Sự lớn mạnh của đô la Mỹ có thể ngấu nghiến sự sống còn của các thị trường mới nổi như thế nào???

Sự lớn mạnh của đô la Mỹ có thể ngấu nghiến sự sống còn của các thị trường mới nổi như thế nào???

Sự lớn mạnh của đô la Mỹ có thể ngấu nghiến sự sống còn của các thị trường mới nổi như thế nào???

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,273
32,414
Kể từ khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ kết thúc chương trình mua trái phiếu vào năm 2017, các nhà phân tích thị trường đã dành rất nhiều thời gian cố gắng dự đoán khi nào Fed sẽ bắt đầu bình thường hóa lãi suất. Dù xảy ra vào thời điểm nào đi chăng nữa thì những quyết định như vậy cũng đều nhận được sự quan tâm của đông đảo các trader, đặc biệt là các thị trường mới nổi.

Ngoài ra, lãi suất cao hơn có thể khiến cho các khoản vay nước ngoài của các trader trở nên đắt đỏ hơn để thực hiện các cam kết nợ của mình. Điều này đã khiến cho các quan chức như Christine Lagarde - Giám đốc điều hành của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phải cảnh báo về hiệu ứng "lan tỏa" mà quyết định của Fed có thể tác động đến sự biến động của thị trường tài chính, đặc biệt là các thị trường mới nổi.

Tác động của việc tăng lãi suất đến các thị trường mới nổi


Có hai yếu tố chính khiến lãi suất của Hoa Kỳ trở nên khó khăn hơn đối với các thị trường mới nổi:

1. Sự đảo ngược của dòng vốn tác động đến sự sống còn của các thị trường mới nổi


Điều này cực kỳ quan trọng vì một số thị trường mới nổi phụ thuộc rất nhiều vào dòng vốn nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt tài chính hoặc thâm hụt tài khoản vãng lai. IMF nói rằng từ năm 2009 đến 2013, các thị trường mới nổi đã nhận được khoảng 4,5 nghìn tỷ đô la dòng vốn đầu tư, chiếm khoảng một nửa tổng số dòng vốn toàn cầu trong giai đoạn đó.

Nếu đầu tư tăng trở lại vào Hoa Kỳ, thì dòng vốn quốc tế sẽ chảy ra khỏi các thị trường mới nổi một cách nhanh chóng và khiến cho việc tài trợ cho những khoản thâm hụt kể trên trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể đã xảy ra, ngay cả trước khi Fed tăng lãi suất. Viện Tài chính Quốc tế cho biết dòng vốn tư nhân đến các thị trường mới nổi đã giảm 250 tỷ USD trong năm 2014.

2. Mối đe dọa tiềm tàng của việc nợ bằng đô la Mỹ tác động đến sự sống còn của các thị trường mới nổi


Chính phủ thị trường mới nổi, các tập đoàn và ngân hàng đã tận dụng lợi thế của đồng đô la với chi phí thấp để củng cố tài chính của họ. Dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho thấy các số liệu tương tự được IMF báo cáo rằng các khoản vay của thị trường mới nổi đã tăng gấp đôi trong 5 năm (2013-2018) lên 4,5 nghìn tỷ đô la. Đây thực sự là vấn đề bởi vì sự đảo ngược của dòng vốn gây ra sự mất giá đồng nội tệ có thể làm cho việc thanh toán các khoản nợ bằng đồng đô la này trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, các tập đoàn và ngân hàng vay bằng đô la có thể phải đối mặt với áp lực gia tăng nếu họ không có doanh thu hoặc tài sản bằng đô la tương thích.

5 quốc gia "mong manh dễ vỡ" nhất nếu lãi suất của Mỹ gia tăng


Bảng xếp hạng dưới đây cho thấy các quốc gia với những áp lực tài chính đến từ bên ngoài lớn nhất. Mặc dù danh sách giữa các tổ chức xếp hạng có hơi khác biệt một chút, nhưng Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi là những quốc gia xuất hiện nhiều nhất, xét về mặt thời gian lẫn tổ chức xếp hạng.

Các nền kinh tế được xem là dễ bị tổn thương nhất khi lãi suất của Mỹ tăng:


Fed-tang-lai-suat-tac-dong-den-su-song-con-cua-cac-thi-truong-moi-noi-TraderViet2.jpg



Nguồn: Federal Reserve, Estado, Moody’s

Một cách khác để đo lường sự căng thẳng tín dụng mà một quốc gia đang phải đối mặt là xem xét trên thị trường Hợp đồng Bảo hiểm Nợ xấu (CDS). Các spread hiện tại của CDS do Deutsche Bank cung cấp dường như cho thấy Brazil là quốc gia đáng lo ngại nhất, với tỷ lệ bảo hiểm cao hơn trên thị trường nói chung cũng có chiều hướng tăng lên.


Fed-tang-lai-suat-tac-dong-den-su-song-con-cua-cac-thi-truong-moi-noi-TraderViet1.jpg


Fitch Ratings, một cơ quan xếp hạng tín dụng khác, đã xuất bản Fitch CDS Map - một công cụ tương tác được thiết kế để xác định và tiếp cận sự thay đổi hàng tháng trong mức spread của Hợp đồng Bảo hiểm Nợ xấu. Những thay đổi dương trong spread của CDS cho thấy tín hiệu về một thị trường với rủi ro gia tăng, trong khi những thay đổi âm chỉ ra một sự tăng cường tín dụng. Tương tự, theo Fitch, Brazil dường như đặc biệt có vấn đề về tín dụng, với mức spread tăng 15,74% vào tháng 3 năm 2015, so với Thổ Nhĩ Kỳ là 8,09% và so với Nam Phi là 4,59%.

Nguồn: investopedia.com

Đừng quên like, share và comment để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 6 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 41 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 466 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 273 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,037 Xem / 40 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,781 Xem / 78 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,640 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 211 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên