Sơ lược về các đời tổng Mỹ cận đại P3

Sơ lược về các đời tổng Mỹ cận đại P3

Sơ lược về các đời tổng Mỹ cận đại P3

forex_vn

Active Member
8,042
21,183
5. TT Kennedy. Dân Chủ 1961 – 1963

Năm 1960, TNS John Kennedy đắc cử tổng thống. Ông tin tưởng một thể chế trung lập Lào với sự chấp nhận của Liên Xô sẽ bảo đảm Lào thành trái độn ngăn cản con đường ‘nam tiến’ của CSBV. TT Kennedy vận động Nga để rồi cuối cùng đẻ ra được hiệp định trung lập hóa Lào năm 1962. Một thể chế trung lập quái đản, trao vào tay Pathet Lào, con đẻ của CSBV, một nửa đông-nam của lãnh thổ Lào, giáp giới với CSBV, VNCH, và Căm Pu Chia, tức là để nguyên hành lang này cho CSBV chuyển quân vào Nam VN qua cái sau này gọi là ‘đường mòn HCM’.
Đây là sai lầm chiến lược vĩ đại mang theo hậu quả cực kỳ tai hại cho miền Nam VN của tân tổng thống trẻ không bao nhiêu kinh nghiệm. TT Eisenhower đã đúng hoàn toàn khi tiên đoán CSBV sẽ không bao giờ tôn trọng trung lập của Lào bất kể thái độ của Liên Xô, và sẽ chiếm Căm Pu Chia và VNCH qua ngã Lào không sớm thì muộn.
Nhiệm kỳ của TT Kennedy cũng trùng hợp với sự ra đời chính thức và lớn mạnh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN như công cụ của CSBV.
Năm 1963 là cái mốc đổi đời của VNCH. Cuộc chiến leo thang mạnh khi CSBV bắt đầu chuyển quân ào ạt vào miền Nam trong khi TT Diệm gặp khó khăn chính trị lớn khi biến cố Phật giáo miền Trung nổ ra, rồi sau đó bị lật đổ.Năm này cũng là năm truyền thông Mỹ đổ bộ vào miền Nam và tin tức chiến sự VN cũng như những khó khăn chính trị của TT Diệm bắt đầu tràn ngập mặt báo và TV Mỹ. Hàng đoàn ký giả Mỹ thay vì chỉ làm nhiệm vụ thông tin trung thực thì đều đã biến thành chuyên gia sách động cho việc Mỹ chấm dứt can thiệp vào cuộc chiến, triệt để bôi bác miền Nam, tiếp tay cho bộ máy tuyên truyền của CSVN trong dư luận Mỹ.
Năm 63 cũng là năm TT Kennedy rất sợ tin xấu vì ông chuẩn bị tái tranh cử trong năm 64. TT Kennedy nhìn thấy rõ hai lựa chọn của ông: một là phủi tay, chấm dứt mọi can thiệp, và hai là can thiệp mạnh hơn. Nhất chín nhì bù, không có giải pháp lằng nhằng ở giữa.
Giải pháp rút lui ngay khó làm được vì Mỹ vẫn còn bị chi phối bởi thuyết domino, lo sợ sẽ mất hết cả Đông Nam Á nếu bỏ Nam VN, chưa kể TT Kennedy vẫn bị ám ảnh bởi hình ảnh một tổng thống yếu đuối bị Khrushchev coi thường, thất bại hai lần ở Cuba (trong vụ đổ bộ tại Vịnh Con Heo, và vụ tháo gỡ hỏa tiễn nguyên tử của Liên Xô tại Cuba), cũng như viễn tượng phải tranh cử chống ông diều hâu Nixon trong kỳ bầu cử tới. Ngược lại, can thiệp mạnh chỉ có thể thực hiện được nếu loại bỏ được anh em ông Diệm-Nhu vì TT Diệm không chấp nhận can thiệp sâu hơn của Mỹ.
Ở đây không phải chỉ là việc TT Diệm bác bỏ ý kiến đổ bộ lính Mỹ vào VN, mà còn là việc ông chống lại ý định của Mỹ muốn gia tăng kiểm soát cuộc chiến quân sự cũng như kiểm soát chính trị và kinh tế. Người Mỹ muốn nắm quyền quyết định quân sự, nắm luôn hầu bao viện trợ quân sự và kinh tế, đồng thời ép TT Diệm thi hành những cải tổ chính trị theo ý của họ. Những yêu sách quá lớn mà TT Diệm cương quyết không nhượng bộ.
Về phiá VNCH thì một số tướng lãnh đã rục rịch tính chuyện lật đổ TT Diệm vì họ cho rằng ông này đã thất bại, mất hậu thuẫn dân, khiến VC ngày càng lớn mạnh, đe dọa sự tồn vong của cả miền Nam. Nhưng các tướng cũng chỉ có thể đảo chánh nếu nhận được bảo đảm Mỹ sẽ không can thiệp cản trở đảo chánh, hay nếu đảo chánh thành công, sẽ tiếp tục hậu thuẫn cuộc chiến chống CSBV. Chứ nếu đảo chánh xong, Mỹ rút đi không yểm trợ cho cuộc chiến thì nguy nặng vì VNCH sẽ không thể nào đương đầu được với CSBV vẫn nhận được viện trợ quân sự hùng hậu từ khối Liên Xô và TC.
Sau nhiều lưỡng lự và tranh luận nội bộ, chính quyền Kennedy lựa con đường can thiệp mạnh, chuyển qua giai đoạn tích cực áp lực các tướng lật đổ TT Diệm.
Cuộc đảo chánh năm 63, bất kể nguyên nhân và diễn biến, là một biến cố ‘đổi đời’, làm suy yếu nền tảng chính trị và quân sự của chính quyền VNCH, nhất là các tướng cả 3 năm sau vẫn bận rộn ‘chỉnh lý’ nhau, thay đổi các tư lệnh quân sự và chỉ huy địa phương như chong chóng.
Nhìn vào những sự kiện lịch sử trên, ta thấy rõ ta thua không phải năm 75, mà đã thua từ năm 63 với những khó khăn chính trị bị TTDC Mỹ khai thác tiếp tay cho VC, và khi TT Diệm bị lật đổ, hay xa hơn, thua từ năm 62 khi TT Kennedy phạm sai lầm chiến lược vĩ đại, ký hiệp ước ngớ ngẩn ‘trung lập hóa’ Lào.
TT Diệm trong 6 năm đầu là một vĩ nhân có công lớn khi đã thành công xây dựng nên một VNCH tương đối thịnh vượng và hùng mạnh từ đống tro tàn do thực dân Pháp để lại, nhưng ông cũng đã phạm nhiều sai lầm lớn trong 3 năm sau đó, khi gặp khó khăn chính trị nội bộ. Càng gặp khó khăn, TT Diệm càng tự cô lập, càng dựa vào gia đình, và càng trở nên độc đoán, đưa đến việc mất lòng dân rất nhiều, cuối cùng đi đến đảo chánh. Việc dân miền Nam nói chung khi đó bất mãn chế độ, ào ạt biểu tình chống TT Diệm trong vụ Phật giáo để rồi vui mừng xuống đường hoan hô Cách Mạng 1/11/1963 là những dữ kiện lịch sử, không thể phủ nhận, viết lại được.
Nếu TT Eisenhower có công lớn giúp TT Diệm gây dựng nên một VNCH tương đối thịnh vượng và hùng mạnh, thì TT Kennedy chính là người đã lấy 2 quyết định cực tai hại là mở hành lang ‘đường mòn HCM’ bên Lào cho CSBV xâm nhập và giúp lật đổ TT Diệm mở toang cửa cho TT Johnson can dự mạnh, khiến cuộc chiến của miền Nam mất hết chính nghiã, cuối cùng đưa đến việc mất cả miền Nam VN vào tay CSBV. Hơn tất cả các tổng thống khác, TT Kennedy đã là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc mất miền Nam VN vào tay CSBV.

6. TT Johnson. Dân Chủ 1963 – 1968

TT Kennedy bất ngờ bị ám sát chết ba tuần sau khi TT Diệm bị giết. Nhiều người tin dị đoan sẽ gọi là ‘quả báo’? TT Johnson lên thay thế, một năm sau ông ra tranh cử và đắc cử, làm tổng thống chính danh chứ không còn là ‘tổng thống ngáp’ sau khi TT Kennedy chết, nhưng 4 năm sau đó, quyết định không ra tranh cử nữa.
TT Johnson, dân ‘cao bồi’ Texas thứ thiệt, chủ trương cứng rắn hơn TT Kennedy. Ngay từ đầu, ông muốn tiếp tục hậu thuẫn TT Diệm, phản đối lại mọi đề nghị đảo chánh, chống ngay cả những áp lực đẩy cố vấn Nhu ra ngoài vòng quyền lực. Ngay sau khi nhậm chức, ông đã muốn can dự mạnh, nhưng vì phải ra tranh cử cuối năm 1964,nên phải dè dặt, tuyên bố sẽ không cho “thanh niên Mỹ chết trong đồng ruộng Á Châu” và đả kích mạnh thái độ ‘ diều hâu’ cực đoan của ứng cử viên CH ông Barry Goldwater.
Sau khi đắc cử, ông mau mắn lật ngược chính sách, can thiệp mạnh vào nam VN, nhất là sau khi tình hình VN suy xụp mau chóng qua các ‘chỉnh lý’ không ngừng của các tướng lãnh.
TT Johnson quyết tâm sẽ không là tổng thống Mỹ đầu tiên thua trận hay bỏ rơi đồng minh. Trong thời gian đầu, ông được hậu thuẫn của đảng DC khi đó nắm đa số tại cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện. Đảng CH diều hâu cũng hậu thuẫn tuy họ đòi hỏi những biện pháp can thiệp còn mạnh hơn nữa. Quốc hội biểu quyết cho TT Johnson toàn quyền đánh BV sau vụ tàu Maddox bị tàu VC bắn, qua Nghị Quyết Tonkin –Tonkin Resolution- chỉ có đúng 2 phiếu chống so với 98 phiếu thuận tại Thượng Viện, với 0 phiếu chống và 416 phiếu thuận tại Hạ Viện. Mở màn cho các chiến dịch dội bom Bắc Việt kéo dài qua tới thời TT Nixon.
Cái nhức răng cho TT Johnson là ông là người có khuynh hướng cấp tiến nặng, có tham vọng lớn muốn thay đổi xã hội, tung ra các chương trình cấp tiến để thực hiện cái mà ông gọi là Great Society, nhưng kẹt chiến tranh VN, vừa tốn tiền quá mức, vừa gây phân hóa lớn trong chính trường cũng như trong dư luận quần chúng, là những cản trở vĩ đại cho giấc mộng Great Society.
Sau vài năm đầu thậm thụt leo thang từng bước, đưa đến việc hơn nửa triệu quân Mỹ tham gia cuộc chiến mà vẫn không thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’, ông tìm cách ‘tháo chạy’ nhưng không tìm ra lối thoát.
Những cố gắng mở đường nói chuyện với VC qua nhiều ngã đều thất bại. Ngay cả sau khi Mỹ và VC thỏa thuận gặp nhau tại Paris tháng 5/1968 sau khi VC thảm bại trong vụ tổng công kích Mậu Thân, hai bên cũng chẳng đi đến một thỏa thuận nào hết, tranh cãi cả mấy tháng trời về những chuyện lẩm cẩm như hình thù cái bàn họp. Thật ra, VC cố tình trì hoãn để đợi bầu cử tổng thống Mỹ cuối 1968. Khi hai bên chuẩn bị nói chuyện cũng là lúc TT Johnson đã công khai tuyên bố ông không ra tranh cử lại, trong khi các ứng cử viên tổng thống của đảng DC, trong đó có các thượng nghị sĩ Eugene McCarthy, George McGovern và Robert Kennedy, đều công khai muốn Mỹ rút khỏi VN.
TT Johnson là người chịu trách nhiệm mang hơn nửa triệu quân Mỹ vào VN, ‘chiếm’ quyền trực tiếp điều hành cuộc chiến từ quân sự đến chính trị, với những hậu quả tốt cũng như xấu. Tốt vì hiển nhiên đã cứu miền Nam khỏi một đại bại ngay từ những năm 65-66 khi quân lực VNCH gần như tan hàng vì những chỉnh lý của các tướng, chỉ lo đánh lẫn nhau chứ không lo đánh VC nữa. Xấu vì đúng như TT Eisenhower và TT Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp trực tiếp quá mạnh, đã khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho VC một vũ khí tuyên truyền vô giá là “lính da trắng Mỹ chỉ là thay thế lính da trắng Pháp thôi”.
Qua việc TT Johnson can thiệp mạnh, nhiều người nghe theo tuyên truyền của CS cho rằng việc đó thể hiện tính ‘đế quốc’ của Mỹ. Thật ra, nếu hiểu người Mỹ rõ thì sẽ biết quyết định can thiệp mạnh của TT Johnson chẳng qua là đúng theo tính người Mỹ, làm gì cũng muốn mình là người lấy quyết định trọn vẹn, không tin người khác có khả năng làm được việc, nhất là khi thấy cấp lãnh đạo VNCH, từ TT Diệm đến các tướng lãnh, đều đã đi từ thất bại này đến thất bại khác.
Đáng tiếc thay, chính quyền Mỹ cũng không khá hơn, đã đưa ra hết chiến lược sai lầm này đến chính sách trật bét nọ, luôn đi theo VC nhưng chậm hơn một bước. Ban đầu, Mỹ chờ đợi một cuộc chiến quy ước lớn kiểu Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn, thì VC chơi du kích chiến. Khi Mỹ chuyển qua chống du kích trong rừng thì VC tổng công kích thành phố. Khi Mỹ lo bảo vệ thành phố và lùng du kích VC trong núi, thì VC xua thiết giáp tràn qua biên giới.
TT Johnson coi cuộc chiến như một cuộc đấu võ chính trị trong đó quân sự chỉ là công cụ. Tất cả các chiến dịch quân sự lớn, tất cả các cuộc đánh bom BV, đều phải được Tòa Bạch Ốc ô-kê dựa trên tính toán chính trị, từ nhu cầu, ý nghiã, đến hậu quả. Rồi lại còn phụ thuộc vào phân tích thống kê điện toán –computer data analysis- theo kiểu tỷ lệ địch chết so với số lượng đạn bắn, số làng đã bình định so với số bom đã thả,... Nhiều chuyên gia đã nhận xét không sai là cuộc chiến không phải do các tướng bốn năm sao điều hành trên chiến trường, mà là do các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, chuyên gia tranh cãi lý thuyết chính trị và phân tích thống kê, làm việc trong phòng lạnh tại Tòa Bạch Ốc hay Ngũ Giác Đài, chỉ nhìn thấy những con số thống kê, chưa bao giờ thấy một giọt máu hay nghe một phát súng nổ.
Mỹ thua vì không hiểu mà cũng chẳng bao giờ muốn tìm hiểu những yếu tố tâm lý chính trị đặc thù của VC nói riêng và VN nói chung, mà chỉ trông cậy vào hỏa lực. Lý luận của người Mỹ: Mỹ đã diệt tan cả Đức lẫn Nhật, luôn cả Trung Cộng tại Bắc Hàn, mà đâu có cần tìm hiểu tâm lý của Hitler, Hirohito hay Mao gì đâu, sao bây giờ phải thắc mắc chuyện mấy ông nông dân Việt nghĩ gì? Ngay cả các tướng tá, sĩ quan VNCH nghĩ gì, Mỹ cũng chẳng cần biết.
Cái sai lầm của lập luận này là Đức, Nhật và Trung Cộng đều dùng hỏa lực của họ chống lại hỏa lực của Mỹ, và họ thua; trong khi VC không dùng hỏa lực mà dùng chiến tranh gặm nhấm. Vũ khí chính của VC là lấy lòng dân bằng đủ cách, từ dụ dỗ ngon ngọt đến lừa gạt xảo trá nhất đến khủng bố và giết thẳng tay, tùy đối tượng. Với mục đích kéo dài cuộc chiến, gặm nhấm vào tính kiên nhẫn của dân Mỹ. Trong khi HCM nói chuyện “100 năm trồng người” thì người Mỹ chỉ nhìn thấy 4 năm nhiệm kỳ một tổng thống.
Dĩ nhiên là VC cũng phải dùng hỏa lực, nhưng chỉ để ‘dứt điểm khi thời cơ chín mùi’. Ở đây ta thấy ngay cái sai lầm của cấp lãnh đạo VC, quá chủ quan, quá tin tưởng vào tuyên truyền của chính mình, tưởng ‘cơ hội dứt điểm’ đã tới với Mậu Thân 68 và Mùa Hè 72, để rồi cả hai lần đều ôm đầu máu, chết lính như rạ. ‘Cơ hội dứt điểm’ chỉ thực sự đến với VC năm 75 khi quốc hội DC Mỹ đã cắt đứt cuống rốn cung cấp bom đạn và xăng nhớt cho QLVNCH.
Chính sách của TT Johnson tiêu biểu cho chính sách đối ngoại cũng như quân sự của các tổng thống của đảng DC: bao đồng muốn can dự nhưng lại nhát tay, vừa đánh vừa run vì sợ TC nhẩy vào. Khi TT Johnson được mật báo có cả ba trăm ngàn lính TC ở BV, ông tiếp tay VC dấu nhẹm tin này vì sợ đụng độ lớn với TC.

P/S: Những phần sau này khá nhạy cảm, ad nào thấy cần thiết thì cứ lược bớt, mình cũng chỉ giới thiệu cho anh em tìm hiểu không muốn tranh luận mấy vấn đề nhạy cảm này.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 75 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,998 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 107 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên