế của anh ta làm bốn, làm đôi, hay bất kỳ một tỷ lệ nào mà anh cảm thấy hợp lý. Lấy ví dụ một Trader đang nhắm cặp EURUSD đến 1.3300 nhưng lại sợ một biến động trái với dự tính trong ngắn hạn. Lúc này thay vì nhập toàn bộ trade trong một lần, anh ta có thể scale in vị thế của mình. Xem hình dưới đây anh em sẽ thấy dễ hiểu hơn:

scale-in-loi-ich-to-lon-cua-viec-chia-nho-vi-the-khi-trade-traderviet-1.png

Nếu Trader này muốn tổng size của vị thế là 100k, anh có thể chọn mở 25k mỗi 100 pip EURUSD tăng lên. Vậy thì anh ấy có thể mở 20k để bắt đầu vị thế khi giá đang ở 1.2900, và một khi giá tăng lên 1.3000 anh có thể đặt thêm 25k nữa. Làm việc này cho anh ấy một lợi thế là mức lời trong phần đầu của vị thế không bắt buộc phải support cho phần sau. Khi giá tăng lên 1.3100, Trader đặt thêm 25k nữa, và một lần nữa tại mức giá 1.3200. Khi giá chạm 1.3300, Trader có thể thoát lệnh với một mức lợi nhuận rất tốt.

Tại sao nên scale in?


Cũng cùng ví dụ như trên, giả sử anh Trader đẹp trai của chúng ta đặt stop loss tại 1.2800 khi vào lệnh cặp EURUSD tại 1.2900. Nhưng thay vì scale in, anh ta lại đặt full vị thế ban đầu của trade, và đau đớn thay lúc này cặp tiền chạm đúng ngay mức stop là 1.2900. Điều này có nghĩa rằng Trader đã lỗ $1000 (100 pip x $10/ pip (100k lot)). Nếu Trader sử dụng chiến thuật scale in anh ấy sẽ bị lỗ ít hơn, $250 (100 pip x $2.5/ pip (25k lot)).

Giả dụ EURUSD nhanh chóng tăng chạm mức 1.3000 sau khi nhập lệnh, nhưng lại đảo chiều tụt xuống 1.2800. Một lần nữa, nếu Trader đặt full mức lỗ sẽ là $1000; nhưng nếu anh scale in với lần 2 của vị thế tại 1.3000, mức lỗ chắc chắn sẽ ít hơn. Nếu mức stop của Trader vẫn giữ tại 1.2900 trong khi scale in, tổng mức lỗ của vị thế sẽ là $600 ($200 cho 20k vị thế đầu và $400 cho vị thế sau (200 pip lỗ x $2/ pip)). Nhưng tại sao anh ấy phải đặt stop tại 1.2900 sau khi cặp tiền đã đi đúng hướng trong vị thế đầu? Nhiều Trader sẽ sử dụng cách này như một cơ hội để dịch mức stop đến điểm hoà vốn để loại bỏ rủi ro ban đầu.

scale-in-loi-ich-to-lon-cua-viec-chia-nho-vi-the-khi-trade-traderviet-2.png

Rồi, khi EURUSD tăng lên 1.3000, Trader có thể tiếp tục phần hai của vị thế và đồng thời dịch mức stop từ 1.3000 sang 1.2900. Bằng cách này, nếu giá đổi chiều Trader có thể hoà vốn ở phần đầu của vị thế và chỉ chịu mức lỗ ở phần thứ hai. Quá trình này có thể được thực hiện bằng cách chia vị thế làm 4 phần sao cho lúc Trader nhập 25k cuối cùng của vị thế tại mức 1.3200, stop đã được dịch sang điểm hoà vốn của 3 phần đầu của vị thế, và cuối cùng Trader chỉ chịu lỗ cao nhất là $200.

Khi nào nên scale in?


Thông thường Trader nên scale in khi kỳ vọng một biến động mạnh của cặp tiền nhưng muốn sử dụng một chiến thuật linh hoạt với rủi ro hơn. Nếu scale in, Trader không thể “liều ăn nhiều”, không thể ăn toàn bộ lợi nhuận của vị thế, tuy nhiên cái giá phải trả là rủi ro nhiều hơn. Nếu lựa chọn giữa một mức lời tương đối với rủi ro thấp và mức lời cao kèm theo rủi ro cao, anh em sẽ chọn cái nào, mời chia sẻ bên dưới nhé.

Happy and safe Trading!

Xem thêm: Lợi ích to lớn của Thiền Định đối với Trader

Nguồn: Dailyfx
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
mình nghĩ lệnh 1-2% là được rồi, mình nhận thấy mấy thím hay scale in là khoái gồng khi nó đỏ và khoái take profit khi nó xanh được xí ! thí dụ của 1 thím:
upload_2017-6-28_20-8-49.png
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 53 Xem / 4 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 180 Xem / 11 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 467 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,553 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 446 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên