[Series Tài chính hành vi] Bài 2: Nền tảng về nghiên cứu Tài chính hành vi

[Series Tài chính hành vi] Bài 2: Nền tảng về nghiên cứu Tài chính hành vi

[Series Tài chính hành vi] Bài 2: Nền tảng về nghiên cứu Tài chính hành vi

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,509
153,847
Đây là bài 2 trong số series bài cơ bản về nghiên cứu tài chính hành vi - Behavioral Finance. Môn này sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn tại sao đôi khi thị trường tài chính, mà cụ thể hơn là những người giao dịch trong thị trường đó, lại hành động 1 cách phi lý trí và không có lợi cho chính bản thân họ, dẫn đến gần như không thể phân tích hay dự báo.

Series bài được dịch từ Investopedia
--------------​
Trước khi chúng ta đi vào những khái niệm cụ thể về tài chính hành vi, chúng ta hãy dành chút thời gian để tìm hiểu tổng quan về chuyên ngành mới này. Trong bài dưới đây, chúng ta sẽ so sánh thử tài chính hành vi với tài chính thông thường, đồng thời, sẽ giới thiệu đến bạn 3 người có đóng góp lớn trong chuyên ngành mới này, bên cạnh đó cũng sẽ lắng nghe xem những nhà phê bình nói gì về tài chính hành vi

Vì sao tài chính hành vi lại cần thiết?


nghien-cuu-hanh-vi-tai-chinh-traderviet-1.jpg


Khi sử dụng các tên gọi "thông thường" hoặc "hiện đại" để mô tả ngành tài chính, chúng ta đang nói về dạng ngành tài chính dựa trên những lý thuyết mang tính lý trí hoặc logic, ví dụ như thuyết định giá tài sản (Capital Asset Pricing Model - CAPM) hay thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis - EMH). Các thuyết này giả định rằng con người, trong phần lớn thời gian, sẽ hành động một cách lý trí và có thể đoán định được.

Trong một giai đoạn nhất đinh, các học thuyết nói trên đã thực hiện rất tốt công việc giúp dự đoán và giải thích một số sự kiện nhất đinh. Tuy nhiên, theo thời gian, các học giả trong ngành tài chính và kinh tế bắt đầu thấy những vấn đề bất thường và những hành vi không thể lý giải bằng các học thuyết trên. Mặc dù các học thuyết đó có thể giúp lý giải những sự kiện "lý tưởng" thì thực tế lại là một "đống bùi nhùi" và những người tham gia thị trường lại thường hành động rất khó dự đoán.

Homo Economicus

(Hiểu nôm na là con người kinh tế hay nền kinh tế vận hành bởi con người)
nghien-cuu-hanh-vi-tai-chinh-traderviet-2.jpg


Một trong các thừa nhận cơ bản của các học thuyết kinh tế tài chính là con là hành động lý trí theo hướng "tối đa hóa lợi nhuận", tức là làm gì tốt nhất cho họ nhằm gia tăng tài sản của bản thân. Cũng theo các lý thuyết đó, cảm xúc và những tác động khác không ảnh hưởng đến con người khi họ ra quyết định về kinh tế.

Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, sự thừa nhận này không thể hiện đúng những gì con người phản ứng trong thế giới thực. Sự thật là con người rất thường phản ứng phi lý trí. Hãy xem bao nhiêu là người đi mua vé số với hi vọng trúng số là đủ hiểu. Nếu nhìn từ góc độ logic, hoàn toàn không nên mua vé số vì khả năng trúng thưởng cực kỳ nhỏ, tuy nhiên, thực tế thì hàng triệu người vẫn vứt tiền mỗi ngày vào hoạt động này

Sự bất thường này nhắc nhở các học giả cần phải nhìn vào tâm lý học nhận thức để tính đến những hành vi phi lý trí hoặc phi logic mà kinh tế học hiện đại đã thất bại trong việc lý giải. Tài chính hành vi - Behavioral Finance - tìm kiếm lời giải về hành động của chúng ta dưới góc độ con người, trong khi tài chính hiện đại thì tìm lời giải thích cho các hành động đó từ góc độ "con người tài chính" (homo economicus), tức là làm những điều lý trí theo kiểu có lợi về mặt tài chính như đã nói ở trên.

Những học giả có đóng góp quan trọng cho tài chính hành vi


Cũng như các phân nhánh khác của ngành tài chính, ngành tài chính hành vi cũng có những học giả đem đến những lý thuyết nền tảng. Ba học giả dưới đây là những gương mặt hàng đầu trong lĩnh vực này

Daniel Kahneman và Amos Tversky
nghien-cuu-hanh-vi-tai-chinh-traderviet-3.jpg

Ông Tversky (trái) và ông Kahneman

Các nhà tâm lý học nhận thức Daniel Kahneman và Amos Tversky được xem là cha đẻ của môn tài chính hành vi. Từ khi kết hợp nghiên cứu cùng nhau vào cuối những năm 1960, bộ đôi này đã xuất bản khoảng 200 nghiên cứu, hầu hết liên quan đến các khái niệm tâm lý có liên quan đến hành tài chính hành vi. Vào năm 2002, Kahneman đã nhận giải thưởng Nobel kinh tế cho các nghiên cứu về tính hợp lý trong kinh tế.​

Kahneman và Tversky đã chú tâm nghiên cứu rất nhiều vào khuynh hướng nhận thức và khám phá khiến cho con người có những hành vi phi lý trí và không thể đoán định. Công trình nổi tiếng và phổ biến nhất của cặp đôi này bao gồm lý thuyết viễn cảnh và sự lo ngại thua lỗ - chủ đề chúng ta sẽ đề cập sau.

Richard Thaler
nghien-cuu-hanh-vi-tai-chinh-traderviet-4.jpg

Trong khi Kahneman và Tversky cung cấp những lý thuyết tâm lý và tạo nền tảng cho ngành tài chính hành vi, thì một chuyên gia khác cũng có đóng góp rất lớn, đó là nhà kinh tế học Richard Thaler

Trong quá trình nghiên cứu, Thaler ngày cảng trở nên e ngại về việc thiếu hụt của những lý thuyết kinh tế thông thường liên quan đến hành vi của con người. Sau khi đọc bản nháp về lý thuyết viễn cảnh của Kahneman và Tversky, Thaler đã nhận ra rằng, không giống như những lý thuyết kinh tế thông thường khác, lý thuyết về tâm lý có thể giúp lý giải những hành vi phi lý trí.

Thaler đã hợp tác cùng Kahneman và Tversky, kết hợp kinh tế và tài chính với tâm lý học để tạo ra những ý tưởng, như kế toán nhận thức (mental accounting), hiệu ứng sự sở hữu (endowment effect) và các vấn đề khác.

Những nhà phê bình


Mặc dù gần đây, tài chính hành vi đã nhận được nhiều sự ủng hộ, nhưng không phải là không có sự phê bình. Ví dụ, nhiều người ủng hộ học thuyết EMH chỉ trích ngành tài chính hành vi rất nhiều.

Lý thuyết Thị trường hiệu quả - EMH - được xem là nền tảng của lý thuyết tài chính hiện đại. Tuy nhiên, lý thuyết này không tính đến những điều phi lý trí bởi vì nó thừa nhận rằng giá thị trường của một sản phẩm chứng khoán đã phản ánh tất cả các thông tin liên quan khi nó được công bố

nghien-cuu-hanh-vi-tai-chinh-traderviet-5.jpg

Giáo sư Fama

Một trong những gương mặt chỉ trích nổi tiếng đối với tài chính hành vi là Eugene Fama, cha đẻ của lý thuyết thị trường hiệu quả. Giáo sư Fama cho rằng mặc dù có nhiều điểm bất thường không thể giải thích bởi lý thuyết tài chính hiện đại nhưng lý thuyết thị trường hiệu quả không thể bị bỏ qua hoàn toàn so với tài chính hành vi.

Thực tế là ông dã lưu ý rằng nhiều điểm bất thường trong học thuyết thông thường có thể xem là do các tác động của các sự kiến thay đổi ngắn hạn và có thể điều chỉnh theo thời gian. Trong bài viết năm 1998 với tựa đề "Thị trường hiệu quả, Lợi nhuận dài hạn và Tài chính hành vi", Fama đã tranh luận rằng nhiều vấn đề trong tài chính hành vi tự mâu thuẫn lẫn nhau, và rằng tài chính hành vi có thể chỉ là một sự hội tụ những điều bất thường và có thể lý giải bằng thị trường hiệu quả.

Theo Investopedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
em muốn theo dõi các bài viết tiếp theo liên quan tới chủ đề này thì làm thế nào a? :)
 
em muốn theo dõi các bài viết tiếp theo liên quan tới chủ đề này thì làm thế nào a? :)
Chưa up lên bạn ơi. Từ từ học kẻo tẩu quả nhập ma nhé

Muốn theo dõi thì cứ lên TraderViet mỗi ngày thôi
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,842 Xem / 80 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 840 Xem / 44 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,677 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 333 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,492 Xem / 1,065 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên