Tại sao những nhà phân tích giỏi nhất cũng không thể dự đoán được khi nào xuất hiện bear market?

Tại sao những nhà phân tích giỏi nhất cũng không thể dự đoán được khi nào xuất hiện bear market?

Tại sao những nhà phân tích giỏi nhất cũng không thể dự đoán được khi nào xuất hiện bear market?

crawlersynchro

Active Member
72
21
Việc đầu tư vào thị trường chứng khoán dựa trên triển vọng tăng trưởng kinh tế sẽ làm tụt hậu những chiến lược đơn giản, đã được chứng minh tính hiệu quả.
Nếu bạn cho rằng thị trường chứng khoán đi xuống sẽ không xảy ra miễn là sự suy thoái kinh tế không lăm le xuất hiện? vậy thì có thể bạn đã lầm.
Đó là kết luận mà tôi rút ra từ một nghiên cứu gần đây mang tính khiêu khích và gây thất vọng của Vincent Deluard, người đứng đầu chiến lược vĩ mô toàn cầu tại công ty dịch vụ tài chính INTL FCStone. Ông ấy nhận định rằng dù bạn khả năng quan sát sâu rộng hoàn hảo đến mấy về sự tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ thì bạn vẫn có thể bị thị trường chứng khoán tại đây bỏ lại phía sau.
Đối với những người chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực này thì hãy thử nghĩ xem bạn đã làm tốt như thế nào nếu bạn biết trước được cả một quý trước khi con số GDP cuối cùng xuất hiện. Và dĩ nhiên, việc này đòi hỏi ở bạn rất nhiều, vì con số đó sẽ không là cuối cùng cho đến khi nó được xem đi xem lại nhiều lần bởi Văn Phòng Phân tích Kinh tế của chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng thật ra, điều này ngoài việc cho phép bạn có quyền khoe khoang trong các cuộc đua dự đoán kết quả của phố Wall thì suy cho cùng cũng chẳng giúp được gì khác cho bạn.
Để chứng minh tính hữu ích nhỏ nhoi của nó, Deluard đã xây dựng một hồ sơ giả định (Hypothetical portfolio) đầu tư 100% vào chỉ số S&P 500 SPX, -0,10% bất cứ khi nào con số tăng trưởng GDP của quý tiếp theo cao hơn quý hiện tại, còn ngược lại, sẽ không mua gì cả. Bạn có tin không, theo như biểu đồ bên dưới, lợi nhuận hằng mà loại hồ sơ này tạo ra ít hơn chiến lược mua và giữ (Buy and Hold) một phần trăm tính từ năm 1948.
Tiếp theo hãy xem bạn sẽ đạt những gì với khả năng nhận định và dự đoán thậm chí còn tốt hơn nữa: Hãy tưởng tượng bạn có thể dự đoán trước con số GDP cuối cùng đến cả bốn quý, và với hiểu biết đó, bằng hồ sơ của mình, bạn quyết định hoặc là bỏ tiền mua hết cổ phiếu hoặc là chẳng mua gì cả. Ông Deluard nhận thấy rằng trường hợp này khả quan hơn - nhưng chỉ một chút. Trong khi nó tỏ vẻ ưu thế hơn chiến lược Buy and Hold nhưng vẫn còn khiêm tốn – vẫn ít hơn một phần trăm. Có một chiến lược đơn giản khác nhưng lại hiệu quả hơn nó, đó là mua đi bán lại cổ phiếu trong thời gian trung bình 200 ngày. (Xem biểu đồ bên dưới.)

ds.png

Vậy tại sao dự đoán trước lại mang đến lợi ích thấp như vậy? Deluard cho rằng đó là vì tỷ suất lợi nhuận và bội số P/E quan trọng hơn sự tăng trưởng kinh tế đối với chu kỳ giá lên-giá xuống của thị trường chứng khoán. Ông ấy nhắc nhở chúng rằng tình hình thị trường có thể được tính toán bằng cách nhân Doanh số với Lợi nhuận và bội số P/E. Deluard chỉ ra rằng: “Tăng trưởng kinh tế [tức là doanh số] chỉ là một phần của phép toán này, vì khoảng một nửa doanh thu của các công ty nằm trong chỉ số S&P 500 đến từ nước ngoài".
Điều này gợi ý rằng các nhà phân tích đừng nên bỏ nhiều thời gian vào việc lo lắng xem khi nào suy thoái kinh tế xảy ra mà hãy tập trung vào hai phần còn lại của phép toán – Tỷ suất lợi nhuận và bội số P/E.
Đây thực sự là một gợi ý nghiêm túc, cả hai con số trên trong thời gian gần đây đều sắp đạt gần với mức cao kỷ lục. Nếu một trong hai đi xuống thì thị trường chứng khoán cũng sẽ lao dốc theo - ngay cả khi không có suy thoái.
Vì vậy, một thị trường chứng khoán khả quan thì không có sự hiện diện của suy thoái vẫn chưa đủ, tỷ suất lợi nhuận và bội số P/E cũng phải ở mức cao.

Nguồn: https://www.investo.vn/blogs/chung-khoan/rat-kho-de-du-doan-thi-truong-tang-truong-nhu-the-nao
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini
Vì con người có xu hướng tiếp cận hiện tượng bằng cách tập trung vào các yếu tố thông thường và gạt bỏ những yếu tố ngoại lai. Nhưng những cái thông thường hầu như ko dự báo được sự bất thường.
Ví dụ muốn nắm được tính khí, đạo đức của một người, cần phải quan sát anh ta trong những tình huống cam go hay thử thách khó khăn chứ ko thể dựa vào nhưng tình huống thuận lợi hàng ngày. Cũng như ko thể đánh giá độ nguy hiểm của một tên tội phạm bằng việc quan sát những gì hắn làm trong một ngày bình thường.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,497 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 345 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 871 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 269 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 393 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 140 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,758 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên