Tâm lý giao dịch - Khoảng cách giữa số tiền ta khao khát và số tiền ta thực nhận

Tâm lý giao dịch - Khoảng cách giữa số tiền ta khao khát và số tiền ta thực nhận

Tâm lý giao dịch - Khoảng cách giữa số tiền ta khao khát và số tiền ta thực nhận

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,534
Tâm lý giao dịch kỳ trước dưới đây anh em

>> Tâm lý giao dịch - Những niềm tin khao khát

>> Tâm lý giao dịch - Những niềm tin mơ hồ

Để áp dụng những lý thuyết này vào trading đòi hỏi phải có một quá trình tìm hiểu lâu dài. Môi trường trading cung cấp cho ta một nơi không giới hạn để tích lũy của cải. Tuy rằng tiền trên thị trường luôn sẵn sàng và ta biết rằng mình có triển vọng lấy được, nhưng điều đó không có nghĩa là ta không giới hạn những gì mình có thể lấy.

Nói cách khác, có một khoảng cách khổng lồ giữa số tiền ta khao khát có, số tiền ta có thể có và số tiền ta tin là ta đáng được nhận. Mỗi người có một ước lượng khác nhau, cách tốt nhất để miêu tả ước lượng này chính là liệt kê tất cả các niềm tin chủ động (bao gồm cả ý thức và tiềm thức) có dấu hiệu cản trở ta tích lũy của cải và trở nên vĩ đại.

Sau đó nối những niềm tin tích cực với những niềm tin tiêu cực, nếu năng lượng và động lực của niềm tin tích cực nhiều hơn năng lượng của niềm tin tiêu cực thì bạn đã có được sự tự đánh giá có chiều hướng lạc quan, còn ngược lại sự tự đánh giá của bạn sẽ mang chiều hướng bi quan.

tam-ly-giao-dich-traderviet44-2-2-2.jpg

Động lực để hai niềm tin này kết nối với nhau không chỉ đơn giản như tôi vừa nói, thực ra nó phức tạp đến độ có thể tôi phải mất đến cả năm nghiên cứu một cách nghiêm túc mới có thể sắp xếp và phân loại được chúng. Những gì bạn cần biết chính là chuyện bạn sinh ra trong một xã hội mà không gặp bất kì điều gì tạo nên niềm tin tiêu cực là không thể xảy ra, luôn luôn có những suy nghĩ ngăn cản bạn kiếm được thật nhiều tiền. Hầu hết những lý do dẫn đến niềm tin đó đều đã bị quên lãng hoặc nằm ẩn sâu trong tiềm thức, nhưng không có nghĩa là chúng đã bị vô hiệu hóa.

Việc ta chấp nhận những niềm tin tiêu cực này là khó hay dễ? Thật không may câu trả lời lại là thật sự rất dễ dàng. Dễ thấy nhất là khi một đứa trẻ tham gia vào một hoạt động mà người lớn ngăn cản vì cho rằng nó có tính chất nguy hiểm, và tình cờ đứa trẻ ấy bị tổn thương thật. Rất nhiều bậc phụ huynh, để áp đặt con cái suy nghĩ của chính họ, họ đã phản ứng lại với tình huống này theo những kiểu như “Chuyện này sẽ không xảy ra nếu con không cứng đầu như thế” hay “Con đã không nghe lời, và nhìn xem chuyện gì đã xảy ra, Trời phạt con đấy!”, khi nghe những lời tuyên bố như thế này những đứa trẻ sẽ có khuynh hướng nhìn mọi tai nạn hay tổn thương trong tương lai theo hướng bi quan và tạo thành một niềm tin rằng bản thân là một người vô dụng, không xứng đáng để có được sự thành công, hạnh phúc hay tình yêu.

27956 (1)-2-2-2.png

Bất kể việc gì làm ta thấy có lỗi đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự đánh giá bản thân. Thường thì tội lỗi luôn gắn liền với người xấu, và hầu như ai cũng tin rằng người xấu thì đáng bị trừng phạt. Một số tôn giáo dạy rằng có quá nhiều của cải thì không phải là người lương thiện. Một số người cũng tin rằng việc làm ra quá nhiều tiền là xấu xa, cho dù công việc đó không hề phạm luật hoặc trái với lẽ thường. Bạn có thể không nhớ hoặc không thể tập hợp được những lí do khiến bạn có những niềm tin tiêu cực, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không còn tồn tại.

Chúng thường ảnh hưởng đến việc trading của chúng ta dưới hình thức những sai sót trong quá trình tập trung ra quyết định. Ví dụ như đặt lệnh mua thay vì bán và ngược lại, hay chúng khiến bạn suy nghĩ vẫn vơ và rời mắt khỏi màn hình và bạn chỉ nhận ra điều đó khi giật mình nhìn lại và thấy mình đã bỏ lỡ một cơ hội lớn trong ngày.

30487.png

Tôi đã từng làm việc với rất nhiều trader, mỗi người đều đạt được mức thành công nhất định, nhưng đều thấy rằng mình bị kẹt lại ở mức đó, không thể kiếm nhiều hơn nữa. Họ khám phá ra được những chướng ngại vô hình giống như những trở ngại ngầm mà phụ nữ phải đối mặt khi ở vị trí cao trong công ty hay tập đoàn.

tam-ly-giao-dich-traderviet57-3.jpg

Cứ mỗi khi họ chạm đến ngưỡng này, họ sẽ lập tức bị dội ngược lại mặc dù điều kiện thị trường có thuận lợi đến đâu. Tuy nhiên khi hỏi họ tại sao lại như vậy, đa phần họ sẽ đổ lỗi cho vận rủi hoặc do sự thay đổi thất thường của thị trường. Điều thú vị là, những trader này đều đã từng thắng đều đặn trong một khoảng thời gian với một khoảng lợi nhuận gần như cố định, rồi sau đó đột ngột bị tuột giảm khi đang chạm đúng ngưỡng lợi nhuận đó.

(còn tiếp)

Nguồn: Trading in the zone - Mark Douglas
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 96 Xem / 14 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 176 Xem / 7 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,278 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 393 Xem / 24 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,932 Xem / 15 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên