Sự khác biệt cơ bản giữa khung thời gian thấp và cao trader cần nắm để lên chiến lược giao dịch

Sự khác biệt cơ bản giữa khung thời gian thấp và cao trader cần nắm để lên chiến lược giao dịch

Sự khác biệt cơ bản giữa khung thời gian thấp và cao trader cần nắm để lên chiến lược giao dịch

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,385
29,034
Mặc dù phong cách giao dịch sẽ tác động đến việc lựa chọn khung thời gian ở một mức độ nào đó, nhưng nếu bạn hiểu về sự khác biệt về đặc điểm của khung thời gian riêng lẻ sẽ giúp các nhà giao dịch đưa ra quyết định tốt hơn về việc sử dụng khung thời gian nào cho chiến lược giao dịch của họ dựa trên mục tiêu, nhu cầu cá nhân và đặc điểm tính cách của cá nhân trader.

Dưới đây là sự khác biệt giữ các khung thời gian mà trader cần biết để xây dựng chiến lược của họ.

Khung thời gian cao


Các khung thời gian được xem là cao thường là khung D1, W1 và MN. Các Day trader thường sử dụng các khung thời gian này để có cái nhìn tổng quan về thị trường và để xác định hướng đi chung của thị trường.

Screenshot_2.png

Còn các swing trader thì lại hiếm khi di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn khung H4 để theo dõi. Mà họ dành phần lớn thời gian của họ để tập trung phân tích và giao dịch ở các khung thời gian này.

Hơn nữa giao dịch ở khung thời gian cao hơn cũng sẽ phù hợp với những trader nào không có nhiều thời gian dành cho việc giao dịch.

Mặc dù rất nhiều trader cho rằng giao dịch ở các khung thời gian cao hơn sẽ dễ dàng hơn, nhưng điều này cũng không hoàn toàn đúng. Giao dịch các khung thời gian cao hơn sẽ có những đòi hỏi của riêng nó và trader cũng cần có những kĩ năng nhất định. Khi giao dịch với khung thời gian này, trader cần có sự kiên nhẫn. Nhìn có vẻ dễ nhưng kì thực rất nhiều trader không chịu được sự nhàm chán khi giao dịch với khung thời gian lớn và phải chuyển xuống khung thời gian thấp hơn để giao dịch. Vì ở khung thời gian lớn, trader có thể chờ đợi mất tới vài tuần, thậm chí vài tháng để có được một tín hiệu giao dịch.

Hơn nữa, quản lý giao dịch trên các khung thời gian cao hơn đòi hỏi phải có sự ổn định về cảm xúc vì các nhà giao dịch phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn.

Khung thời gian thấp hơn


Các khung thời gian thấp hơn như H4, H1, M30, M15 là những khung thời gian giao dịch chính của các day trader. Ở các khung thời gian này, day trader không cần chờ đợi quá lâu cho một tín hiệu giao dịch. Sự kiên nhẫn cũng không bị thách thức quá nhiều khi giao dịch ở những khung thời gian này.

Screenshot_3.png

Tuy nhiên, các day tradder lại có xu hướng sa đà vào giao dịch nhiều hơn và thường gặp nhiều vấn đề hơn. Ở khung thời gian thấp, trader dễ gặp nhiều tín hiệu nhiễu và họ sẽ gặp phải những chuỗi lệnh thua lỗ thường xuyên hơn. Nên đòi hỏi trader cần có tâm lý ổn định hơn.

Vậy cho nên, việc lựa chọn khung thời gian phù hợp với tính cách và trạng thái cảm xúc của trader rất quan trọng, nó sẽ giúp họ rất nhiều trong quá trình giao dịch và nhanh chóng bình ổn tâm lý.
Kết hợp các khung thời gian

Phương pháp Top-down được nhiều nhà giao dịch sử dụng và thực hiện. Khi phân tích từ khung thời gian lớn đến khung thời gian nhỏ hơn sẽ giúp trader xác định được cơ hội giao dịch có lợi và hình thành kế hoạch giao dịch.

backtest-hệ-thống-giao-dich-traderviet.png

Ít nhất mỗi tuần một lần, nhà giao dịch nên kiểm tra khung thời gian MN và W1 để nắm bắt được giá hiện tại đang ở đâu so với bức tranh lớn của thị trường hoặc liệu giá có đang tiếp cận các ngưỡng hỗ trợkháng cự quan trọng hay không.

Sử dụng khung thời gian cao hơn để định hướng cho chiến lược giao dịch cũng có thể cải thiện được chất lượng giao dịch của bạn.

Ví dụ, một nhà giao dịch chọn giao dịch theo hướng của xu trên các khung thời gian cao hơn. Sau đó di chuyển về các khung thời gian thấp hơn để tìm điểm vào lệnh dự theo phương pháp giao dịch mà trader sử dụng. Bằng cách đi theo xu hướng lớn, trader sẽ hạn chế được việc giao dịch ngược xu hướng và chiến lược giao dịch của họ có thể sẽ suôn sẻ hơn rất nhiều. Hơn nữa, rủi ro cũng sẽ nhỏ hơn.

Hy vọng rằng chút kiến thức nhỏ này giúp anh em hiểu hơn sự khác biệt giữa các khung thời gian và lựa chọn được khung thời gian phù hợp cho bản thân để lên kế hoạch giao dịch.

Nice Day!

Trích nguồn: tradeciety
Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 563 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 290 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 641 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên