Tâm lý giao dịch - Kẻ thắng, người thua, bùng nổ, và phá sản - Phần 12

Tâm lý giao dịch - Kẻ thắng, người thua, bùng nổ, và phá sản - Phần 12

Tâm lý giao dịch - Kẻ thắng, người thua, bùng nổ, và phá sản - Phần 12

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,509
Tâm lý giao dịch kỳ trước dưới đây anh em

>> Tâm lý giao dịch - Thử đọc tâm lý của một Trader mới vào lệnh - Phần 11

>> Tâm lý giao dịch - Sự tương đồng giữa Trader và loài khỉ - Phần 10

Phải mất một thời gian trước khi hầu hết các trader hoặc là từ bỏ hoặc tìm ra nguồn gốc thực sự thành công của mình. Trong khi đó, một số trader xoay sở để có đủ lý do đúng đắn về trading để bước vào nghề mà thường được xem là "chu kỳ của bùng nổ và phá sản."

Trái ngược với những gì anh em rút ra được từ ví dụ của các trader mới vào nghề, không phải tất cả mọi người đều có sẵn một thái độ tiêu cực và do đó bị mất tiền một cách đều đặn. Sự thật thì đúng là có một số trader thua triền miên, thường là cho đến khi họ mất tất cả hoặc từ bỏ trading bởi vì họ không thể chịu đựng được bất kỳ nỗi đau tinh thần nào nữa. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà đầu tư là những sinh viên ngoan cường của thị trường và họ có một thái độ đầy đủ tự tin chiến thắng để trading, do đó cho dù gặp nhiều khó khăn, cuối cùng họ cũng học được cách làm ra tiền.

tam-ly-giao-dich-traderviet25-2.jpg

Nhưng, họ mới chỉ biết làm thế nào để kiếm tiền chỉ trên cơ sở hạn chế; chứ họ chưa học được làm thế nào để chống lại các tác động tiêu cực của sự hưng phấn hoặc làm thế nào để bù đắp cho khả năng của sự tự phá hoại.

Hưng phấn và tự phá hoại là hai lực lượng tâm lý mạnh mẽ đến mức chúng có một ảnh hưởng rất tiêu cực đến kết quả cuối cùng của bạn. Nhưng, chúng không buộc bạn phải quan tâm tới bản thân mình cho đến khi bạn bắt đầu thắng, hoặc bắt đầu thắng đều đặn, và đó chính là một vấn đề lớn. Khi bạn thắng, bạn ít có khả năng quan tâm tới bản thân mình với bất cứ điều gì mà có thể đó là một vấn đề tiềm ẩn, đặc biệt là cảm giác gì đó giống như sự hưng phấn. Một trong những đặc điểm chính của sự hưng phấn đó là nó tạo ra một cảm giác tự tin cao độ mà khi đó khả năng của bất cứ điều gì sai trái xảy ra hầu như không thể nhận biết được.

tam-ly-giao-dich-traderviet23-2.jpg

Ngược lại, các lỗi mà hậu quả từ tự phá hoại có nguồn gốc từ bất kỳ xung đột nào khi mà các trader đã có khoản tiền xứng đáng được nhận hoặc xứng đáng giành chiến thắng. Đó là khi bạn đang thắng và đó là lúc bạn có thể dễ mắc sai lầm nhất, giao dịch nhiều quá, đặt một lệnh quá lớn, vi phạm quy tắc, hay nói chung là hành động như thể không có giới hạn với hành vi cần thiết. Thậm chí bạn có thể đi đến tột cùng của suy nghĩ bạn là thị trường. Tuy nhiên, thị trường hiếm khi đồng ý điều đó, và khi nó không đồng ý, bạn sẽ nhận được tổn thương. Sự mất mát và nỗi đau tinh thần thường rất có ý nghĩa. Bạn sẽ trải qua một sự bùng nổ, tiếp theo sau là sự phá sản không thể tránh khỏi.

Nếu được phân loại trader dựa trên kết quả mà họ đạt được, thì trader có thể được chia ra làm 3 nhóm lớn. Nhóm nhỏ nhất, có lẽ ít hơn 10% của các trader hoạt động, là những người thắng đều đặn nhất quán. Họ có một đường tăng thị vốn chủ sở hữu tăng đều đặn với khoản tiền chảy ra tương đối nhỏ. Các khoản tiền họ mất chính là kinh nghiệm của các lệnh thua hết sức bình thường mà bất kỳ phương pháp trading hoặc hệ thống trading nào cũng phải gánh chịu. Họ không chỉ biết làm thế nào để kiếm tiền, mà họ không còn nhạy cảm với các lực lượng tâm lý gây ra chu kỳ bùng nổ và phá sản.

tam-ly-giao-dich-traderviet27-2.jpg

Các nhóm tiếp theo, trong đó bao gồm từ 30 đến 40% của các trader hoạt động, là những kẻ thua cuộc đều đặn nhất quán. Đường tăng vốn chủ sở hữu của họ là hình ảnh phản chiếu của nhóm người thắng nhất quán, nhưng theo chiều ngược lại, có rất nhiều giao dịch thua và hiếm có giao dịch thắng. Bất kể họ đã trading bao lâu, có nhiều khả năng họ đã không học được. Họ hoặc là có ảo tưởng về bản chất của trading hoặc là họ nghiện trading và giao dịch theo những cách mà làm cho họ hầu như không thể trở thành người chiến thắng.

Nhóm lớn nhất, còn lại 40 đến 50 phần trăm của các trader hoạt động, là "sự bùng nổ và phá sản." Họ đã học được làm thế nào để kiếm tiền, nhưng họ đã không biết rằng có một tập hợp các kỹ năng giao dịch mà phải được rèn luyện thuần thục để giữ tiền họ làm ra. Kết quả là, các đường tăng vốn chủ sở hữu của họ thường nhìn giống như tàu lượn siêu tốc, với một đường tăng lên cao rất đẹp, rồi lại tụt xuống dốc sâu, sau đó lại tăng lên rất đẹp, và rồi lại tiếp tục rơi xuống dốc rất sâu . Chu kỳ tăng giảm cứ tiếp tục tiếp tục. Chúng ta thường rơi vào loại này.

tam-ly-giao-dich-traderviet26-2.jpg

Chu kỳ là thế đó anh em: ta thắng, ta tự tin, ta làm sai 1 cái gì đó, và bùng nổ, rồi phá sản.

(còn tiếp)

Anh em thích series về tâm lý giao dịch của Nhật Hoài thì để lại 1 comment để mình tag vào các bài viết sau nhé.
Thân tag các anh em @Ha Anh Nguyen @ndhung1998 @Belle Trang @Phương1607 @Trần Đức Thái @NamVu82 @nobita(“-“) @TheEagle @markov @uptrend @vuongtran 2882 @namanli @CháyAcc

Nếu thấy bài hay thì đừng tiếc 1 THẢ TIM cho bài viết, Xin Cảm Ơn!

Tham khảo trading in the zone
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 324 Xem / 16 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 729 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 174 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,235 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên