Sử dụng nỗi sợ hãi để xác định khối lượng vào lệnh phù hợp

Sử dụng nỗi sợ hãi để xác định khối lượng vào lệnh phù hợp

Sử dụng nỗi sợ hãi để xác định khối lượng vào lệnh phù hợp

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,906
Chào mọi người, tiếp tục với các bài viết hỗ trợ cho người mới bước vào thị trường Forex, hôm nay tôi sẽ đề cập đến vấn đề khối lượng giao dịch.

Có một bạn hỏi tôi rằng "khi giao dịch ở khung thời gian cao hơn thì nên vào bao nhiêu lot thì phù hợp?"

Bạn có thể có một hệ thống giao dịch hay nhất vũ trụ, nhưng nếu bạn vào lệnh với số lot không phù hợp (quá cao chẳng hạn) thì mọi thành quả cũng trở thành hư vô.

Xác định đúng khối lượng giao dịch là một phần quan trọng trong sự thành công của một trader Forex. Cho dù bạn sử dụng phương pháp thuần price action, sóng elliott, kết hợp vô vàn các indicator hoặc trade trên D1 hoặc M15..., việc xác định khối lượng giao dịch vẫn là vấn đề ưu tiên hàng đầu.

Nhưng nói thì dễ, xác định như thế nào đây. Các trader giao dịch lâu năm họ đã quen với việc vào lệnh, do đó họ có kinh nghiệm trong việc cân đối linh hoạt số lot vào - ra. Vậy còn những trader mới như chúng ta thì sao, đặc biệt là các trader có mộng muốn làm giàu nhanh thường chỉ thích vào 1 lot, 2 lot, thậm chí là 10 lot để mau kiếm được chiếc xe hơi.

Cũng có những trader nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhưng khổ nỗi chưa biết phương pháp nào hay, phù hợp để áp dụng cho đúng, vấn đề này đã từng xảy ra với cá nhân tôi. Hiểu được những điều như vậy, hôm nay tôi sẽ giới thiệu một công cụ, hay nói chính xác hơn là một sức mạnh đến từ hạn chế lớn nhất của các trader mới để sử dụng nó làm công cụ phục vụ lợi ích cho bản thân. Đó chính là nỗi sợ hãi.

SỰ SỢ HÃI CHÍNH LÀ MỘT INDICATOR TUYỆT VỜI CHƯA ĐƯỢC KHÁM PHÁ

Không cần tìm đâu xa, mỗi chúng ta đều sở hữu một indicator ngon lành mà bấy lâu nay không thèm đưa vào sử dụng. Hãy sử dụng cảm xúc của bạn để làm phương hướng.

Nói cho cùng bạn lúc nào cũng có 3 lựa chọn: MUA, BÁN và không làm gì cả. Không làm gì cả coi như là an toàn rồi, vậy bạn chỉ việc lựa chọn là đặt mua hay đặt bán mà thôi. Hai lựa chọn này lại bị chi phối bởi hai cảm xúc là tham lam và sợ hãi.

Ví dụ, ban đầu bạn đặt lệnh mua, nếu giá đi xuống cảm xúc bạn sẽ phát ra tín hiệu sợ hãi và bảo bạn phải bán đối ứng lại để cắt lỗ đi. Nếu giá đi lên, cảm xúc của bạn sẽ hưng phấn, và trở nên tham lam hơn, bảo bạn mua thêm để có thêm phần lời. Sự tham lam và sợ hãi cứ thế mà tiếp diễn.

Trading_fear.png

Sự sợ hãi không phải là cái gì đó tiêu cực với bạn. Nó vô cùng hữu ích khi nó là một tín hiệu báo cho bạn biết bạn đã sai và phải có điểm dừng.

Đặt biệt khi xác định khối lượng giao dịch, sự sợ hãi là một người bạn tốt nhất. Vì sao ư? Nếu bạn cảm thấy quá sợ hãi với lệnh giao dịch bạn đã đặt, tức là nó đang báo hiệu bạn đã làm sai rồi, giao dịch đó sẽ rủi ro cực lớn cho tài khoản.

Đó là lúc bạn điều chỉnh là rủi ro cho phù hợp, hoặc cho đến khi nào bạn không còn cảm thấy ngộp thở vì sợ hãi nữa, thì mức điều chỉnh đó là đúng rồi đấy.

Nỗi sợ hãi là một người bạn tốt, nhưng nếu bạn tin nó quá, nó sẽ chơi xấu bạn. Hãy sử dụng nỗi sợ làm công cụ hỗ trợ, chứ đừng mù quáng để nó dẫn dắt.

TẠI SAO KHÔNG CẮT RỦI RO ĐI MỘT NỬA

Hiểu được nỗi sợ hãi lợi ích gì cho chúng ta rồi, vậy làm thế nào để điều chỉnh theo nó đây? Một cách hay la bạn nên cắt đi một phần hoặc một nửa rủi ro.

Ví dụ, nếu lệnh của bạn tính toán là rủi ro 4% trên tài khoản, cố gắng cắt đi một nửa còn 2% thôi. Và nếu bạn đang đặt rủi ro 2% thì cắt đi 1% là vừa.

Cut_risk.png

Sự thay đổi đơn giản này đặc biệt hữu ích về mặt thua lỗ, cũng như về mặt tâm lý. Hay nói cách khác, bạn sẽ thấy đỡ ngộp thở hơn, bớt thấy lo lắng hơn cho tài khoản của mình và cũng nhờ đó, bạn bớt thua lỗ hơn.

Một số bạn sẽ hỏi tôi rằng, cắt như vậy còn lời cái gì nữa, đang muốn đặt lớn để ăn lớn mà??? Xin thưa, ai đã vẽ ra cho bạn cái bức tranh màu sắc là bạn sẽ đặt nhiều để ăn nhiều, tôi khuyên bạn nên tuyệt giao với người đó. Bạn có từng nghĩ ngược lại là đặt nhiều sẽ thua nhiều không? Đặt 10 lot sẽ thua đau hơn đặt 1 lot không?

Tư duy muôn thuở tôi luôn muốn nhắn nhủ với các bạn là hãy chú trọng vào quá trình giao dịch thay vì kết quả. Những người đam mê Forex thật sự họ luôn tận hưởng quá trình giao dịch từ đặt lệnh cho đến chốt lệnh (bất kể lời hay lỗ). Kết quả bao nhiêu không quan trọng bằng việc áp dụng đúng quy tắc, kỷ luật, xem xét trạng thái thị trường, linh hoạt trong các vấn đề rủi ro, tâm lý...

Khi bạn làm đúng những điều đó, kết quả tốt tự nhiên đến, thu nhập tự nhiên có.

THỰC HÀNH ĐIỀU CHỈNH KHỐI LƯỢNG BẰNG INDICATOR SỢ HÃI

Bây giờ thử áp dụng những gì nói chia sẻ phía trên với một trường hợp cụ thể xem thế nào nhé.

Giả sử tôi có 1,000 USD. Như các bài trước tôi khuyên các bạn chỉ nên giao dịch 0.1 lot hoặc 0.01 lot. Bây giờ, tôi mới biết chơi Forex thôi, tôi chưa biết gì về quản lý rủi ro, quản lý vốn, muốn làm giàu nhanh, tôi nghe nói đặt nhiều thì ăn dày, mà tôi cũng chưa biết đặt sao cho đúng nữa, tôi giao dịch 2 lot.

Tôi đánh ở khung M15 vì tôi thấy mình chờ lâu không được. Tôi đặt 1 lệnh XAUUSD vì nghe nhiều người nói XAUUSD kiếm lời tốt hơn mấy cặp tiền kia, stoploss 30 pips, takeprofit 60 pips, tỷ lệ 1: 2.

Trường hợp ăn, tôi được 1200 USD, tốt rồi, cứ 10 lệnh như vầy thì tôi mua được xe Kia rồi.

Trường hợp thua, tôi mất 600 USD, tương đương 60% tài khoản (tức là tôi đang đặt một tỷ lệ rủi ro là 60%), thêm 1 lần nữa thì chưa đến stoploss tôi đã phải nạp thêm tiền thay vì mua Kia.

Lúc này, tôi vào lệnh, vào thấy giá chạy lên chạy xuống, tiền lời lỗ biến chuyển liên hồi, có khi ăn 800 USD, có lúc âm -300 USD. -300 USD thì mất gần 1 nửa rồi. Điều này tôi nghĩ đã đem cho tôi một sự sợ hãi rồi đấy. Đây chính là lúc ta sử dụng sự sợ hãi và phương pháp cắt 1 nửa.

Tôi cắt 1 lot (nếu có spread, chấp nhận bỏ spread), tôi còn tỷ lệ rủi ro 30%. Nhưng như vậy vẫn còn quá nhiều đối với tôi, vì đây tôi mới giao dịch, tôi không biết xác định sao cho đúng với mình.

Trading_process.png

Tôi lại cắt 0.5 lot ( cắt 1 nửa lần nữa), và cứ thế, cứ thế cắt còn 0.1 lot (lúc này tỷ lệ rủi ro của tôi còn 3%). Lúc này tôi cảm thấy sự lên xuống của thị trường làm tôi ít ngộp thở hơn, và không thấy sợ nữa. Tôi quyết định lần sau, tôi chỉ giao dịch ở mức 0.1 lot mà thôi. Hay nói cách khác, mức chịu đựng rủi ro của tôi là 0.1 lot cho bất cứ giao dịch nào với 1000 USD tài khoản.

Trên đây là cách dành cho các trader mới sử dụng để xác định đúng tỷ lệ rủi ro, khối lượng giao dịch phù hợp với mức chịu đựng rủi ro của bản thân.

Bởi vì các bạn chưa có kiến thức nhiều về quản lý rủi ro, quản lý vốn, một phần để sự tham lam dẫn dắt các bạn đi không đúng hướng, thì sự sợ hãi chính là kim chỉ nam tốt nhất giúp bạn đi trở lại con đường giao dịch chân chính.

Bài viết mang tính chất bình luận theo kinh nghiệm hơn là học thuật khô khan. Hy vọng có thể giúp ích một phần nào đó cho các bạn trader mới bước chân vào Forex.

Xem thêm:

>> Giai đoạn thị trường tích lũy và phương pháp giao dịch hiệu quả
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 351 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 556 Xem / 43 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 116 Xem / 6 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 292,606 Xem / 1,385 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên