Tại sao Fed lại luôn cứng nhắc với tỷ lệ lạm phát?

Tại sao Fed lại luôn cứng nhắc với tỷ lệ lạm phát?

Tại sao Fed lại luôn cứng nhắc với tỷ lệ lạm phát?

Lương Thanh Hà

Active Member
33
130
Cục dữ trữ liên bang Mỹ đặt ra mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức tối thiểu là 2% một năm. Các nhà chức trách sẽ phải đề ra các chính sách khi mức lạm phát có nguy cơ sụt giảm xuống dưới mức này và ngược lại rất hoan nghênh khi mức lạm phát vượt trên mức 2%. Mức lạm phát hiện tại, được đo bởi chỉ số giá tiêu dùng, ghi nhận từ tháng ba năm 2016 đến tháng ba năm sau là 2,4%.

tai-sao-fed-luon-cung-nhac-voi-ty-le-lam-phat.jpg

Giá cả trên thị trường thường phản ánh thông tin về chi phí hàng hoá và dịch vụ. Nếu nhìn nhận theo góc độ như vậy, giá tăng dẫn đến chi phí đầu vào tăng và theo đó là chi phí sản xuất hàng hoá, dịch vụ cũng tăng. Ngược lại, sự tụt giảm của giá đồng nghĩa với việc cắt giảm được chi phí sản xuất. Những trường hợp ngoại lệ sẽ làm giảm đi giá trị thông tin của giá cả trên thị trường và có thể gây khó khăn cho việc tính toán chi phí.

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, chi phí việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ được cắt giảm, và giá thành trên thị trường cũng sụt giảm theo để phản ánh chi phí sản xuất thực tế. Thậm chí một mức giá ổn định cũng dễ gây nhầm lẫn vì khi hiệu suất tăng lên cũng đồng thời chi phí sản xuất hạ thấp, không phải vì lí do giá trị đồng tiền đang sụt giảm nhanh hơn.

Mặc dù có nhiều luồng ý kiến tranh cãi về những nguy cơ tiềm ẩn do cơ chế giảm phát mang lại nhưng Mỹ vẫn đưa ra những chính sách làm hạ giá dài hạn từ năm 1865 tận cho đến sự ra đời của cục dự trữ liên bang Mỹ được thành lập vào năm 1913, thời điểm mà nền kinh tế đang trên đà công nghiệp hoá phát triển với tốc độ vượt bậc. Có ý kiến cho rằng người tiêu dùng sẽ chờ để mua hàng hoá khi họ dự đoán rằng giá cả sẽ giảm trong tương lai, và thực tế giá máy tính đã và đang giảm trong nửa thế kỉ nay, trong khi đó giá của các mặt hàng công nghệ cao khác lại tăng mạnh.

Có thể nhận thấy, giảm phát không phải là một dấu hiệu xấu của một nền kinh tế, và điều đó phản ánh rằng hiệu suất sản xuất được cải thiện, đồng nghĩa với việc phản ánh được giá trị thực chất của hàng hoá và dịch vụ. Theo đó, việc chủ đích tạo ra lạm phát trên thị trường sẽ không mang lại cho Fed bất kì lợi ích nào.

Nếu Fed đạt được tỉ lệ lạm phát mục tiêu là 2%, giá sẽ tăng gấp đôi trong vòng 36 năm tới. Trong khi hiện nay, tỉ lệ lạm phát chạm mức 2.4% sẽ dẫn đến hiệu ứng giá sẽ tăng gấp đôi, dự đoán trong khoảng 3 thập kỉ và Fed dường như đang rất hài lòng với viễn cảnh này.

Sẽ không có căn cứ nào cho việc Fed luôn cứng nhắc với một mức lạm phát cố định hơn là với sự bình ổn của tỷ lệ giá. Thay vào đó, quá trình giảm phát dần dần sẽ giúp phản ánh được sự cải thiện của hiệu suất cũng như khiến cho giá phản ánh gần nhất chi phí sản xuất hàng hoá và dịch vụ.

Nguồn FEE
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,623 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,507 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 372 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 390 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên