Tâm lý giao dịch - Trader sợ thị trường giống như cậu bé sợ chó - Phần 22

Tâm lý giao dịch - Trader sợ thị trường giống như cậu bé sợ chó - Phần 22

Tâm lý giao dịch - Trader sợ thị trường giống như cậu bé sợ chó - Phần 22

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Tâm lý giao dịch các kỳ trước dưới đây anh em

>> Tâm lý giao dịch - Biểu đồ giá và cách nó truyền đạt thông tin cho Trader - Phần 21

>> Tâm lý giao dịch - Cơ hội nằm trong chính tâm trí của bạn - Phần 20

>> Tâm lý giao dịch - Sự năng động của nhận thức - Phần 19

Một cậu bé lần đầu tiên thấy 1 con chó. Bởi vì trong quá khứ cậu chưa bao giờ thấy 1 con chó thật ngoài đời, cho nên tại lần đầu tiên này, cảm xúc của cậu đối với con chó là thuần khiết nhất. Cậu nghĩ nó hiền và thân thiện, qua ánh mắt và cách con chó hành xử. Cho tới khi nó đớp cậu một cái.

Cậu hoảng hốt. Và sau đó là đau. Và sau đó nữa là sợ hãi. Một con vật trông có vẻ hiền lành lại tợp vào tay cậu 1 cái, làm cho cậu đau. Cậu sợ chó kể từ đó. Bất kỳ con chó nào hiền lành tới cỡ nào đi nữa cũng làm cho cậu sợ, vì bọn chúng đều khiến cậu nhớ về lần đầu tiên bị cắn đó. Cảm giác sợ hãi, hoảng hốt, và đau đớn dường như gợi về ở thực tại.

tam-ly-giao-dich-traderviet44.jpg

Trader cũng vậy, khi anh ta chưa biết thua lỗ là gì, anh ta đâu có biết sợ. Nhưng chỉ khi trải qua cảm giác đau đớn tột cùng khi thấy tiền của mình bị mất đi chỉ vì mình bị sai, anh ta mới sợ. Rồi sau đó mỗi lần vào 1 lệnh mới, anh ta lại liên tưởng tới lần bị thua lỗ đó.

Nguyên tắc của tâm lý cũng hoạt động tương tự như cậu bé sợ chó vậy. Trader hoàn toàn có khả năng tự tạo ra các trải nghiệm của riêng họ về nỗi sợ và nỗi đau tinh thần khi họ tương tác với các thông tin của thị trường, và hoàn toàn bị thuyết phục rằng những nỗi đau và nỗi sợ đó là do thị trường tạo nên.

Như vậy, 1 trong những mục tiêu cơ bản nhất nếu bạn muốn làm trader, là tập coi những cơ hội trước mắt LÀ CƠ HỘI, không phải là nỗi đau. Để học cách tập trung vào cơ hội, bạn cần phải biết và hiểu rõ ràng về nguồn gốc của nỗi đau. Nó không đến từ thị trường đâu.

tam-ly-giao-dich-traderviet47.jpg

Thị trường tạo ra các thông tin gợi ý về hành động tiếp theo của nó dưới 1 góc nhìn rất là khách quan, thông qua biểu đồ giá. Cùng lúc đó, nó cung cấp cho bạn (người quan sát biểu đồ) 1 dòng chảy cơ hội không có điểm dừng để làm 1 hành động gì đó mà tự bạn phải quyết định. Nếu những gì bạn thấy từ các thông tin đó khiến bạn cảm thấy nỗi sợ, hãy tự hỏi câu này: có phải tự thông tin đó đáng sợ, hay chỉ đơn giản là mình đang tự trải nghiệm lại cảm giác sợ hãi phản ánh lại trong mình? Hơi khó hiểu đúng không, giờ thử tưởng tượng 3 cái trade gần đây nhất của bạn là thua. Bạn vừa mất 300 đô cho tài khoản 10k của mình, khoản tiền đó có thể ăn trong 2 tuần, và điều đó làm bạn khó chịu.

Bạn đang quan sát thị trường, và các thông tin bạn thường dựa vào để xác định cơ hội vào lệnh đang có sẵn. Thay vì vào lệnh ngay lập tức (vì mọi thứ đã đúng theo hệ thống), bạn ngập ngừng. Cái trade này cảm giác rất rủi ro, cực rủi ro, thực tế bạn bắt đầu nghi vấn xem đây có thực sự là 1 tín hiệu hay không. Kết quả là, bạn bắt đầu thu thập các thông tin cho rằng cái trade này sẽ lỗ. Đây là các loại thông tin bạn ít khi quan tâm tới (ví dụ như tín hiệu của RSI khi bạn đang trade Priec Action, vốn không đụng tới cái chỉ báo nào), và đương nhiên nó không phải là thông tin THUỘC hệ thống giao dịch của bạn.

tam-ly-giao-dich-traderviet45.jpg

Trong lúc đó, market đang chạy. Không may là nó đang chạy ra xa khỏi điểm vào lệnh của bạn, điểm mà đáng ra bạn đã vào nếu không bị ngập ngừng nãy giờ. Giờ bạn đang bối rối, ĐKM, bởi vì bạn vẫn muốn vào; cái ý nghĩ về việc bỏ lỡ 1 cái trade thắng thật đau đớn. Cùng lúc đó, khi market chạy càng xa hơn so với điểm vào lệnh, rủi ro của cái trade khi vào ngay lập tức càng tăng lên. Trận đánh trong đầu bạn ngày càng căng thẳng hơn.

Bạn không muốn bỏ lỡ cái trade, bạn cũng không muốn bị thua lỗ. Cuối cùng, bạn không làm gì cả, bởi vì đầu óc bạn đã bị tê liệt sau trận đánh của mâu thuẫn. Bạn tự an ủi cho việc không làm gì của mình bằng cách suy nghĩ rằng cú trade đó quá rủi ro để vào, đặc biệt là khi vào lệnh kiểu đuổi (chase) Theo market, trong khi bạn nuối tiếc nhìn vào đoạn giá mà thị trường đã chạy mà đã có thể cho bạn lợi nhuận nếu bạn bấm nút. Cái này giống hiện tượng “con cáo và chùm nho” trong câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của Lev Tolstoy: con cáo vì không với tới chùm nho nên tự an ủi mình rằng nho còn xanh lắm.

tam-ly-giao-dich-traderviet46.jpg

Khác ở chỗ con cáo KHÔNG THỂ với tới chùm nho, còn bạn thì CÓ THỂ, nhưng bạn đã KHÔNG LÀM. Tức ở chỗ đó. Market cho bạn mọi thứ, tín hiệu, cơ hội, nhưng bạn không bắt lấy.

Có ai thấy mình ở trong hoàn cảnh này chưa anh em? @Ha Anh Nguyen @ndhung1998 @Belle Trang @Phương1607 @Trần Đức Thái @NamVu82 @nobita(“-“) @TheEagle @markov @uptrend @vuongtran 2882 @namanli @CháyAcc @JasonTruong

Nếu thấy bài hay thì đừng tiếc 1 THẢ TIM cho bài viết, Xin Cảm Ơn!

Tham khảo trading in the zone
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 600 Xem / 32 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 187 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 127 Xem / 5 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên