Series Lý thuyết tiền tệ hiện đại (MMT - Modern monetary theory) - Phần 2

Series Lý thuyết tiền tệ hiện đại (MMT - Modern monetary theory) - Phần 2

Series Lý thuyết tiền tệ hiện đại (MMT - Modern monetary theory) - Phần 2

Nick Halden

Active Member
923
1,485
Phần 1: Giải thích Lý thuyết tiền tệ hiện đại qua một câu chuyện (MMT - Modern monetary theory)

Mô hình cân bằng tài chính ngành của tổng cầu

Phương trình kinh tế vĩ mô sau đây thường được dạy trong các giáo trình kinh tế chuẩn:

Đầu tư = Tiết kiệm tư nhân + (Thuế - Chi tiêu của Chính phủ) + (Nhập khẩu - Xuất khẩu)

ai.imgur.com_rRMuVRb.png

Vế phải của phương trình thường được các nhà kinh tế học tân cổ điển gọi là “tiết kiệm quốc gia” (National saving), và “tiết kiệm quốc gia” do đó được cho là cần thiết để tăng đầu tư mở rộng kinh doanh và do đó tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong dài hạn của nền kinh tế. Cách giải thích này gần như phổ biến.
Nói cách khác, họ giải thích là
Đầu tư = tiết kiệm tư nhân + thặng dư ngân sách (tiết kiệm chính phủ) + tiết kiệm của khu vực nước ngoài.

Tuy nhiên, cách giải thích này là không hợp lý khi cho rằng chỉ có một lượng cố định để tiết kiệm hoặc chi tiêu. Ngoại trừ đối với các chế độ neo tỷ giá cố định như bản vị vàng hay chế độ tiền tệ mà chỉ có thể phát hành một lượng cố định. Nhưng trong hệ thống tiền tệ tỷ giá hối đoái linh hoạt của chúng ta, tiết kiệm không tài trợ cho chi tiêu; thực sự, quá trình tạo ra các khoản cho vay của các ngân hàng không bị ràng buộc về dự trữ,

Có nghĩa là, thay vì tiết kiệm để tài trợ cho đầu tư vốn, chúng ta có "tiết kiệm ròng của khu vực tư nhân" (private sector net saving), là phép cộng / trừ tài sản tài chính ròng cho khu vực tư nhân trong một thời kỳ nhất định. Nếu khu vực tư nhân đang vay ròng, thì số dư của họ sẽ âm; nếu đó là tiết kiệm ròng, thì số dư của họ sẽ là dương.

Quan trọng nhất, các dòng tài chính của nền kinh tế là một hệ thống khép kín, vì vậy thâm hụt của một lĩnh vực này là thặng dư của lĩnh vực khác và ngược lại. Không có cách nào khác. Ví dụ như việc sẽ phải có ít nhất 1 quốc gia trên thế giới thâm hụt thương mại, không thể nào tất cả các quốc gia đều thặng dư.
Vì vậy, “tiết kiệm quốc gia” như được định nghĩa trong sách giáo khoa
“tiết kiệm quốc gia = tiết kiệm tư nhân + thặng dư của chính phủ + tiết kiệm nước ngoài
là một khái niệm dễ nhầm lẫn trong hệ thống tiền tệ của chúng ta, vì nếu chính phủ đang “tiết kiệm” (thặng dư) thì khu vực tư nhân hoặc nước ngoài sẽ thâm hụt.

aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_03_imagem3117637f618f684cb972e76da77de8ed.png

Giả sử quốc gia đó có thâm hụt thương mại => Nhập - xuất khẩu > 0 => Tiết kiệm của khu vực nước ngoài dương => Do đó, trong trường hợp này nếu tiết kiệm chính phủ dương (thặng dư ngân sách ) thì "Tiết kiệm ròng" của khu vực tư nhân bắt buộc phải âm.
Vì lý do này, thay vì phương trình ban đầu, chúng ta có thể viết lại:

Thặng dư của khu vực tư nhân hoặc Tiết kiệm ròng = Thâm hụt của chính phủ + Số dư tài khoản vãng lai

Số dư tài khoản vãng lai (Current Account Balance) sẽ chính xác hơn là cán cân thương mại (giữa nhập & xuất khẩu) khi đánh giá các dòng chảy tài chính. Chúng ta gọi đây là Cân bằng tài chính theo ngành - Sector Financial Balances (SFB). Một lần nữa, đây là định nghĩa kế toán. Phủ nhận điều này cũng giống như công nhận Trái Đất Phẳng.

ai.imgur.com_BskrgMz.png

Đây là bảng Thặng dư hoặc thâm hụt tài chính của từng lĩnh vực của Nhật Bản (Nguồn BOJ)
Tổng số dư ròng của khu vực Chính phủ + Tư nhân (Domestic non-Government) + nước ngoài = 0, Tổng khu vực tài chính + phi tài chính + nước ngoài cũng = 0.
Do Nhật Bản luôn có thặng dư tài khoản vãng lai, nên khu vực nước ngoài luôn âm (người Nhật thặng dư với nước ngoài và nước ngoài sẽ thâm hụt với người Nhật). Ngoài ra chính phủ Nhật Bản luôn duy trì chính sách tài khóa mở rộng nên tiết kiệm chính phủ luôn âm (thâm hụt ngân sách). Vậy nên khu vực tư nhân luôn có thặng dư (tiết kiệm ròng) rất lớn.

Biểu đồ này cho thấy (ở Mỹ) thặng dư khu vực tư nhân và thâm hụt khu vực chính phủ đã di chuyển chặt chẽ như thế nào trong lịch sử, điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì chúng gần như là hai mặt đối lập về mặt kế toán. Sự khác biệt giữa chúng, dễ thấy hơn bắt đầu từ những năm 1980, là số dư tài khoản vãng lai.
Xanh: Tiết kiệm khu vực tư nhân. Hồng: Thâm hụt ngân sách.
aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_05_imagem23.png


Biểu đồ này cho thấy cả 3, so sánh % GDP
Đỏ: Tài khoản vãng lai.
aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_03_imagem4d4faa5832d3d3960d95aaeece1a7296.png

Những gì chúng ta nhận thấy từ các biểu đồ này là sự gia tăng thâm hụt hiện tại của chính phủ đang tạo ra tiết kiệm ròng cho khu vực tư nhân. Tất nhiên, cán cân vãng lai cũng đã được cải thiện, điều này cũng làm tăng số dư của khu vực tư nhân.
 

Đính kèm

  • aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_03_imagem23919f4bedc01551f1d7ef2f2f98c820.png
    aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_03_imagem23919f4bedc01551f1d7ef2f2f98c820.png
    7.9 KB · Xem: 3
  • aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_03_imagem0dc6af6220d37a9cd58820ceb3d72fee.png
    aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_03_imagem0dc6af6220d37a9cd58820ceb3d72fee.png
    8.9 KB · Xem: 4
  • aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_03_imagema097b06410cf125ade276dc4165f2532.png
    aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_03_imagema097b06410cf125ade276dc4165f2532.png
    4.8 KB · Xem: 3
  • aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_03_imagemc6234b54684161dc49cdecd16c67906c.png
    aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_03_imagemc6234b54684161dc49cdecd16c67906c.png
    5.3 KB · Xem: 4
  • aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_03_imagemf7f02a03366fd4c939bbf4e21bc6a92e.png
    aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_03_imagemf7f02a03366fd4c939bbf4e21bc6a92e.png
    5 KB · Xem: 4

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Quay trở lại phương trình này:

Thặng dư của khu vực tư nhân hoặc Tiết kiệm ròng = Thâm hụt của chính phủ + Số dư tài khoản vãng lai

trước tiên hãy xem xét số dư ngành riêng lẻ. Thứ nhất, cân bằng tài chính của khu vực tư nhân tăng tự nhiên theo GDP, vì thu nhập cao hơn đồng nghĩa với việc tiết kiệm ròng cao hơn. Lưu ý rằng hai bên của phương trình luôn luôn cân bằng. Biểu diễn của cân bằng tài chính khu vực tư nhân (sau đây gọi là PSFB - Private secotr financial balance) là mối quan hệ giữa tiết kiệm ròng của khu vực tư nhân mong muốn với các mức GDP khác nhau: GDP tăng => PSFB (+) tăng
PSFB (+).
Trục dọc (Surplus/Deficit - thặng dư/thâm hụt), trục ngang GDP
View attachment 168376
Cán cân tài chính của chính phủ cũng tăng giảm theo chu kỳ. Nó thường tăng cùng GDP (tiền thu thuế tăng khi kinh tế tăng trưởng). Chúng ta biểu diễn thâm hụt ngân sách của chính phủ (GSFB Government sector financial balance) với dấu trừ: GSFB (-) tăng nghĩa là thâm hụt tăng.
GSFB(-)
View attachment 168377
Lưu ý nếu GSFB (-) nằm dưới 0 nghĩa là chính phủ thặng dư ngân sách.

Cuối cùng là cán cân vãng lai, có xu hướng ngược chu kỳ kinh tế (tức là khi thu nhập tăng lên, chúng ta chi tiêu nhiều hơn vào nhập khẩu và cán cân thương mại xấu đi).
Current account balance CAB (+):

View attachment 168378
Vì chúng ta quan tâm tới biến số chính sách tài khóa hay chi tiêu công, nên cần biến dổi một chút phương trình ở trên:

Thặng dư của khu vực tư nhân - Số dư tài khoản vãng lai = Thâm hụt của chính phủ

Những gì cần làm là vẽ một biểu đồ kết hợp vế trái của phương trình trên. Vì dấu trừ ở trước cán cân vãng lai, nên từ biểu đồ CAB (-) sẽ ngược chiều với sang CAB (+). CAB (-) chính là tiết kiệm của khu vực nước ngoài. Khu vực tư nhân kết hợp với khu vực nước ngoài sẽ tạo ra khu vực ngoài chính phủ (NGFB (+) hay Non Government Financial Balance).
NGFB (+) tăng khi GDP tăng
View attachment 168379
Đối với mô hình tổng cầu SFB (Sector financial balance), bây giờ chúng ta có NGFB (+) và GSFB (-) như thể hiện trong hình:
.View attachment 168380
Giao điểm thể hiện mức thâm hụt của chính phủ (ở trên mức 0 thể hiện sự thâm hụt).
 
Chỉ trích chính sách tài khóa của Clinton trong thời kỳ 1990:

một ứng dụng của mô hình SFB vào cuối những năm 1990s bùng nổ ở Mỹ. Thứ nhất, nền kinh tế bắt đầu từ giữa những năm 1990 ở điểm A. Các cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á đã làm suy yếu nền kinh tế và tiền tệ của các quốc gia đó và do đó làm giảm đáng kể cán cân thương mại của Hoa Kỳ (xuất khẩu của Hoa Kỳ giảm xuống, tăng thâm hụt thương mại) => tăng thâm hụt cán cân vãng lai => đường CAB (+) đi xuống hay làm dịch chuyển đường CAB (-) lên, dịch chuyển đường NGFB (+) lên trên và được biểu diễn bằng sự di chuyển từ điểm A đến điểm B trong hình.
Tác động của các thỏa thuận giữa Quốc hội và Tổng thống nhằm giảm thâm hụt khiến đường GSFB (-) giảm xuống, được thể hiện trong hình dưới dạng chuyển từ điểm B sang điểm C. Tuy nhiên, thay vì GDP giảm do kết quả của hai sự rò rỉ từ tổng cầu (giảm cầu từ chi tiêu chính phủ và thị trường nước ngoài), một số yếu tố bao gồm sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và kỳ vọng về “nền kinh tế mới” dẫn đến sự gia tăng lớn trong lịch sử về mức độ sẵn sàng sử dụng đòn bẩy của khu vực tư nhân (tiếp tục vào những năm 2000 trong thời kỳ bùng nổ bất động sản sau giai đoạn suy thoái ngắn năm 2001-02).
Mức độ sẵn sàng sử dụng đòn bẩy này đã chuyển đường PSFB (+) xuống rõ rệt (tăng trưởng tín dụng trong khu vực tư nhân => tiết kiệm ròng giảm xuống) và do đó đường NGFB (+) cũng vậy, được thể hiện bằng sự di chuyển từ điểm C sang D.
Hiệu quả tổng thể xuyên suốt là GDP thực tăng đáng kể và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Nền kinh tế kết thúc thập kỷ ở một điểm giống như D, với thặng dư ngân sách của chính phủ và thâm hụt tài khoản vãng lai kết hợp với nhau bằng mức cân bằng âm lớn của khu vực tư nhân (khi vực tư nhân mắc nợ). Như thể hiện trong biểu đồ ở trên, lần đầu tiên kể từ năm 1959, cán cân tài chính của khu vực tư nhân chuyển sang âm vào năm 1998, không phải ngẫu nhiên mà đây là năm chính phủ liên bang thặng dư ngân sách lần đầu tiên kể từ năm 1969. Do thâm hụt thương mại tăng lên và thặng dư của chính phủ tăng qua năm 2000, cán cân tài chính của khu vực tư nhân ngày càng tăng âm.

aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_05_imagem9.png

Sau khủng hoảng tài chính 2008:

Về môi trường hiện tại (2009) sự gia tăng đáng kể trong cán cân của khu vực tư nhân khi các hộ gia đình và doanh nghiệp đã quyết tâm xóa bỏ tỷ lệ đòn bẩy (Deleverage) sau cả những năm 1990 và đòn bẩy do bong bóng bất động sản gây ra vào những năm 2000.

Hình dưới mô tả điều này trong mô hình SFB. Tác động ròng của việc tăng tiết kiệm ròng tư nhân mong muốn (tăng PSFB (+)) và cải thiện cán cân thương mại (chuyển xuống CAB (-)) là sự dịch chuyển lên đường NGFB (+) và dịch chuyển từ điểm E đến điểm F. Hệ quả của việc giảm mức nợ (giảm đòn bẩy) của khu vực tư nhân làm suy giảm GDP. Một biện pháp kích thích tài khóa đủ lớn - tăng thâm hụt ngân sách và được thiết kế tốt sẽ đẩy đường GSFB (-) lên và đưa nền kinh tế đến điểm giống như G, với GDP thực tế cao hơn được khôi phục và cán cân tài chính của khu vực tư nhân vẫn cao hơn khi khu vực tư nhân cố gắng xóa bỏ đòn bẩy nợ.

aneweconomicperspectives.org_wp_content_uploads_2012_05_imagem101.png


Mô hình SFB cho thấy nếu một biện pháp kích thích nhất định không đủ để dập tắt nhu cầu giảm đòn bẩy nợ và vẫn tăng GDP, thì giải pháp thực tế là kích thích nhiều hơn để có thể xóa bỏ tỷ lệ đòn bẩy nợ như mong muốn.
Tất nhiên, suy thoái cũng có thể kết thúc nếu đường NGFB (+) dịch chuyển xuống để tăng GDP thực tế, nhưng điều đó ngụ ý sự gia tăng đòn bẩy của khu vực tư nhân, điều này ngược lại với những gì khu vực tư nhân hiện đang cố gắng hoặc một sự cải thiện đáng kể trong số dư tài khoản vãng lai (cũng không có khả năng xảy ra một cuộc suy thoái lớn trong lịch sử ở nước ngoài). Điều này giải thích tại sao việc sử dụng chính sách tiền tệ — cắt giảm lãi suất để khuyến khích vay nợ và xuất khẩu (thông qua việc giảm tỷ giá hối đoái), do đó làm thay đổi đường NGFB (+) — có lẽ sẽ không hiệu quả ngoài việc giảm gánh nặng lãi suất (đồng thời nó cũng làm giảm thu nhập đối với những người gửi tiết kiệm, điều này lại làm giảm cán cân tài chính của khu vực tư nhân bằng cách giảm các khoản thanh toán lãi suất của chính phủ... Sự dịch chuyển nhẹ của đường GSFB (-)).

Tóm lại, mô hình tổng cầu SFB có thể minh họa khá dễ dàng và rõ ràng các sự kiện kinh tế vĩ mô và tác động của các chính sách theo cách phù hợp với những thay đổi thực tế trong cân đối tài chính tương đối của khu vực. Nó sẽ là một sự thay thế rất tốt cho mô hình IS-LM về tổng cầu. Mô hình SFB cho thấy tổng cầu được thiết lập bởi thâm hụt của chính phủ so với mong muốn tiết kiệm ròng của các khu vực phi chính phủ (như Warren Mosler nói, thâm hụt của chính phủ là chữ “M” trong lý thuyết lượng tiền (MV = PY), trong khi đòn bẩy mong muốn của khu vực phi chính phủ (ngược lại với mong muốn tiết kiệm của khu vực này) là “V” trong phương trình).
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,497 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 345 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 871 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 269 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 393 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 140 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,758 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên