[Series chuyên sâu] Banker giao dịch Forex thế nào? (Phần 2)

[Series chuyên sâu] Banker giao dịch Forex thế nào? (Phần 2)

[Series chuyên sâu] Banker giao dịch Forex thế nào? (Phần 2)

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,419
Xin chào cả nhà!

Tiếp nối series "Banker giao dịch Forex thế nào?" đến từ kênh Youtube Traders4Traders, hôm nay Lê Huệ sẽ tiếp tục triển khai phần 2 cho anh em đây.

Qua phần 2 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách banker quản lý vốn theo hệ thống và những bài học cực kỳ bổ ích mà retail trader có thể vận dụng cho việc quản lý drawdown, drawup của mình.

Giờ thì bắt đầu thôi!


Okay, chào mừng các bạn đến với series "Banker giao dịch Forex thế nào?". Bây giờ là khía cạnh quan trọng nhất - phần 2: Quản lý vốn. Tôi tin rằng đây là khoản khiến hầu hết retail trader mất tiền, chủ yếu bởi vì họ không có một hệ thống quản lý vốn để dẫn dắt cho kế hoạch giao dịch, vốn, tỷ lệ R:R và toàn bộ cấu trúc giao dịch của họ.

Hãy cùng quay lại cách các banker cũng như cách mà tôi đã quản lý vốn nhé! Như đã nói ở Phần 1, mỗi banker sẽ được cho phép một mức giới hạn ngân sách mỗi năm, chẳng hạn như 1 triệu đô la. Ngân hàng sẽ không dại gì mà đi mạo hiểm 1 triệu đô la chỉ để kiếm về 1 triệu đô la, nghe không hợp lý tí nào! Vậy, nếu bạn có ngân sách là 1 triệu đô la trong 1 năm, bạn sẽ được phép chịu mức drawdown 300K, từ đây, chúng ta có thể tính ra mức drawdown theo tháng và theo ngày. Đối với vị trí junior trader, những gì họ làm là nhìn vào lịch trình hàng tuần, sau đó họ sẽ phân bổ vốn vào 3 cơ hội cực kỳ tiềm năng (bỏ một nửa số vốn vào các cơ hội đó nếu chúng xuất hiện), các cơ hội còn lại, họ sẽ cắt giảm bớt vị thế xuống.

Tóm lại, banker sẽ quản lý vốn một cách năng động, dựa trên mức giới hạn cho phép, bởi vì nếu như phá vỡ giới hạn, họ sẽ tự động bị sa thải. Để kiếm được lợi nhuận, họ sẽ cố gắng tối đa hoá giới hạn vốn vào những cơ hội giao dịch tốt nhất. Không giống như phần lớn trader, các banker chỉ giao dịch với các vị thế có quy mô nhỏ, cho đến khi nào họ chứng kiến một cơ hội cực kỳ tốt, có phân tích kỹ thuật đồng bộ với phân tích cơ bản, họ mới bắt đầu tận dụng toàn bộ giới hạn vốn của mình. Cách tiếp cận này rất có phương pháp và cấu trúc! Với tư cách là một trader, bạn nên đi theo một cấu trúc kỷ luật nghiêm khắc, đảm bảo cho sự tồn tại của mình cũng như một hy vọng kiếm được lợi nhuận lớn.

Banker-giao-dich-Forex-the-nao-TraderViet1.jpg


Nỗi sợ lớn nhất trong trading của bạn là gì? Chà, tôi biết đấy, đó thực ra là nỗi sợ mất tiền - đây là lý do số một tại sao bạn lại cần một hệ thống quản lý vốn. Với banker, họ đặt ra giới hạn bởi vì họ sợ sẽ mất tất cả tiền của mình. Quản lý vốn chuyên nghiệp cũng giống như việc gieo hạt giống cho toàn bộ sự nghiệp giao dịch vậy. Nếu bạn muốn lợi nhuận lớn, bạn phải kiểm tra hệ thống quản lý vốn của mình, nuôi dưỡng nó, phát triển nó, bám vào nó, và đó là nơi tiền đươc sinh ra. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng, quản lý vốn không phải là ràng buộc rủi ro lại, mà là kiểm soát nó. Không có rủi ro, bạn không có tiền, vậy có phải là quản lý vốn? Một hệ thống quản lý vốn không hề ngăn bạn khỏi thua lỗ, những gì nó làm là quản lý rủi ro hiệu quả, tức là có mức drawdown không quá sâu và có mức drawup nhanh chóng.

Mục tiêu của quản lý vốn hiển nhiên là quản lý tiền thật của bạn, nhưng nó còn một vài thành tố khác nữa, chẳng hạn như tỷ lệ R:R và thậm chí là kế hoạch giao dịch của bạn nữa.

  • Đối với tỷ lệ R:R, khi bạn nhìn vào một setup giao dịch thì setup đó nên có tỷ lệ R:R tối thiếu là 1:3. Nếu đáp ứng, bạn có thể xem đó là một setup tốt. Nếu không, có thể đó là một cú trade sai lầm.
  • Đối với kế hoạch giao dịch, bạn phải xác định được điểm entry và exit trước khi thực hiện giao dịch. Nếu không, mọi thứ sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn.
Sau khi đã thiết lập profile và kế hoạch giao dịch, bạn mới bắt đầu quản lý tiền của mình được. Làm sao để quản lý tiền không bị drawdown trước khi thời cơ xuất hiện. Chỉ đơn giản vậy thôi!

Cấu trúc của hệ thống quản lý vốn như này: Bạn phải làm sao để kiếm tiền nhanh như đi thang máy và mất tiền chậm như đi thang bộ!

Banker-giao-dich-Forex-the-nao-TraderViet2.jpg


Bây giờ, tôi sẽ nói cho bạn biết về quy tắc 4 trade thua liên tiếp. Okay, bạn cần phải xác định ra các mức drawup, để khi bạn chạm được các ngưỡng này, bạn sẽ không cho phép mình chịu drawdown thụt lùi lại các ngưỡng drawup trước đó. Giờ thì để ý nhé, bạn có 4 trade thua liên tiếp, bạn chỉ cần giảm một nửa quy mô vị thế sau mỗi trade thua!

Đó là đối với chuỗi lệnh drawdown, còn với drawup, bạn cần phải xem đây là những mục tiêu cụ thể trong giao dịch của mình. Bạn cần phải bám vào chúng như một định hướng cho kế hoạch giao dịch của bạn. Mỗi mục tiêu đều rất quan trọng và bạn nên tập trung vào mục tiêu gần nhất, chứ không phải là cái xa nhất. Như thế, bạn mới bám sát hành trình được!

Ngược lại với các trade thua, khi bạn đạt đến các mục tiêu drawup, bạn có thể nhân đôi quy mô vị thế của mình và tự tin khi biết rằng bạn sẽ không đi xuống dưới xuất phát điểm trước đó.

Tôi chỉ muốn cho bạn thấy cách bạn xử lý khi mất tiền để quay trở lại bình thường theo một cách có phương pháp. Tuy nhiên, bạn cần phải bỏ thời gian để lựa chọn giao dịch thật kỹ, vì nó đóng vai trò rất lớn trong thành công và cấu trúc quản lý vốn của bạn.

Giả sử, bạn bắt đầu với số vốn $10.000, bạn có một trade thắng, tài khoản của bạn giờ là $10.750. Nếu tiếp tục thắng, tài khoản của bạn sẽ tăng vốn từ từ, cho đến khi đạt ngưỡng drawup mục tiêu, nhưng bạn không nhất thiết phải có một chuỗi trade thắng liên tiếp để đi đến đó.

Giả sử ngay tại trade thứ 6, vốn còn $13.750 và bạn thua $250 trong 4 lệnh liên tiếp, bạn sẽ mất $1.000 còn $12.750. Bạn đang chịu drawdown cực nhanh, nhưng bạn sẽ không đợi cho đến khi chạm $10.000 - mức vốn khởi điểm của bạn. Mức drawdown level 2 là $12.250, level 3 là $12.000 và level 4 là $11.900. Bạn vẫn còn gần $2.000 nữa mới về mức vốn ban đầu, mặc dù bạn đã trải qua 16 trade thua liên tiếp - một điều gì đó gần như không tưởng.

Banker-giao-dich-Forex-the-nao-TraderViet3.png


Sau khi đã đảm bảo bảo vệ được vốn của mình, giờ bạn cần phải đi xa hơn một bước đó là rút vốn ra khỏi tài khoản của mình. Không cần thiết phải bỏ toàn bộ vốn vào tài khoản. Hầu hết các broker sẽ cho bạn sử dụng đòn bẩy để giao dịch với số vốn lớn hơn số vốn thực có của bạn.

Để kiếm tiền, đừng nghĩ về tiền mà hãy nghĩ về số giao dịch chiến thắng bạn cần phải thực hiện và đó là cách để giúp bạn luôn tập trung vào quá trình giao dịch!

Quay trở lại với cách các banker quản lý các giới hạn của họ: Quản lý vốn cũng cần phải dựa trên phân tích cơ bản, hoặc phù hợp với thực tế. Không phải tình huống giao dịch nào cũng giống nhau, nên những gì chúng ta cần làm là sự linh động để điều chỉnh lại quy mô giao dịch dựa trên cơ hội, nhưng vẫn bám vào các ngưỡng drawdown giống nhau. Nếu bạn chạm đến ngưỡng drawdown, hãy giảm quy mô vị thế xuống một nửa; nhưng nếu bạn quay trở lại mức vốn khởi điểm, bạn hãy quay trở lại với quy mô vị thế ban đầu. Những ngưỡng này vẫn không đổi, cấu trúc này vẫn không đổi, nhưng bạn phải linh động trong khâu quản lý vốn của mình.

Để làm được điều này, bạn phải thực sự hiểu về thị trường, hiểu từng giao dịch cụ thể, các ngưỡng entry và cơ hội giao dịch. Không phải dữ liệu kinh tế nào cũng có ảnh hưởng đến động lượng và không phải cơ hội nào cũng đáng giao dịch. Tất cả những gì bạn cần làm là quan sát vào cấu trúc quản lý vốn của mình và đánh giá xem cơ hội đó tốt như thế nào. Nếu bạn chưa có thua lỗ nào, vậy thì bạn còn 4 cơ hội với trade tiềm năng này. Nhưng nếu bạn đã thua mất 2 trade, vậy thì cơ hội để thử chỉ còn 2 trade mà thôi (theo như quy tắc 4 trade thua lỗ tôi đã nói ở trên).

Ví dụ, dữ liệu CPI được phát hành và nó có ảnh hưởng đáng kể. Hiện bạn chưa có thua lỗ nào, nên bạn có thể đặt 4 trade vào cơ hội này ($800K thay vì $200K). Có hai viễn cảnh: Bạn thắng, coi như bạn cắt giảm đã số trade để leo lên ngưỡng drawup level 2 (bạn có 4 trade thắng chỉ trong 1 lần hit); Bạn thua, bạn sẽ có chuỗi 4 lệnh thua, coi như bạn rơi vào chuỗi drawdown - tức là phải cắt giảm một nửa vị thế xuống còn $100K trong trade tiếp theo (tuân theo quy tắc đã đặt ra). Một trong những vấn đề phổ biến nhất ở các trader đó là họ liên tục tăng quy mô vị thế trên mọi cơ hội, và điều đó chính là mồi lửa đốt cháy tài khoản của bạn. Nếu bạn thua trong 2, 3 giao dịch, đừng cố theo đuổi thị trường mà hãy chờ đợi một sự điều chỉnh qua một giao dịch có momentum mạnh mà tham gia vào để quay trở lại đường đua.

Banker-giao-dich-Forex-the-nao-TraderViet4.png


Nên nhớ, trade size cần được điều chỉnh (tối đa hoá hay tối thiểu hoá) là tuỳ thuộc vào chất lượng của cơ hội giao dịch (độ mạnh tương quan của nhiều yếu tố phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật...). Bám chắc vào quy tắc này, bạn sẽ phát triển vốn một cách mạnh mẽ và cực kỳ linh động với quy mô giao dịch.

Điều khó khăn nhất đối với các trader mới là làm sao để thực hiện theo profile này, bởi vì các bạn thường muốn kiếm tiền nhanh, trong khi điều đáng làm là đi từng bước nhỏ và điều chỉnh kích thước vị thế thật linh hoạt. Cách quản lý vốn năng động là khi bạn biết tối đa hoá trade size trên những cơ hội có rủi ro thấp và xác suất cao, điều này sẽ thay đổi kết quả tổng thể và giúp bạn thoát ra chuỗi thua nhanh nhất có thể. Thay vì cứ nhảy hết hệ thống này sang hệ thống khác, bạn có thể nhất quán hơn với chiến lược của mình, thứ bạn cần thay đổi chỉ là quy mô vị thế mà thôi!

Okay, vậy là cũng tạm ổn với phần 2 - Hệ thống quản lý vốn này rồi. Hy vọng các bạn sẽ nắm được các điểm quan trọng như Quy tắc 4 trade thua liên tiếp, cách quản lý drawdown năng động, cách banker làm việc với giới hạn vốn của họ và cấu trúc quản lý vốn của banker.

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng bàn về phân tích cơ bản, cách chọn ra những cơ hội giao dịch tốt, mối quan hệ với các con số kinh tế, các thị trường tài chính khác nhau... Hẹn gặp lại các bạn sớm!


Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:
admin cho em hỏi về quy tắc 4 trade: trong trường hơp em đã vào 4 trade rồi (rủi ro 8% tài khoản) mà giá đi đúng theo dự kiến và em muốn nhồi thêm lệnh thì một (những) lệnh được nhồi thêm này có được tính theo quy tắc 4 trade không ?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,821 Xem / 80 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 799 Xem / 44 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,671 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 325 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 149 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 214 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,484 Xem / 1,065 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên