Tại sao Mỹ và Trung Quốc không thể đạt được một thỏa thuận thương mại thực sự?

Tại sao Mỹ và Trung Quốc không thể đạt được một thỏa thuận thương mại thực sự?

Tại sao Mỹ và Trung Quốc không thể đạt được một thỏa thuận thương mại thực sự?

LeeBK

Active Member
183
1,264
Thị trường đang tỏ ra hết sức lạc quan về việc Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm đạt được 1 thỏa thuận thương mại sau những vòng đàm phán tại Washington trong tuần này. Tuy nhiên, dường như nhà đầu tư chưa nhận ra rằng, các cuộc đàm phán đã trở thành những bài "test" về sức mạnh và quyền lực giữa 2 cường quốc lớn nhất thế giới.

Những nút thắt chưa được tháo gỡ
Cần nhìn nhận 1 thực tế rằng trong cuộc so găng này, chưa có bên nào có được sự áp đảo để áp đặt ý muốn của mình lên đối phương. Trong khi Mỹ vẫn chưa đủ khả năng để đơn phương ép buộc Trung Quốc thuận theo những yêu cầu của mình, thì Trung Quốc có lẽ vẫn còn quá nhỏ bé để 1 mình chống lại các đế chế tư bản phương Tây. Tuy nhiên, có vẻ như cả Mỹ và Trung Quốc đều không chấp nhận đối mặt 1 sự thực như vậy, điều sẽ khiến cho 1 thỏa thuận khó có thể xảy ra.
Trong thời gian qua, có thể thấy 2 bên đã đạt được những bước tiến khá tích cực trong vấn đề giảm thâm hụt cán cân thương mại song phương, cũng như tạo ra cơ chế thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với thị trường Trung Quốc. Mặc dù vậy, nút thắt chính của cuộc đàm phán lại chưa hề được tháo gỡ: 1 sự cải cách trong chính sách của Trung Quốc mà Mỹ cho rằng đang chống lại các doanh nghiệp Mỹ, với những khoản trợ cấp quá ưu đãi cho các doanh nghiệp nội địa, cũng như những quy định vô lý ép buộc doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp nội địa. Sẽ không có gì bất ngờ nếu Trung Quốc từ chối nhượng bộ trước yêu cầu này của Mỹ, bởi điều đó sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của nền kinh tế Trung Quốc. Thêm vào đó, lịch sử đã chứng minh rằng sẽ cực kì khó khăn để có thể ép buộc 1 quốc gia nhượng bộ thông qua những áp lực về kinh tế. Có thể kể đến Triều Tiên khi quốc gia này mặc cho những đòn trừng phạt kinh tế đến từ phương Tây, vẫn tiếp tục theo đuổi con đường phát triển vũ khí hạt nhân. Thậm chí có thể lấy ví dụ chính bản thân Mỹ năm 1973 với việc các quốc gia thuộc OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ do sự ủng hộ của Mỹ đối với Israel. Thời điểm đó, người Mỹ sẵn lòng xếp hàng dài chờ đợi tại các trạm xăng thay vì nhún nhường và bỏ rơi đồng minh Trung Đông của mình.

Tiếp tục gây sức ép thông qua thuế quan liệu có còn hợp lý?
Các dữ liệu gần đây cho thấy việc gây áp lực lên Trung Quốc thông qua thuế quan không phải là 1 chiến lược hợp lý. Theo số liệu thương mại tháng 1, sản lượng xuất khẩu tăng hơn 9% mặc dù hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ thậm chí đã giảm 2.4%. Nói theo cách khác, khi gặp khó khăn trong việc thâm nhập thị trường Mỹ, Trung Quốc hoàn toàn có thể quay sang các thị trường tiêu thụ khác, với tầm quan trọng không hề kém thị trường Mỹ. Ngay cả ông lớn ngành công nghệ Huawei, trong bối cảnh đối mặt với rủi ro bị cấm phân phối thiết bị 5G tại thị trường phương Tây, vẫn có thể tiếp tục duy trì đà tăng trường thông qua việc tiếp cận các thị trường Châu Á và Châu Phi. Năm ngoái, thị phần toàn cầu mảng điện thoại thông minh của Huawei đã gần bắt kịp với Apple, theo đánh giá của công ty phân tích Strategy Analytics.

Trong khi đó, những đợt áp thuế quan liên tiếp đối với hàng hóa Trung Quốc đã bắt đầu tác động ngược lại đến Mỹ, đáng kể nhất chính là ngành nông nghiệp. Sản lượng xuất khẩu đậu nành sang thị trường Trung Quốc đã sụt giảm mạnh, khi các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang Brazil và các quốc gia khác nhằm tránh những tác động của cuộc chiến tranh thương mại.

Sự tư huyễn hoặc của Trung Quốc
Trung Quốc đã liên tục phớt lờ những hạn chót đặt ra bởi Mỹ mà không phải đối mặt với bất cứ hậu quả nào. Điều đó đến từ thực tế rằng nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc không phải đến từ những đợt đánh thuế của Mỹ mà bắt nguồn từ những vấn đề nội tại của nền kinh tế, với mức dư nợ đáng báo động, buộc chính phủ phải đưa ra các biện pháp can thiệp như kiểm soát tăng trưởng tín dụng.

Trong khi đó, Bắc Kinh đang rơi vào sự huyễn hoặc về vị thế của mình trên thế giới. Bắc Kinh dường như không nhận thức được rằng những chính sách kinh tế bất bình đẳng của họ đang gây nên những bức xúc trên toàn thế giới. Đó không chỉ là tình trạng hàng hóa Trung Quốc giá rẻ tràn ngập khắp thế giới, mà còn bởi những khó dễ các công ty nước ngoài gặp phải khi thâm nhập thị trường nội địa Trung Quốc. Việc Trung Quốc áp đặt sự kiểm soát thái quá, cùng với những quy định vô lý về chuyển giao công nghệ, đã khiến các nước phương Tây như Đức, New Zealand e ngại trong việc đem các công nghệ tiên tiến vào Trung Quốc, ngăn cản các công ty Trung Quốc tiếp cận với các thành tựu công nghệ cao.

Có lẽ chính quyền Trung Quốc cảm thấy rằng việc tiếp cận với thị trường cũng như công nghệ của các quốc gia Phương Tây không còn là điều quá quan trọng như trước. Tuy nhiên nên nhớ rằng, về mặt công nghệ, Trung Quốc vẫn đang tụt lại phía sau rất nhiều so với Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản. Huawei có thể chuyển sang khai thác thị trường Châu Phi và Trung Đông, tuy nhiên sản phẩm của Huawei sẽ không thể hoạt động nếu không có những linh kiện, những con chip được nhập từ Mỹ.

Cuộc chiến riêng của Tập Cận Bình và Donald Trump?

Có vẻ như, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang trở thành 1 cuộc đấu trí riêng giữa Tập Cận Bình và Donald Trump. Từ khi tranh chấp nổ ra, cả 2 dường như đều đang cô lập bản thân trong thế giới riêng của mình. Trump đã sa thải gần như tất cả các thành viên chính phủ bất đồng với chính sách thương mại của ông, mặc dù những kiến thức và kinh nghiệm trong ngoại giao của ông được nhận định là vô cùng hạn chế và có phần lạc hậu. Trong khi đó, tại Trung Quốc, Tập Cận Bình - với chính sách điều hành vô cùng cứng rắn, đã tạo nên bầu không khí vô cùng căng thẳng và đầy sự sợ hãi trong chính quyền, khiến cho khó có quan chức nào đủ can đảm để có thể nêu ý kiến 1 cách thẳng thắn. Sự ngạo mạn của Trump và Tập tạo ra 1 rào cản vô cùng to lớn trong việc đạt được 1 lối ra cho cuộc chiến tranh thương mại hiện nay.

Có thể nói, sẽ khó có thể kì vọng vào việc đạt được 1 thỏa thuận đáng kể khi cả 2 bên vẫn tiêp tục thực hiện những hành động đơn phương bất cẩn, né tránh những điểm yếu nội tại của mình.

(Dịch và Tổng hợp từ Bloomberg bởi F-Master Team)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 100 Xem / 1 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,499 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 355 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 881 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 283 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 394 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 150 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,761 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên