Tam Quốc Diễn nghĩa - sử ký truyền kỳ

Tam Quốc Diễn nghĩa - sử ký truyền kỳ

Tam Quốc Diễn nghĩa - sử ký truyền kỳ

Haiaukhongve

Active Member
415
1,617
Tam Quốc Diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Trung Hoa, viết theo dạng chương hồi. Tác giả của nó là La Quán Trung, sống ở cuối đời Nguyên, đầu đời Minh. Đây là bộ truyện đồ sộ nhất, mô tả thời kỳ từ cuối thế kỷ thứ 2 đến cuối thế kỷ thứ 3, thời kỳ tàn lụi của nhà Hán ở Trung Hoa và kết thúc là sự thống nhất bởi nhà Tấn (190 – 280). Tam Quốc được coi là bộ sử thi với bảy phần thực, ba phần hư, và có kết cấu cực kỳ chặt chẽ, và cực kỳ logic. Trên thực tế, huyền thoại về các nhân vật thời kỳ Tam Quốc đã được lưu truyền từ thời nhà Tùy (581-618) và thịnh hành ở Trung Quốc thời nhà Đường (618-907) trở đi. Tam Quốc có số lượng nhân vật cực kỳ lớn và phong phú, và mỗi nhân vật đều có những cách mô tả rất lý thú, nhưng lại rất đơn giản, không rườm rà. Cũng có thuyết cho rằng La Quán Trung còn là đồng tác giả của Thủy Hử với Thi Nại Am, nhưng quan điểm của tôi là không phải vậy bởi phong cách Thủy Hử chẳng giống với những gì La Quán Trung thể hiện trong Tam Quốc.
auphinhnhanh.com_images_2017_04_16_tamquoc.png
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
1. Tuyệt gian Tào Tháo (曹 操)
Người đời đều biết đến Tào Tháo là một đại gian hùng, với câu nói nổi tiếng “Ta thà phụ người, chứ không để người phụ ta“. Nói đùa một chút, nếu ta vui tính một chút, có thể coi Tào Tháo nói câu này rất xúc động, lại rất đáng khâm phục nữa “Ta thà mang tiếng là ta phụ người, chứ không để người mang tiếng là đã phụ ta“.
ai1.wp.com_l.yimg.com_us.yimg.com_i_mesg_tsmileys2_04.gif
ai0.wp.com_l.yimg.com_us.yimg.com_i_mesg_tsmileys2_09.gif

ai0.wp.com_i79.photobucket.com_albums_j124_ndthe_Cao_Cao_Opera.jpg

Xét một cách công bằng, Tào Tháo vừa là anh hùng, cũng vừa là một đại gian hùng. Theo lịch sử, công và tội của Tào Tháo lớn ngang nhau. Tào Tháo có công chấm dứt cục diện loạn lạc cuối thời Đông Hán, ổn định lại cuộc sống miền Bắc Trung Hoa, nhưng tội cũng rất lớn là thẳng tay tàn sát những người trái với quan điểm mình.
Tào Tháo, vốn họ gốc là Hạ Hầu, vì bố là con nuôi hoạn quan họ Tào nên mang họ Tào. Tháo có tên chữ là A Man, hay Mạnh Đức. Khuôn mặt của Tào Tháo được mô tả “mắt nhỏ, râu dài..”, rất đặc trưng của một gian hùng. Tính cách điển hình của Tháo là đa nghi (người đời vẫn gọi là đa nghi Tào Tháo). Bản thân Tào Tháo vốn là người có chí lớn, văn võ toàn tài và có tài thao lược. Có thể nói Tào Tháo là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất thời Tam Quốc. Trận chiến điển hình của Tào Tháo là trận Quan Độ, với số lượng quân ít hơn, đã đánh tan tập đoàn họ Viên, tạo nên thế lực hùng hậu của đội quân Tào Tháo. Một mình Tào Tháo diệt Lã Bố, dẹp Viên Thiệu, đuổi Lưu Bị, chiếm Kinh Châu, đánh Trương Lỗ, phá tan Mã Siêu-Hàn Toại …, có thể nói Tào Tháo là nỗi khiếp đảm của bao người. Nhưng bên cạnh những nỗi khiếp đảm ấy, ta vẫn thấy một Tào Tháo rất con người. Ít ai hiểu được tài năng và cái đáng yêu của Sái Văn Cơ (con gái nhà sử học Sái Ung, tác giả cuốn Hậu Hán Thư) khi nghe khúc nhạc đau xót ở xứ rợ Hồ do nàng sáng tác, để rồi chuộc nàng về, là một người bạn của nàng. Cũng mấy ai giữa lúc trận chiến Xích Bích sắp nổ ra, uống rượu say rồi cao hứng ngâm thơ (dù sau đó thua tan nát).
Giữa cái chốn thị phi của triều đình, anh em nhà Viên Thiệu, Viên Thuật chỉ khinh thường coi Quan Vân Trường là tay mã cung, thì Tào Tháo lại nhận ra người anh hùng trung nghĩa ấy, để rồi hết lòng kính trọng, dùng đủ mọi cách để người anh hùng ấy làm bạn với mình. Dù Tào Tháo có thất tín với ai, nhưng với Vân Trường, Tháo luôn giữ chữ tín (xem phần Quá ngũ quan, trảm lục tướng, Hồi thứ 27 sẽ thấy Mạnh Đức giữ chữ tín với Vân Trường thế nào). Tình bạn của Mạnh Đức và Vân Trường vẫn là điều để người đời nhắc đến, nào là 3 ngày một tiệc nhỏ, 5 ngày tiệc lớn, tặng túi bọc râu, tặng ngựa xích thố..
Tào Tháo là một vị tướng anh hùng trên chiến trường, nhưng cũng có lúc nhát gan đến mức phải phì cười: cởi áo, cắt râu là điển tích đáng lăn ra cười của Tào Tháo ở trận Đồng Quan khi đánh Mã Siêu. Trương Tùng, mưu sĩ của Lưu Chương xứ Ích Châu đã châm biếm Mạnh Đức rằng “Thừa tướng oai hùng thiên hạ đều biết cả, nào là lửa cháy thành Bộc Dương (thua Lã Bố), đuổi Trương Tú ở Uyển Thành (bị Trương Tú đuổi đánh gần chết, mất cả con trai và cháu họ vì gái), cởi áo cắt râu, cướp thuyền tránh tên ở Đồng Quan (thua Mã Siêu)…”.
Giữa những lúc nguy cấp nhất, ta vẫn thấy Tào Tháo cười to. Đó là trận Xích Bích, 83 vạn quân của Tháo bị đốt chết mười phần còn chưa đầy một, 3 lần cười chê Chu Du, Gia Cát Lượng kém mưu không biết bày phục ở Ô Lâm, Hoa Dung… thì 3 lần đều bị phục bởi Tử Long, Dực Đức và Vân Trường do Khổng Minh bày sẵn. Thực ra đâu phải Tháo chê bọn họ vô mưu, Tháo cười lúc đó để khích động lòng tướng sĩ mà thôi, chứ qua trận chiến đó, chắc chắc Tháo hiểu địch thủ của mình không kém mưu chút nào. Cái tín nghĩa của Tháo đối với Vân Trường đã cứu ông thoát chết ở Hoa Dung tử lộ (chết là cái chắc nếu đó là Tử Long hay Dực Đức). Và khi thoát nạn rồi, Tháo mới lăn ra khóc. Lúc đó Tháo không khóc vì sợ hãi nữa rồi, mà khóc vì tiếc, tiếc là không được một mưu sĩ nào ra hồn lúc đó. Cái khóc của Tháo lúc đó lại là khích động tướng sĩ của mình biết xấu hổ để tránh cái thất bại sau đó.
Việc Tháo dùng người cũng là một điều đáng bàn. Có thể nói Tháo chẳng tin một ai, ai cũng nghi ngờ, nhưng lạ một điều Tháo dùng được toàn các vị mãnh tướng hiếm có trong đời: nào là siêu khỏe Điển Vi, hổ dại Hứa Chử, tướng dọa trẻ con Trương Liêu (tôi gọi vậy vì nhớ trận Tiêu Diêu, Trương Liêu đánh tan quân Đông Ngô làm cho quân Đông Ngô sợ Trương Liêu đến mức trẻ con không dám khóc đêm khi đem Trương Liêu ra dọa) Trương Cáp. Giữa lúc trăm người nghi ngờ Bàng Đức (vì có chủ cũ là Mã Siêu làm tướng Tây Thục, anh cũng làm quan Tây Thục) thì Tháo lại tin tưởng giao cho Bàng Đức làm tướng tiên phong đánh Quan Vũ cũng là chuyện lạ. Giữa trận chiến Đương Dương Trường Bản, nhìn một Triệu Tử Long anh dũng giết chết 54 tướng, một mình *** ấu chúa vượt vòng vây, lập tức Tháo yêu mến ngay, và ra lệnh cấm bắn lén, phải bắt sống Tử Long để sử dụng (tiếc cho Tháo là không thành). Có thể nói Tháo rất biết nhìn người, nhìn đúng nhân tài để sử dụng. Có lẽ mưu sĩ Tháo tâm đắc nhất là Quách Gia (Quách Phụng Hiếu) nhưng lại mất sớm ở xứ Liêu Đông khi đánh Viên Thượng, sau Quách Gia, Tháo còn ít các mưu sĩ đánh kể, chỉ nổi lên sau này là Tư Mã Ý (sẽ có bình luận sau). Một sự tích lưu truyền về Tháo là món “kê cân” trong trận chiến xứ Hán Trung với Lưu Bị, và nhân đó giết Dương Tu cũng là một chuyện lý thú về Tào Tháo.
 
2. Tuyệt trung – Thánh võ Quan Công
Quan Vũ (關 羽), tên chữ ban đầu là Trương Sinh, sau đó đổi là Vân Trường là một trong ba tam tuyệt của Tam Quốc, là anh em kết nghĩa với Lưu Hoàng Thúc từ thưở đào viên kết nghĩa, trảm giặc khăn vàng. Hình tượng Quan Công oai phong lẫm liệt với “mặt đỏ râu dài, măt phượng mày ngài, cưỡi ngựa xích thố, tay cầm thanh long đao nặng 82 cân”, hoặc “chong đèn tựa kỷ, ngồi vuốt râu đọc Xuân Thu”… là hình tượng ảnh hưởng đến hầu hết các dân tộc bị ảnh hưởng bởi Trung Hoa. Ta có thể gặp các tượng Quan Công ở khắp Hà Nội, vào đền Ngọc Sơn sẽ thấy thờ Võ Thánh Quan Công… Người Trung Hoa phong Quan Công là Vũ Thánh, hay mệnh là Vũ Khúc Tinh, thờ Quan Vũ với hàng câu đối:
Bộ mặt đỏ giữ tấm lòng son, cưỡi ngựa xích thố suốt đời không quên lòng vua đỏ
Tay cầm thanh long đao uyển nguyệt, đọc sử xanh
(Xin lỗi ai có cuốn Tam Quốc thì làm ơn post hộ câu đối này nhé, tại hạ không nhớ hết, ít chữ mà).
ai1.wp.com_i79.photobucket.com_albums_j124_ndthe_319px_GuanYuStatue.jpg

Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long đao và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 41 kg ngày nay). Trong khi dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa thì các nhà sử học cũng phê phán ông về các tính kiêu căng, ngạo mạn.
Từ thưở ban đầu, Vân Trường theo đại ca Huyền Đức và tam đệ Dực Đức lang thang khắp nơi, cùng chí hướng *** giúp nhà Hán, cứu dân cứu nước:
“Huyền Đức cùng Quan, Trương kết nghĩa
Thề cùng nhau đem lại sơn hà
Chỉ thương bốn biển không nhà
Nay Đông mai Bắc lân la cõi trần”
(Thơ kết của Tam Quốc)
Ngay thưở đầu ra trận, cái oai hùng của Quan Vũ đã khiến cho chư hầu khiếp phục, Tào Tháo mến phục ngay từ đó. Trong trận chiến ở Hổ Lao quan với hổ tướng Hoa Hùng của Đổng Trác, các tướng của chư hầu không ai địch nổi, Vân Trường (lúc đó chỉ được coi là tay mã cung của Lưu Bị) xin ra trận. Anh em Viên Thuật thì khinh khỉnh không cho, chỉ có Tào Tháo là nhìn thấy Vân Trường anh hùng, liền đồng ý và mời một chén rượu nóng. Nhưng Vân Trường trợn mắt, vác thanh long đao nhảy lên con ngựa còi (lúc đó chắc chắn là ngựa còi, vì ông này cao to quá ngựa chịu không nổi, khi ấy chưa được tặng ngựa xích thố đâu) xông ra trân chém chết Hoa Hùng, quay về chén rượu Tào Tháo thưởng vẫn còn nóng. Lòng hâm mộ của Tào Tháo với Quan Công bắt đầu từ đó.
Dù bị ép buộc phải đầu hàng Tào Tháo (Tào Tháo lấy hai chị dâu của Vân Trường ra làm sức ép), nhưng Vân Trường vẫn đầu hàng với 3 điều kiện: Thứ nhất, chỉ hàng vua Hán, chứ không hàng Tào; Thứ hai, phải bảo toàn danh tiết cho hai chị, và cung cấp bằng bổng lộc của Hoàng Thúc; Thứ ba, sẽ quay lại chủ cũ khi biết Lưu Hoàng thúc ở đâu. Tào Tháo đồng ý, và uy danh của Vân Trường càng nổi lên từ đó. Một thanh long đao, một ngựa xích thố xông vào trận chém chết danh tướng Nhan Lương (tướng Tào Tháo không ai địch nổi), rồi chém chết Văn Sú, giải vây Bạch Mã thành khiến uy danh Vân Trường nổi như sấm, quân tướng Tào Tháo ai cũng khiếp đảm. Có thể nói, con ngựa xích thố trở nên nồi tiếng hơn khi nó đi cùng với Quan Vũ, sự thực là sau khi Quan Công chết, nó cũng chẳng chịu theo ai, bỏ ăn rồi ốm chết.
Tấm lòng trung chinh sắc son của Vân Trường luôn khiến người ta khâm phục, là điểm chói ngời mà người người ca tụng: Thân tại Tào doanh tâm tại Lưu. Biết Lưu Hoàng thúc còn ở bên Viên Thiệu, Vân Trường bất chấp nguy hiểm, bỏ lại bổng lộc và ân đãi Tào Tháo sau lưng, đưa hai chị qua năm ải, chém sáu tướng, tìm về với anh mình. Trong tim Quan Vũ, luôn có lời thề đào viên, anh em kết nghĩa sống chết có nhau, cùng giúp đỡ nhà Hán. Một hình ảnh cực kỳ giản dị là khi Tào Tháo thấy áo bào cũ của Quan Công đã sờn, liền tặng một bộ cẩm bào quý giá, nhưng Quan Công sau khi mặc cẩm bào vào, liền lấy áo cũ mặc ra ngoài vì đơn giản, áo bào cũ ấy là của Lưu Hoàng thúc tặng. Tháo tặng Quan Công vàng bạc, gái đẹp đều chỉ nhận những lời cảm ơn khách xáo, nhưng khi tặng ngựa xích thố, Quan Công lập tức quỳ xuống cảm tạ bởi vì “Tôi biết con ngựa này ngày đi vạn dặm, có thể ngay lập đến chỗ anh tôi khi biết anh ấy ở đâu nên tôi cảm tạ ngài” (Tháo nghe thấy vừa khâm phục lại vừa tiếc – Hồi thứ 25). Không chỉ vậy, Quan Vũ là người sống có trước sau, sau này ở Hoa Dung tử lộ đã đền ơn nghĩa của Tào Tháo bằng cách tha cho Tào Tháo, trói tay về chịu tội với Gia Cát. Còn nữa, Vân Trường cũng khẳng khái tha Hoàng Trung ở Trường Sa khi đánh nhau Hoàng Trung ngã ngựa, khiến Hoàng Trung cảm phục, và nhờ đó mà Lưu Bị có thêm một hổ tướng, đúng như Trương Liêu nói về Quan Vũ “Vân Trường là người kiêu ngạo, khinh người khỏe nhưng không nỡ *** người yếu” (hồi 50).
ai2.wp.com_i79.photobucket.com_albums_j124_ndthe_Guanyu.jpg

Lòng trung nghĩa trước sau như một của Quan Vân Trường khiến người đời khâm phục, và lòng dũng cảm của ông cũng khiến cho nhiều người lè lưỡi. Trong trận chiến Tương Dương với Bàng Đức, Quan Vũ bị tên bắn trúng, độc ngấm vào xương, Hoa Đà phải cắt thịt, cạo xương để chữa bệnh. Quan Vũ đã ngồi cười lớn, chơi cờ với Mã Lương, dơ tay cho Hoa Đà cạo xương mà không chút run sợ. Tất nhiên La Quán Trung đã thần thoại hóa chi tiết này nhưng văn học là vậy mà. �Hình ảnh Vân Trường chỉ với Châu Thương vác thanh long đao tới hội với Lỗ Túc giữa hàng vạn quân Đông Ngô, rồi ung dung ra về trong sự bất lực của quan tướng Đông Ngô khiến người ta khâm phục.
Có thể nói nghe đến thần vũ của Quan Vân Trường, người người đều khiếp đảm: nào là chém Hoa Hùng rượu còn nóng; chém Nhan Lương, Văn Sú giữa vạn quân; quá lục quan trảm lục tướng; đơn đao phó hội; vì nghĩa tha Hoàng Trung; tháo nước dìm 7 quân đoàn Vu Cấm, Bàng Đức khiến Tào Tháo khiếp sợ… Nhưng có lẽ tôi lại không thích Quan Vũ bằng Trương Phi ở điểm Quan Vũ quá kiêu ngạo và coi thường địch thủ. Khi được phong đứng đầu Ngũ hổ đại tướng, Quan Vũ đã nhất định không chịu nhận khi thấy Hoàng Trung đứng cùng mình trong đó với lý do “Tử Long theo anh ta đã lâu, cũng như em ta vậy, Mã Siêu là dòng dõi thế gia, còn Hoàng Trung chỉ là một anh lính già, ta đây đường đường một đấng trượng phu, lại ngang hàng với một anh lính già à?” (hồi thứ 73). Ô hay, té ra trong lòng của Quan Công suy nghĩ cũng tầm thường quá, tôi nghĩ xuất thân Quan Vũ cũng chẳng hơn gì Hoàng Trung, mà Hoàng Trung cũng hết lòng trung thành xả thân với Lưu Bị đấy chứ. May mà có lời khuyên của Phí Thi. Lại còn nữa, khi nghe Mã Siêu đánh nhau kinh dị với Dực Đức, khi Mã Siêu về hàng Lưu Bị, Vân Trường ngỏ ý muốn vào Xuyên đấu võ với Mã Siêu, thật may có Khổng Minh biết thư kích đúng điểm kiêu ngạo của Quan Vũ mới ngăn được ông vào Xuyên “Mạnh Khởi hùng kiệt thực, nhưng chẳng qua như Kính Bố, Bành Việt mà thôi. Còn như đọ sức thì có thể đọ với Trương Dực Ðức, chớ làm sao sánh với ông râu dài được được?” (hồi 65). Quan Công đọc thư xong, cười ngất đắc ý và thôi không vào xuyên nữa. Khi Tôn Quyền muốn kết làm thông gia với Quan Vũ để cùng mưu đánh Tào (tôi nghĩ đấy là cơ hội cuối cùng để xóa bỏ bất hòa hai nhà Tôn – Lưu lúc đó) thì Quan Vũ chửi rằng “Con gái ta ví như loài hổ, há lại gả cho loài chó à?” (Hồi 73). Có lẽ chưa có sự nhục mà nào lớn thế với Tôn Quyền. Thất thủ ở Kinh Châu là điểm chốt của cái kiêu ngạo này do coi thường Lục Tốn và Lã Mông là lần cuối cùng Quan Vũ có thể kiêu ngạo trong đời. Cái chết của Quan Vũ là sự tất yếu cho cái tính kiêu ngạo của ông, nó cũng là nguyên nhân quan trọng cho sự thất thủ của nước Thục sau này, thất bại mà khiến cho nguyên khí nước Thục tổn thất nặng nề, dù Gia Cát có cố khôi phục mấy chục năm cũng không nổi. Cho đến chết, hồn Quan Vũ vẫn hiện lên kêu “Trả đầu ta đây” và chỉ có lời khuyên của nhà sư Phổ Tĩnh mới làm linh hồn ông siêu thoát “Xưa nay việc đã qua, trái phải không bàn đến, nếu tướng quân cứ hiện lên đòi trả đầu, thì đầu của Nhan Lương, Văn Sú, 6 tướng ở ngũ quan với trăm ngàn tướng sĩ khác biết đòi ở đâu?” (Hồi 77). Có lẽ lời khuyên này là quãng lặng duy nhất trong Tam Quốc, và giúp cho Quan Vũ thành một ông thánh từ đó, luôn hiển thánh giúp đỡ nhân dân và được phong thành Thánh Quan (Thánh Võ).
 
Triệu Tử Long: Hổ oai tướng quân, toàn thân đều là đảm
Trương Liêu: Bến Tiêu Diêu Trương Liêu khét tiếng

Trong phần này, tôi sẽ nói về hai nhân vật (có thể coi là phụ) trong Tam Quốc, một người là hổ tướng trong Ngũ hổ đại tướng của Tây Thục với cái tên Triệu Vân – được rất nhiều người hâm mộ, một người là đại tướng dưới quyền Tào Tháo – Trương Liêu, được rất nhiều trẻ con Đông Ngô sợ đến mức không dám khóc đêm sau trận chiến bến Tiêu Diêu. Dù đây chỉ là hai nhân vật phụ, nhưng tôi cũng đánh giá họ rất cao ở lòng trung thành, sự sáng suốt trong trận mạc và rất chính trực.

1. Hổ oai tướng quân Triệu Vân (曹 操)
Triệu Vân (趙雲) (không rõ năm sinh, mất 229), tự là Tử Long (子龍) người vùng Thường Sơn, là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục, với Lưu Bị là vị hoàng đế đầu tiên. Ông được Lưu Huyền Đức gọi là Hổ oai Tướng quân và đứng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Năm 168 sau công nguyên, Triệu Vân được sinh ra tại thành Chân Định thuộc vùng Thường Sơn (bây giờ tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc). Ông cao khoảng khoảng 1m8, giỏi võ nghệ và có tài thao lược. Ông theo về với Công Tôn Toản, 1 tướng quân cát cứ trong vùng vào khoảng cuối năm 191 hoặc đầu năm 192 sau công nguyên , với danh nghĩa thủ lĩnh 1 đội quân tình nguyện nhỏ. Trong năm 192, Triệu Vân được xếp dưới quyền trực thuộc của Lưu Bị , người mà khi ấy chỉ là bộ tướng của Công Tôn Toản , giữ chức Phiêu kỵ tướng quân. Lưu Bị có vài nghìn kỵ binh, và Triệu Vân được điều đến trong hàng ngũ này. Ngay sau đó Triệu Vân từ bỏ Lưu Bị và Công Tôn Toản để về quê chịu tang anh trai. Triệu Vân lại theo về với Lưu Bị vào năm 200. Từ đó Triệu Vân quan hệ rất gắn bó với Lưu Bị. Truyện Tam Quốc Chí kể họ cùng ngủ chung 1 giường trong thời gian 2 người ở tại Gia Thành. Trong khoảng thời gian đó, Lưu Bị phái Triệu Vân bí mật tuyển mộ thêm quân để tăng cường cho đội quân trực thuộc của Lưu Bị. Kể từ đây Triệu Vân chính thức bỏ Công Tôn Toản theo *** Lưu Bị. Đó là những dòng sử sách giới thiệu về nhân vật này. Có thể nói rằng Triệu Vân thân thiết với ba anh em Lưu Quan Trương như người em thứ tư vậy.
Sở dĩ tôi bình sớm về nhân vật này, bởi ngay từ khi mới đọc Tam Quốc, tôi đã mê ngay cái hình ảnh một mình một ngựa, phá vây Đương Dương bảo vệ ấu chúa của người anh hùng này. Có thể nói nổi bật nhất của Triệu Tử Long là võ nghệ siêu quần, lòng dũng cảm và hết lòng với tập đoàn họ Lưu.
ai2.wp.com_i79.photobucket.com_albums_j124_ndthe_ZhaoYun.jpg

Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả sự Tử Long “mình cao tám thước, mày rậm mắt to, uy phong lẫm liệt” (Hồi thứ 7), lần đầu xuất hiện đã đánh đuổi Văn Xú, cứu Công Tôn Toản, và sau đó lập tức bị vỡ mộng với Công Tôn Toản. Triệu Vân cũng gặp Lưu Bị ngay khi đó, và đã tâm sự muốn theo Lưu khi chia tay vì nhận ra Công Tôn Toản kia vốn chẳng anh hùng gì. Tử Long thật sáng suốt vì ngay khi mà Lưu Bị chỉ là một viên tướng bé xíu, không quan quyền gì đã nhận ra ngay vị chân chúa khoan hồng độ lượng biết thu phục nhân tâm ấy để rồi sau này đi khắp nơi vẫn tìm về với Lưu Bị. Nhận ra điều đó, Tử Long quả thật không phải tầm thường.
Những trận đánh của Tử Long luôn khiến cho người người tấm tắc khen. Ở Nhữ Nam, khi mà Lưu Bị đang bị Cao Lãm vây khốn (xin mở ngoặc Cao Lãm và Trương Cáp là hai mãnh tướng của Viên Thiệu theo về Tào Tháo), thì bỗng đâu có một toán quân đánh thốc vào, tướng đi đầu cưỡi ngựa trắng, múa thương, chỉ có một hiệp đâm chết Cao Lãm, phá vây cứu Lưu Bị, đích thực là Triệu Tử Long.
Tử Long càng trở nên quan trọng hơn khi một người một ngựa, một cây thương, cướp gươm Thanh Công, bảo vệ A Đẩu phá vòng vây của Tào Tháo về với Lưu Bị (Hồi thứ 41):
Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng
Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng
Xưa nay cứu chúa xông trăm trận
Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long

Trong suốt cuộc đời làm tướng của mình, có lẽ Tử Long chưa hề bị bại trận, và đến khi 70 tuổi vẫn cùng Khổng Minh ra trận, một mình đánh tan 5 cha con nhà Hàn Đức:
Một người một ngựa một cây thương
Tuổi bảy mươi rồi sức vẫn cường
Bốn tướng một tay khua sạch nhẵn
Anh hùng nào khác trận Đương Dương

(Hồi thứ 92)
Ngoài trận Đương Dương Trường Bản, một trận chiến khác của Tử Long được La Quán Trung mô tả cực đẹp là một mình xông trận cứu Hoàng Trung trong trận chiến ở Hán Trung. Khi đó, Triệu Vân và Hoàng Trung cùng ra trận đánh quân Tào, chiếm Hán Trung. Hoàng Trung đi trước bị Trương Cáp, Từ Hoảng dẫn quân vây kín, đang dần kiệt sức, thì bỗng đâu lại là Triệu Tử Long một người một ngựa một cây thương xông thẳng vào vòng vây cứu Hoàng Hán Thăng “ngọn thương của Triệu Vân lúc hoa lên, hụp xuống như tuyết tỏa hoa bay, ào ào như chỗ không người khiến Từ Hoảng, Trương Cáp rụng rời hết vía không dám chiến đấu, đi đến đâu quân Tào giạt ra đến đó..” (hồi thứ 71). Có lẽ những trận chiến tuyệt vời của Tử Long khiến tôi nhớ rất rõ cả những câu thơ ca tụng về ông. Bạn tôi khi thấy tôi gọi Hứa Chử là hổ dại thì hỏi “Thế Tử Long gọi là gì? Cây thương vàng à?“. Đúng thật, nếu đem vũ khí ra làm tiêu biểu thì Vân Trường với thanh long đao, Dực Đức với bát xà mâu, Hoàng Hán Thăng với cây đại đao và cây cung thì Triệu Tử Long luôn cầm thương, cưỡi ngựa trắng, lưng đeo gươm Thanh Công. Hồi bé tôi từng so sánh nếu mà Hoàng Trung có tài bắn tên bách bộ xuyên dương, bắn xuyên lá liễu thì không biết có giết nổi Tử Long không vì anh chàng này luôn rút gươm Thanh Công gạt tên rơi lả tả trong các trận chiến của mình? Tài thao lược của Tử Long được lưu giữ đến phút cuối cùng, khi mà hầu hết quân tướng của Khổng Minh đều thất bại ở trận Nhai Đình thì Tử Long vẫn an toàn đem quân trở về, không thiệt hại chút nào, thật là tài tình thay.
Cùng với võ nghệ siêu quần, lòng dũng cảm, lòng trung thành của Triệu Vân cũng thật đáng nói. Giữa lúc Lưu Bị quân không lấy một người, thua liểng xiểng, thì kỳ lạ thay vẫn có Tử Long theo về “Tôi đi khắp phương trời tìm minh chủ, chỉ có tướng quân là anh hùng thiên hạ, xin nguyện gan óc lầy đất theo tướng quân…” (hồi thứ 28). Trong lúc loạn lạc ở Đương Dương, vẫn hết lòng bảo vệ ấu chúa, không thay lòng đổi dạ bởi chịu ân của Lưu Hoàng Thúc “Vân dù gan óc lầy đất, cũng không đủ báo được!” (Hồi thứ 42). Về chi tiết Lưu Bị ném con thu bụng Tử Long ở hồi 42, có thơ rằng:
Hổ thiêng vùng vẫy trong quân Tháo,
Rồng nhỏ nằm trong bọc Tử Long
Trung ấy lấy gì yên ủi được,
Ném con thu lấy bụng anh hùng

Người ta cho rằng đó là Lưu Bị giở trò lừa phỉnh, giả ném con để lấy lòng Tử Long, nhưng theo tôi, lúc đó Lưu Bị không hề lừa phỉnh Triệu Vân chút nào. Có lẽ trong tình thế ấy, Lưu Bị đến mạng mình còn không giữ nổi, một mãnh tướng như Tử Long là có một không hai, lại cộng thêm tướng ấy hết lòng trung thành với mình, nếu để mất vị tướng này, Lưu Bị còn tiếc hơn cả con mình (ta nên nhớ anh hùng thời ấy lấy đại nghiệp làm trọng). Và công nhận khi người người đồn Triệu Tử Long vì vây nên bỏ Lưu theo Tào, cả Trương Phi cũng không tin, nhưng Lưu Bị vẫn bảo “Tử Long theo ta đã lâu, quyết không thể nào phản ta được” (Hồi thứ 41). Quả thật, mối quan hệ giữa Lưu Bị và Tử Long còn cao hơn cả mối quan hệ quân thần thông thường. Và rồi sau này, Tử Long ở Kinh Châu, lại một mình một ngựa, nhảy thuyền Đông Ngô giành lại A Đẩu đem về cho Lưu Bị, khi ấy Vân nói với Tôn Phu nhân “Chúa công tôi chinh chiến nửa đời người mới có A Đẩu, tôi phải xả thân giữa trăm vạn quân mới bảo vệ được ấu chúa, người về Đông Ngô cớ sao lại muốn đem cả tiểu chủ về?” và khi thả cho phu nhân về Đông Ngô, vẫn cùng Dực Đức nói rằng “Xin phu nhân cứ đi, nếu còn nghĩ tới anh tôi thì nên sớm trở về” (xem hồi thứ 61).
Trong khi đánh chiếm Quế Dương, hàng tướng Triệu Phạm giả hàng, đem chị dâu nhan sắc tuyệt trần của mình dâng cho Vân nhằm lấy lòng, Vân từ chối “Ta với ngươi đã kết nghĩa anh em, chị dâu ngươi cũng như chị dâu ta, sao ngươi làm vậy?” (xem hồi 52). Quả thật, nhờ tỉnh táo mà Tử Long đã không bị thất bại, lại còn dễ dàng chiếm Quế Dương. Khi Khổng Minh hỏi nguyên nhân từ chối, Tử Long trả lời rằng “Tôi với hắn kết nghĩa, chị dâu hắn cũng như chị dâu tôi, lấy là bất nghĩa, hơn nữa chúa công vừa lấy được Kinh Sở, còn chưa yên chỗ, Vân tôi đâu dám vì một người đàn bà mà quên việc lớn…” và quả thật Tử Long thật đúng như lời Khổng Minh và Lưu Bị tán thưởng “Tử Long thật là đấng trượng phu” (hồi thứ 51). Ở đây, tôi chỉ hơi phê bình Tử Long sao mà không thương hoa tiếc ngọc, một cô đẹp thế mà nỡ từ chối sao? Đúng là phí của giời!
Có lẽ ngoài lòng trung thành, Tử Long hơn hẳn Vân Trường về việc không so đo đòi hỏi, không lấy địa vị cao làm đầu. Chính Triệu Vân đã dám đứng ra can gián Lưu Bị tiến đánh Đông Ngô để trả thù bằng những lý do sáng suốt. Tử Long cũng rất hiểu chính sách “Bắc cự Tào Tháo, đông hòa Tôn Quyền” của Khổng Minh là sách lược tối quan trọng để củng cố thế lực. Khi quân đoàn Khổng Minh thất bại ở Nhai Đình trở về, chỉ có một mình Tử Long lập được công, Khổng Minh sau khi tự giáng mình 3 cấp, lại phong thưởng cho Tử Long, ông khẳng khái từ chối “Ba quân đều không lập được công, mà tôi lại được ban thưởng, hóa ra Thừa tướng thưởng phạt không minh… vậy xin đem những vàng lụa cất vào kho để ban thưởng cho tướng sĩ bỏ mình vì nước“. Và Khổng Minh phải than rằng “Trước vẫn được tiên đế khen bụng dạ Tử Long, nay quả thực đúng như vậy!” (hồi thứ 96). Có lẽ trong các nhân vật thuộc hàng “cấp dưới” trong Tam Quốc, Tử Long nổi bật ra khỏi khuôn khổ một vị tướng tầm thường: võ nghệ siêu quần, trí dũng toàn tài, hết mực trung thành và cũng cực kỳ sáng suốt.
Năm 229, Triệu Vân chết ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Ông được Lưu Thiện truy phong làm Thuận Bình hầu năm 261 sau công nguyên. Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Mặc dù Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường. La Quán Trung đã dùng những vần thơ để ca tụng Tử Long:
Thường Sơn một hổ tướng
Chí dũng sánh Quan Trương
Công thành sông Hán Thủy
Tiếng nổi trận Đương Dương
Đòi phen *** ấu chúa
Một bụng báo tiền vương
Sử sách ghi trung liệt
Ngàn thu tỏa khói sương.

Đúng vậy, ngàn thu tỏa khói sương. Ngày nay ở Thành Đô Tứ Xuyên vẫn còn đền thờ Triệu Tử Long, danh tướng mà đời đời ca tụng.
 
2. Trương Liêu – khét tiếng nơi bến Tiêu Diêu
Lần đầu tiên người ta chú ý đến Trương Liêu ( ), là khi ông chửi Lã Bố hèn nhát cầu xin Tào Tháo tha chết “Đồ hèn Lã Bố kia, chết thì chết, sợ gì!” (hồi thứ 20). Và Vân Trường đã nhận ra con người trung nghĩa ấy, xin Tháo tha chết cho, và từ ấy, Trương Liêu trở thành một vị tướng trung thành và hết lòng với Tào Tháo.
[Broken External Image]:https://i0.wp.com/i79.photobucket.com/albums/j124/ndthe/Chibi.jpg
Trương Liêu tên chữ là Văn Viễn, thưở ban đầu theo Lã Bố từng đánh Tào Tháo, suýt đốt chết Tào Tháo ở thành Bộc Dương, đánh Tào Tháo chạy doe kèn. Tất nhiên Trương Liêu không thể so sánh với Tử Long toàn tài trí dũng nhưng sự hết lòng tận tụy của Trương Liêu cũng khiến tôi muốn nói sớm về nhân vật này. Dưới ngòi bút của La Quán Trung, Trương Liêu không được mô tả tuyệt vời như Tử Long, cũng không oai hùng hoang dại như Hứa Chử, có lẽ ông là một vị tướng thầm lặng bên Tào Tháo, cũng như Tử Long hết lòng hết dạ vì chủ mình.
Trương Liêu là người đã giúp Tào Tháo thuyết phục Vân Trường về với Tào Tháo. Trương Liêu đã gặp Quan Vũ đang bị vây, muốn liều chết để chọn tình với Huyền Đức:
“- Vì cảm nghĩ ngày trước anh cứu em nên em đến đây để cứu anh...
– Em biết anh võ lực có thừa, song hiện nay thế binh của anh đã tan vỡ, nếu liều chết thật là có tội.
– Anh thử nghĩ xem, Hoàng thúc hiện nay thất lạc, nhưng chí cả chưa đoạt, thế nào cũng cần người nghĩa dũng, nếu sau này Hoàng thúc cần đến mà không có anh tức là anh có tội thứ nhất. Hoàng thúc đã phó thác gia quyến cho anh, nay anh liều chết để mất chỗ nương tựa, không có ai bảo vệ, ấy là tội thứ hai. Anh là một kẻ võ nghệ siêu quần há lại không khuôn *** nhà Hán để danh muôn thuở lại liều thác như thế phỏng có ích gì, đó là tội thứ ba vậy.“
Những lời khuyên chí tình ấy đã tạo ra câu truyền Quan Vũ – Tào Tháo nổi tiếng sau này, và ở Hứa Đô, Văn Viễn đã trở thành một người bạn tâm giao của Vân Trường. Sau này cũng chính Văn Viễn đã đuổi theo ngăn cản binh tướng, để cho Vân Trường tự do đi về với Lưu Bị (tất nhiên là theo lời Tào Tháo). Ngoài điểm sáng đó, có lẽ tôi không mô tả được hết những công của Văn Viễn cho tập đoàn Tào Tháo.
Ở cương vị tướng, có lẽ Trương Liêu khét tiếng nhất là trận Tiêu Diêu khi Tôn Quyền đem quân đánh Hợp Phì. Trương Liêu cùng Lý Điển, Nhạc Tiến trấn thủ Hợp Phì quân chỉ bằng một phần nhỏ đại quân Tôn Quyền. Khi đó, Trương Liêu có bất hòa với Lý Điển, nhưng vì đại cuộc đã dẹp bất hòa sang một bên “Các ông cứ nhục như vậy, tôi xin ra thề một trận tử chiến với giặc!“, chia quân mai phục nơi bến Tiêu Diêu, khi Tôn Quyền đi qua, lập tức chặt đứt cầu Tiểu Sư, chia cắt đoàn quân và mai phục đổ ra đánh giết. Trận này đánh tan đại quân Tôn Quyền, lấy lại sĩ khí, còn làm quân Đông Ngô khiếp sợ oai danh Trương Liêu đến mức mà “trẻ con Đông Ngô không dám khóc đêm vì sợ Trương Liêu” (tôi gọi đùa Trương Liêu là ông tướng dọa trẻ con) và cái câu đặt tên cho hồi thứ 67 là “Bến Tiêu Diêu Trương Liêu khét tiếng“.
 
Trương Phi: Đại náo cầu Trường Bản
Hứa Chử, Điển Vi: Hai con hổ dại chốn Tào doanh

Đây là 3 mãnh tướng nổi danh trong Tam Quốc với sức khỏe ghê người, muôn người khôn địch, và lòng dũng cảm tuyệt vời. Trương Phi luôn được người đời nhắc đến với tính nóng như lửa, lòng dạ ngay thẳng, nổi danh ngay từ thưở ban đầu. Điển Vi và Hứa Chử là những vị tướng đầu tiên của Tào Tháo với sức khỏe vô địch. Hứa Chử được gọi là Hổ dại, Điển Vi chỉ xuất hiện có thoáng qua ở đầu Tam Quốc nhưng cũng làm người ta khiếp sợ. Mời các bạn cùng tôi nói về 3 nhân vật này.


1. Lòng dạ ngay thẳng như Trương Phi (張
飛 – Không biết viết tên như vậy sai hay đúng, ai đó biết sửa hộ nhé
ai0.wp.com_l.yimg.com_us.yimg.com_i_mesg_tsmileys2_09.gif
)

ai2.wp.com_i79.photobucket.com_albums_j124_ndthe_peachgarden.jpg

Cành lá khéo in hình Dực Đức
Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công
(Thơ Hồ Chí Minh, Nhật ký trong tù)
Nhà văn Lỗ Tấn từng nhận xét “Tôi rất kính trọng Trương Phi, lòng dạ ngay thẳng, tuy lỗ mãng nhưng không thô lỗ và không có trí óc như Lý Quỳ“. Quả thật vậy, đọc hết Tam Quốc mới thấy, Trương Phi lòng dạ ngay thẳng, tuy có lỗ mãng nhưng cũng rất biết suy xét và biết suy nghĩ chứ không kiểu không biết suy nghĩ như Lý Quỳ.
Trương Phi tên chữ là Dực Đức, người đất Yên (nay là tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), sự xuất hiện của Trương Phi bằng câu hỏi giành cho Lưu Bị đã khiến người đọc chú ý “Đại trượng phu như ông không ra đánh giặc giúp nước, còn đứng đó thở dài làm gì?” (Hồi 1) và hình dáng Trương Phi khiến ta dễ dàng nhận ra một ông tướng “đáng sợ”: “mình cao tám thước, mắt tròn, râu hùm, hàm én, dáng như ngựa phi…“, đúng là Trương Phi. Chí lớn gặp chí lớn, Trương lập tức mời Lưu và Quan về đào viên nhà mình kết nghĩa anh em, cùng giết giặc giúp nước. Chỉ nhìn hình dáng của Phi thôi, nhiều tướng giặc đã khiếp sợ rồi. Ấn tượng đầu tiên về tính cách Trương Phi đến sớm hơn nhiều so với hai người anh của mình. Khi theo anh làm quan huyện, viên đốc bưu về kinh lý hạch sách đòi ăn đút lót, *** bức dân lành, Phi nổi giận xông thẳng vào mà hét lên rằng “Thằng mọt dân kia, mày có biết tao là ai không?” (Hồi thứ 2) và lôi thẳng ra trói vào tàu ngựa, đánh cho một trận mà có lẽ lần sau viên đốc bưu này chỉ nghe đến cái tên Trương Dực Đức chắc đã són đái ra quần rồi. Câu chửi của Trương Phi là “Thằng mọt dân” mà không phải là “thằng khốn”, “thằng thất phu”… cho thấy Dực Đức quả thật trong lòng luôn muốn vì dân vì nước, những kẻ nhũng nhiễu dân lành bị ông gọi là “mọt dân”. Với Dực Đức, cái chức huyện lệnh này chẳng là cái quái gì hết, và ba anh em bỏ chức mà đi.
Trương Phi ngay thẳng, thấy sự bất bình thì không nhịn được. Khi Lưu Bị thương Lã Bố không nơi nương tựa liền đón về Từ Châu, lại còn định nhường chức Từ Châu mục cho Lã Bố, Dực Đức là người đầu tiên can ngăn. Và khi gặp nhau, Lưu Bị nhún nhường gọi Lã Bố là anh, Lã Bố thật vô phép, gọi ngay Lưu Huyền Đức là “Hiền đệ”, và ngay lập tức bị một câu chửi vào mặt, và người chửi đó, tất nhiên là Trương Dực Đức “Anh tao cành vàng lá ngọc, mày là cái thá gì mà gọi anh tao như vậy” (hồi 14). Trong thâm tâm của Dực Đức, Lã Bố là kẻ vũ phu, lại là loại phản phúc, ham danh phú quý, sẵn sàng phản lại. Dực Đức gọi Lã Bố là “Thằng ba họ”, đúng vậy, Lã Bố đúng là ba họ còn gì. Ban đầu mang họ Lã, sau đó làm con nuôi của Đinh Nguyên (một trung thần nhà Hán) thì có khác gì mang họ Đinh, sau đó lại giết Đinh đi theo Đổng Trác, nhận Đổng Trác là nghĩa phụ, rồi lại phản lại, giết chết Đổng Trác. Những kẻ như vậy đối với Dực Đức thật không đáng một xu. Dù biết Lã Bố sức khỏe và võ nghệ vô địch, nhưng Dực Đức vẫn khinh thường “Lã Bố! Lại đây tao với mày đánh nhau ba trăm hiệp!” (hồi 14) và cái tất yếu của sự khinh thường ấy là bị Lã Bố cướp mất Từ Châu.
ai0.wp.com_i79.photobucket.com_albums_j124_ndthe_2_6.jpg

Hồi thứ 28 (Chém Sái Dương anh em đoàn tụ. Đến Cổ thành chúa tôi an vui) được xem là một trong những hồi hay và xúc động trong Tam Quốc. Quan Vân Trường một lòng sắc son, đem hai chị dâu “quá ngũ quan trảm lục tướng”, khi nghe Dực Đức đang ở Cổ Thành, lập tức cùng Tôn Càn, Chu Thương, Liêu Hóa đưa hai chị đến tìm. Quả thật Phi đang ở Cổ Thành, nhưng trong lòng Phi lúc đó chỉ biết Quan Vũ đã hàng Tào hưởng vinh hoa phú quý, thế là khi nghe Tôn Càn báo Vân Trường đang đến, Phi lập tức “không nói không rằng, mặc giáp, cầm mâu nhảy lên ngựa ra ngoài thành“. Và khi Vân Trường đến thì thấy Dực Đức “râu hùm vểnh ngược, mắt trợn tròn, hò hét như sấm, múa xà mâu phóng lại đâm Quan Công” rồi chửi Vân Trường rằng “Mày bỏ anh, hàng Tào, còn đến tìm tao làm gì“. Trong lòng Dực Đức, lời thề đào viên luôn được đưa lên hàng đầu, phản anh hàng Tào là một điều không thể tha thứ. Chỉ khi được hai chị dâu giải thích, xem Quan Công giết Sái Dương và được chính những người lính Tào Tháo kể cho nỗi khổ của Quan Vũ nơi Hứa Xương, Dực Đức lập tức hiểu ra và “rỏ nước mắt khóc, sụp xuống lạy Vân Trường“. Lúc đó có lẽ Dực Đức khâm phục Vân Trường lắm, vì với tính cách của Phi, khó mà làm được như Vân Trường. Hồi 28 kết thúc thật xúc động với cảnh đoàn tụ của ba anh em, lại thêm Tử Long, Quan Bình, Chu Thương…
Đúng như lời Thủy Kính nhận xét “Quan, Trương, Triệu là những hổ tướng sức địch muôn người, nhưng cần một vị thượng tướng biết sử dụng họ” (hồi thứ 35), tài năng của Dực Đức chỉ phất lên khi Ngọa Long Gia Cát xuất hiện. Lần thứ ba khi đi mời Gia Cát, Dực Đức nổi nóng khiến ta phì cười “Tên hủ nho này thật hỗn, để em cho một mồi lửa châm nhà hắn, xem hắn có ra đón không?” (Hồi thứ 38). Quả thật lúc đó Phi chỉ lo cho đại nghiệp của anh mình, nên thấy Ngọa Long mới chỉ có 27 tuổi, không tin gì lắm. Phi chỉ thật sự tin vào Ngọa Long sau trận hỏa thiêu đồi Bác Vọng. Từ lúc ấy trở đi, Dực Đức nhất nhất một lòng tin theo Ngọa Long điều khiển. Dưới sự chỉ huy của Khổng Minh, tài năng của Trương Phi được phát huy thật sự. Ở trận Đương Dương Trường Bản, nếu như Triệu Tử Long nổi danh một mình một ngựa bảo vệ ấu chúa, thì Dực Đức cũng không kém Tử Long chút nào. Tiếng hét của Trương Phi “Ta là Trương Dực Đức ở đất Yên đây, ai dám cùng ta quyết một trận tử chiến nào” (hồi 42) làm cho Tào Tháo với trăm vạn quân khiếp vía, không dám vượt qua cầu Trường Bản để đánh với một mình Trương Phi. Tiếng Phi to như tiếng sấm, quân Tào nghe thấy run cầm cập. Và tiếng hét thứ 4 “Đánh không đánh, lui cũng không lui là nghĩa làm sao?” khiến cho “Phi quát chưa dứt tiếng, Hạ Hầu Kiệt ở bên cạnh Tào Tháo khiếp sợ quá, đứt ruột và gan, ngã nhào xuống ngựa.“, và trăm vạn đại quân Tào Tháo kinh khiếp tháo chạy, giày xéo lên nhau mà chết như La Quán Trung nhận xét rằng “Thật là: ứa con nít miệng còn hơi sữa chịu làm sao được tiếng sấm sét; kẻ tiều phu ốm yếu sao chịu nổi tiếng gầm của hổ báo? ” (hồi thứ 42). Và từ khi còn bé, tôi đã thuộc mãi đoạn thơ của hồi này, vì thích Trương Dực Đức quá:
Trường Bản cầu này sát khí sinh,
Ngang mâu, chững ngựa, mắt long lanh.
Bên tai một tiếng vang như sấm,
Khiếp vía quân Tào vội rút nhanh.

Thực ra không hẳn Trương Phi dũng cảm như một kẻ dũng phu đâu. Phi làm cho Tào Tháo khiếp sợ còn nhờ mưu trí, sai quân lính buộc cành liễu vào đuôi ngựa chạy tung tăng bên đồi cây làm bụi mù mịt, khiến cho Tào Tháo tưởng là phục binh Gia Cát (sau mấy trận bị lửa thiêu, quân Tào đứa nào chẳng sợ phục binh Gia Cát). Ai còn nói Trương Dực Đức hữu dũng vô mưu nữa nào?
Quả thật, về mưu trí, Trương Dực Đức có phần còn hơn nhị ca của mình là Vân Trường. Một mình dẫn quân vào Xuyên, dùng mưu bắt sống Nghiêm Nhan, rồi lại vì nghĩa tha Nghiêm Nhan khiến cho Nghiêm Nhan khâm phục mà theo hàng thì một tướng quân vũ phu không thể làm nổi. Dẫn quân đánh Ngõa Khẩu ải, dùng mưu đánh Trương Cáp chạy dài, đoạn này là đỉnh cao về mưu đánh trận của Dực Đức. Say mà như tỉnh, tỉnh mà như say, giả say dụ Trương Cáp vào bẫy, đánh tan 3 đội quân của Trương Cáp, rồi tương kế tựu kế cùng Ngụy Diên dồn quân Trương Cáp vào hang đánh quân Trương Cáp tan nát đã lột tả một Trương Phi khác hẳn với Trương Phi vũ dũng ham uống rượu làm mất thành Từ Châu ngày nào. Hồi thứ 70, Trương Phi đoạt Ngõa Khẩu ải, đánh bại Hứa Chử là đoạn tả một Trương Dực Đức trưởng thành, dày dạn về trận mạc, khôn khéo, mưu trí và cũng thật dũng cảm. Có thể nói chính Gia Cát đã đào tạo làm cho Dực Đức trở nên dày dạn hơn, mưu trí và trưởng thành hơn, tôi nghĩ vậy. Quả thật, Trương Phi lòng dạ ngay thẳng, lại không phân biệt đẳng cấp, không như người anh mình khinh thường “lính quèn” Hoàng Trung trong Ngũ hổ đại tướng, sẵn sàng cúi đầu khâm phục trước một Nghiêm Nhan anh hùng trung nghĩa để khiến cho Nghiêm Nhan khâm phục và đầu hàng. Ôi, Dực Đức hơn Vân Trường ở điểm này nhiều lắm!
Uống rượu như nước của Trương Phi cũng là một cái hay khi ông dùng mưu uống rượu đánh thắng Trương Cáp (chỉ có Khổng Minh hiểu Dực Đức ở trận đó còn đem thêm rượu ra thưởng Dực Đức), nhưng rượu cũng là một sai lầm của Dực Đức. Sai lầm cuối cùng không thể sửa sai của Dực Đức là quá đau khổ khi người anh Vân Trường hi sinh, uống rượu say triền miên, đánh đập hành hạ hai tên Phạm Cương, Trương Đạt để rồi chúng cùng đường làm liều mà giết chết Trương Phi. Ông chết, hai mắt vẫn mở trừng trừng. Ai cũng biết lẽ thường tình của Dực Đức là ngủ không bao giờ nhắm mắt, nhưng dường như nó báo trước cái số mệnh Dực Đức chết không nhắm mắt, chết vì hận chưa kịp báo thù cho anh, hận vì chưa kịp khôi phục nhà Hán như ước nguyện của ông. Dù sao, cả đời anh hùng như Trương Phi, chết cũng không vô ích. Và Phi không như người anh của mình, cứ kêu trả đầu ta đây, mà lặng lẽ ra đi dù chết không nhắm mắt. Có lẽ cái chết của Trương Phi là cái nút mở cuối cùng khiến Lưu Huyền Đức nóng giận cất quân đánh Đông Ngô và bại trận thê thảm ở Hào Đình, nước Thục mất đi khả năng thống nhất thiên hạ, âu cũng là số trời.
 
2. Điển Vi, Hứa Chử, hai con hổ dại chốn Tào doanh
Tôi chỉ xin có vài lời nói về hai nhân vật này bởi họ không có nhiều diễn biến tâm lý, chỉ có vài lời nói về sức mạnh của họ mà thôi.
Không có nhiều lời để nói về hai nhân vật này, nhưng cũng là những nhân vật khiến người đọc nhớ mãi. Điển Vi (Dian Wei) khi mới xuất hiện đã làm người đọc kinh hồn bạt vía về sức mạnh “vác đôi thiết kích nặng 80 cân, nhảy lên mình ngựa, múa may nhẹ như bay”. Quả thật Điển Vi xứng đáng là hổ tướng số một của Tào Tháo đúng là một “Ác Lai” của Tào Tháo. Và Điển Vi cũng là điển hình về lòng trung thành xả thân vì chủ. Điển Vi chỉ tồn tại ngắn ngủi một thời gian nhưng lóe sáng như một ngôi sao rồi vụt tắt. Trong trận chiến với Trương Tú ở Uyển Thành, Vi hi sinh thân mình, chắn ở cửa trại cho Tào Tháo chạy thoát, đánh với đám quân của Trương Tú “không còn vũ khí trong tay, Vi hai tay túm lấy hai người lính làm vũ khí, quăng quật một hồi giết hàng trăm người khiến quân sĩ khiếp sợ không ai dám đến gần rồi bị tên bắn và một ngọn giáo đâm trúng lưng. Vi kêu to một tiếng, máu chảy đầy mình rồi chết. Hắn chết hàng giờ rồi mà vẫn không có ai dám chạy qua xác hắn… “. Quả thật, Điển Vi quả khiến người ta khâm phục. Tào Tháo quý Điển Vi lắm, cúng tế Điển Vi rất hậu và khóc rằng “Ta mất con trưởng, mất cháu yêu, nhưng không thương tiếc bằng mất Điển Vi“. Thật đáng khâm phục lắm thay!
ai2.wp.com_i79.photobucket.com_albums_j124_ndthe_dianwei.jpg

Hứa Chử cũng làm người ta khiếp sợ khi mới xuất hiện “túm đuôi trâu kéo giật lùi bốn trăm bước khiến cho quân giặc khiếp sợ mà bỏ chạy“. Hứa cũng theo Tào Tháo từ buổi đâu, lập đại công luôn bằng sức khỏe kinh người ấy. Trận chiến kinh thiên động địa của Hứa Chử với Mã Siêu khiến người ta gọi Hứa Chử với cái tên “Hổ dại”: “Ta là Hứa Chử đây! Mắt Hứa Chử nảy hào quang, oai phong lẫm liệt, Mã Siêu khiếp sợ phải tạm lui quân“. Và trận đấu giữa Mã Mạnh Khởi và Hứa Chử đã làm tên tuổi của Chử vốn vang dội nay càng lẫy lừng hơn. “Hứa Chử cởi trần đánh Mã Siêu” đó là tiêu đề tác giả dùng để đặt tên hồi thứ 59. Trong suốt cuộc đời, Hứa Chử luôn là tiên phong và cận vệ số một. Kết thúc của Hứa Chử là thất bại trong trận đấu với Trương Phi ở xứ Bao Châu khi Chử say rượu tải lương “Trăng lên đi tải lương càng thú, có sao đâu, xá gì một Trương Phi” (hồi thứ 72) và kết quả của sự ngạo mạn ấy là một mâu đâm trúng vai, Hứa Chử oai phong thất bại trước một Trương Phi kiêu dũng nhưng không hề hoang dại chút nào. Thật may Chử giữ được tính mạng chạy về. Nhưng từ đó về sau, không còn cái tên nhân vật này nữa trên chiến trường Tam Quốc, thật đáng tiếc thay!
ai1.wp.com_i79.photobucket.com_albums_j124_ndthe_huachu.jpg
 
1. Lưu Bị – Anh hùng thiên hạ chỉ có sứ quân và Tháo này thôi!
Quả thật, Lưu Bị rất xứng danh với lời khen tặng này của Tào Tháo. Nhiều người cho rằng Lưu Bị không xứng đáng anh hùng cũng có lý riêng, tôi sẽ nói rõ hơn về “anh hùng” của Lưu Bị.
ai2.wp.com_i79.photobucket.com_albums_j124_ndthe_peachgarden.jpg

Lưu Bị, tên chữ là Huyền Đức, là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu chắt xa của Hiếu Cảnh Hoàng đế (Các Hoàng đế đầu tiên nhà Hán là Cao Tổ, Hiếu Huệ đế, Văn Đế, Cảnh đế, Vũ đế …). Thực chất Huyền Đức là tầng lớp quý tộc suy vi của Hán tộc, truyền đến đời Huyền Đức thì đã suy, nên Huyền Đức sinh ra trong nghèo khổ, cha mất sớm, phải đi làm nghề dệt chiếu đóng dép để kiếm ăn. Sinh thời, Huyền Đức là một người con có hiếu, thờ Lư Thực và Trịnh Huyền làm thầy, kết bạn với Công Tôn Toản. Lưu Bị đã sớm bày tỏ ý chí của mình “Sau này lớn lên ta làm vua cũng sẽ làm cỗ xe như thế” (hồi 1 – nói về cây dâu nhà Huyền Đức). Tướng mạo Lưu Huyền Đức đã thấy một người khác thường “mình cao tám thước, tay dài quá đầu gối, mắt nhìn thấy tai”, quả thật khác thường. Tính Huyền Đức nghiêm trang, nhưng khoan dung, không thích đọc sách. Nhiều người không thích nhân vật này (tôi cũng vậy) bởi cho rằng Huyền Đức là người không biết lãnh đạo, lại có vẻ đạo đức giả và an phận chờ thời. Nhưng theo tôi, ta cần nhìn khách quan về nhân vật này, rằng ông ta cũng xứng là một anh hùng như Tào Tháo khen ngợi vậy.
Từ lúc còn khó khăn, lúc mà quân không nổi nghìn người, tướng chỉ có Quan, Trương, Triệu, Huyền Đức đến Từ Châu giúp Đào Khiêm, và Khiêm đã nhận ngay ra Huyền Đức là anh hùng thời nay: khoan dung, độ lượng và biết thu phục nhân tâm. Ngay lập tức, ông đem Từ Châu dâng lên Lưu Bị mà không chút nghi hoặc, nhưng ba lần Đào Khiêm nhường Từ Châu cho Lưu Bị, thì ba lần Lưu Bị từ chối. Ai cũng bảo Lưu Bị giả nhân giả nghĩa, ngụy quân tử. Nhưng theo tôi, ta cần nhìn vào sự thật để khẳng định rằng, Lưu Bị từ chối nhận Từ Châu là hoàn toàn thực lòng, bởi ông ta là người biết nhìn xa. Từ Châu là một trong 9 châu của Trung Hoa (Thanh, U, Từ, Đại, Ký, Ích, Kinh, Dự, Lương). Thời điểm đó, Từ Châu là một địa điểm dân giàu, đất rộng, các thế lực luôn nhòm ngó: Viên Thuật ở Hoài Nam, Lã Bố, Tào Tháo… Chắc chắn Lưu Bị cũng muốn có một vùng đất như thế để làm chủ. Nhưng lúc đó, Lưu Bị quân không đầy một ngàn, tướng chỉ có Quan, Trương, Triệu, trong tay không có lấy một quân sư hỗ trợ, nếu làm chủ Từ Châu, ông ta sẽ là chỗ để cho các thế lực tấn công mà không thể nào chống đỡ nổi. Lúc này Lưu biết mình còn yếu, muốn nằm yên chờ thời cơ và xây dựng lực lượng, và Từ Châu không phải là địa điểm an toàn. Quả nhiên, sau đó vì bất đắc dĩ, Huyền Đức phải nhận Từ Châu do Đào Khiêm chết, Lã Bố dễ dàng chiếm lấy Từ Châu mà Huyền Đức không có khả năng chống đỡ.
Lưu Bị khoan dung, biết lợi dụng nhân hòa và đối đãi người thực tâm. Cách dùng người của ông là dùng thì phải tin. Những người theo ông luôn hết lòng theo từ những người thưở ban đầu như Tử Long, Tôn Càn, My Chúc, Mã Lương… và sau này, ta nhớ Hoàng Quyền ở Tây Thục khi đầu hàng Huyền Đức, cùng Huyền Đức đánh Đông Ngô, vì bị vây khốn, bất đắc dĩ phải hàng Ngụy, Huyền Đức vẫn đối đãi tốt với gia đình Hoàng Quyền và Quyền vẫn luôn ca tụng Huyền Đức. Điều đó cho thấy ông ta có lòng nhân đối đãi kẻ sĩ thật sự. Giữa lúc quân tình nguy cấp, gia quyến thất lạc, mọi người đều bảo Tử Long bỏ theo hàng Tào Tháo, thì Lưu Bị vẫn một lòng tin vào Tử Long rằng “Tử Long theo ta đã lâu, quyết không bao giờ phản ta cả“. Đây là điểm đáng ca ngợi, và là điểm sáng nhất của Lưu Bị.
Quả thật, thất bại liên tiếp với Tào Tháo khiến Lưu luôn khao khát một vị quân sư tài năng để giúp mình điều binh khiển tướng. Phải nói thật là Lưu thua xa Tào Tháo ở tài cầm quân. Huyền Đức có vẻ giống ông tổ của mình là Lưu Bang, đối đãi người cực hậu, tin người và hoàn toàn để cho các tướng của mình phát huy tài năng (nhưng thua xa Lưu Bang ở “tài” ham gái đẹp và uống rượu, hay chửi tục). Từ Thứ là người đầu tiên mà Lưu Bị xử dụng, ngay lập tức tin tưởng vào tài năng của Nguyên Trực. Nhưng rồi Tào Tháo dùng mẹ Từ Thứ làm sức ép, Từ Thứ vội vàng không suy nghĩ (đúng như Thủy Kính Tiên sinh – Tư Mã Huy nói Từ mẫu là người trung hậu, nếu thấy con bỏ Lưu nhất định sẽ xấu hổ mà tự vẫn) bỏ Lưu Bị về mong cứu mẹ, nhưng ngược lại còn làm mẹ bị chết. Trước đó, có người từng khuyên Lưu Bị cố giữ Từ Thứ ở lại, Tào Tháo sẽ giết mẹ Từ Thứ và Từ Thứ sẽ càng căm thù Tào Tháo, hết sức *** tá Lưu Bị, nhưng Huyền Đức không làm vậy càng cho thấy ông ta quý trọng người tài thế nào. Chia tay Từ Thứ, Huyền Đức nói rằng “Tôi mất ông, như bị mất tay chân, dù có gan rồng tủy phượng ăn cũng không thấy ngon!“, và cảm tấm lòng của Huyền Đức, Nguyên Trực đã tiến cử Ngọa Long với Huyền Đức và câu chuyện “Tam cố thảo lư” đã trở thành điển tích muôn đời, được lấy làm tấm gương về cầu người hiền tài của Lưu Bị.
Lúc gặp Ngọa Long, Lưu Huyền Đức đã 47 tuổi, còn Ngọa Long mới 27 tuổi, có thể nói Huyền Đức đã chinh chiến nửa đời người, nếu xét lẽ thường sẽ cho rằng mình kinh nghiệm trận mạc, còn anh chàng kia cũng chỉ là “ngựa non háu đá”, nhưng không, Huyền Đức hoàn toàn tin tưởng con người “cao ngạo”, tự nhận mình sánh ngang “Quản Trọng, Nhạc Nghị” kia, và coi rằng “Ta gặp Khổng Minh như cá gặp nước”, “Khổng Minh là thầy ta” thì đủ thấy Huyền Đức trọng người tài thế nào. Sự tin tưởng vào người tài ấy đã phát huy tác dụng ngay lập tức khi Khổng Minh giúp Lưu Bị trở thành một trong 3 cái chân kiềng thời Tam Quốc, trở thành Hoàng đế nước Thục. Một cái hay là Lưu còn dung được cả 2 con rồng (Ngọa Long) – Phượng (Phượng Sồ) trong một trướng, cùng bàn kế sách, Phượng Sồ góp phần quan trọng trong chiến dịch Tây Xuyên, Ngọa Long trong màn quyết định thắng lợi ngoài ngàn dặm. Ai nói Lưu Bị không có tài? Ông ta bất tài về điều binh khiển tướng, nhưng lại có tài về việc sử dụng người tài và tin người tài. Huyền Đức còn có một điểm hơn Gia Cát ở chỗ nhận ra Mã Tốc là người chỉ giỏi lý thuyết xuông, hay khoe khoang quá sự thật, không có thực tài. Sau này, khi Gia Cát gạt lệ chém Mã Tốc, khóc thương Mã Tốc thì ít mà khóc vì nhớ chủ xưa, khóc vì quên lời dặn của chủ là nhiều. Tôi phản đối với những người có quan điểm rằng Lưu Bị là bất tài, mà trái lại, ông ta rất có tài là khác: biết nhẫn nhịn chờ thời cơ, biết trọng dụng nhân tài, biết khoan dung đối với kẻ dưới.
Bản thân Lưu Bị long đong vất vả nửa đời người, cũng từng suýt bị vinh hoa và gái đẹp làm quên mất. Khi đến cưới vợ ở Đông Ngô, Chu Du từng phân tích “Lưu Bị vất vả nửa đời người, nếu ta đem vinh hoa, cùng với phu nhân ra nhử, hạnh phúc có rồi, Lưu Bị tất dần dần mà quên lũ ở Kinh Châu“. Và quả thật, vui duyên mới, suýt nữa Huyền Đức quên mất Kinh Châu, may có Tử Long theo mật kế của Khổng Minh thức tỉnh.
Chuyện Lưu Bị đem con phó thác cho Khổng Minh cũng là một điển tích:
Thành Bạch Đế mấy lời thấm thót
Tình thác cô chua xót nhường bao
Kỳ Sơn trỏ ngọn cờ đào
Một tay mong chống trời cao nghìn trùng…

Đó là mấy câu thơ mô tả việc Lưu Huyền Đức lúc sắp lâm chung ở Bạch Đế thành đem con mình là Lưu Thiện phó thác cho Gia Cát Khổng Minh, dặn các con mình coi Khổng Minh như cha, khiến cho Khổng Minh cảm kích tấm lòng, cố hết sức mình vì nước đến chết mới thôi. Và điều quan trọng ông dặn các con mình vẫn là “đừng thấy điều thiện nhỏ mà bỏ, cũng đừng thấy điều ác nào mà cứ làm” cho thấy Lưu Huyền Đức muốn các con mình học mình ở đức thu phục nhân tâm. Người đời vẫn bàn tán khác nhau về chuyện Lưu Bị sắp chết nhường ngôi cho Gia Cát Lượng. Theo cuốn sử Tam Quốc Chí của Trần Thọ, đúng là trước lúc lâm chung ở Bạch Đế thành, Lưu Bị có nói với Gia Cát Lượng “Tài năng khanh gấp 10 lần, nếu con ta ngu dốt quá thì khanh hãy lên làm thay nó“. Ta hãy nhớ, cha của Trần Thọ vốn là 1 tướng dưới quyền Mã Tốc trong trận thua Nhai Đình và bị cách chức về quê, trong lòng rất thù hận Khổng Minh, đòi con là nhà viết sử phải nói bêu xấu về Khổng Minh, nhưng Trần Thọ với lương tâm của một nhà viết sử, đã viết rất khách quan về Gia Cát Lượng, và xác nhận việc Lưu Bị có ý nhường cho Khổng Minh là sự thật. Hiểu con không ai hơn cha, Lưu Bị quá hiểu con mình ngu dốt, lại không biết nghe lời phải, nếu không có một người như Khổng Minh lãnh đạo thì cơ nghiệp nước Thục của mình sẽ thành mây khói, thậm chí mồ mả mình cũng có khi bị quật lên không yên ấy chứ. Thế nên không hẳn lừa dối mà nói Khổng Minh lên ngôi. Hơn nữa, Lưu Bị cũng hiểu quần thần nhất loạt ủng hộ họ Lưu, nếu Gia Cát có định cướp ngôi cũng không danh chính ngôn thuận, nên yên tâm phó thác con mình cho Gia Cát, bắt con mình coi Gia Cát như cha. Qua việc này, ta thấy Lưu Bị hiểu cộng sự của mình thế nào.
Cái chết của Lưu Bị thực chất là việc chọn nghĩa cho lời thề đào viên, và cũng báo trước cho sự sụp đổ của nước Thục sau này, bởi thất bại của Lưu Bị ở trận Hào Đình khiến cho nguyên khí nước Thục bị tổn thất nặng nề (hơn 60 vạn quân bị đốt chết), mất biết bao tướng tài và tiền của. Thế mới thấy, dù ngày thường nghe lời Khổng Minh, Triệu Vân là vậy, mà khi vì thù hận, quên cả lời nói trung, không nghe lời phải.
Nói tóm lại, ta nên đánh giá tài năng và anh hùng một cách khách quan. Xét về mặt tài năng, Lưu không có cái tài thơ phú hay cầm quân như Tào Tháo, không có mưu lược như Khổng Minh, cũng không chói ngời trung nghĩa như Quan Vũ, lại chẳng thẳng ruột ngựa như Trương Phi, nhưng Lưu Bị phải thừa nhận là người khoan dung, biết dựa vào lòng dân và dựa vào� nhân tài, biết nhìn người và sử dụng người. Cái anh hùng của Lưu Bị ở chỗ đó. Chúng ta không thích ông ta vì không có những tính cách chói ngời, nhưng đừng vì thế mà đánh giá ông ta kém cỏi không anh hùng.
 
Tam quốc có 2 ông siêu trade không đặt cắt lỗ, khi thua là cháy full tk, một ông mất Kinh Châu, một ông thất trận Hào Đình, hai cú trade thua lỗ này làm suy sụp nguyên khí của nhà Thục, không hồi phục nổi, tội 2 ông này to như núi.
 
Tam quốc có 2 ông siêu trade không đặt cắt lỗ, khi thua là cháy full tk, một ông mất Kinh Châu, một ông thất trận Hào Đình, hai cú trade thua lỗ này làm suy sụp nguyên khí của nhà Thục, không hồi phục nổi, tội 2 ông này to như núi.
Lưu Bị mất Kinh châu do lúc đó quân binh còn yếu, lại đối chọi với quân địch mạnh gấp nhiều lần...
Bởi thế, lực bất tòng tâm, tài khoản nhỏ không thể chơi thế trận lớn được, nhất là trận VU HỒI , tới đó magin báo đỏ rồi thì dù biết giá sẽ Mã hồi cũng ko sống nổi tới chu kỳ chiến thắng
auphinhnhanh.com_images_2017_04_16_dianwei.jpg
 
Lưu Bị mất Kinh châu do lúc đó quân binh còn yếu, lại đối chọi với quân địch mạnh gấp nhiều lần...
Bởi thế, lực bất tòng tâm, tài khoản nhỏ không thể chơi thế trận lớn được, nhất là trận VU HỒI , tới đó magin báo đỏ rồi thì dù biết giá sẽ Mã hồi cũng ko sống nổi tới chu kỳ chiến thắngView attachment 11812

Vụ mất Kinh Châu ở đây không phải nói về vụ Lưu Bị ba lần từ chối khi Lưu Biểu nhường ấn tín thái thú Kinh Châu ( một lần dở trong nhiều lần dở của Lưu Bị), mà muốn nói về Quan Vũ, ông này ngoài những điểm tốt đẹp được người đời ca tụng thì còn là một người kiêu căng, ngạo mạn một cách quá đáng, tầm nhìn thiển cận. Khi đó thế thiên hạ chia ba chân vạc, nhưng thế của nhà Ngụy mạnh nhất, chiến lược của Khổng Minh đề ra từ đầu cho nhà Thục là "đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào Tháo" Nhưng ông quá ảo tưởng sức mạnh của mình, sẵn sàng cự cả hai thằng một lúc như kiểu tay trade già dặn, trăm lệnh trăm thắng, từng có đánh nhân 6 lần tài khoản trong một ngày ( qua 5 ải chém 6 tướng), ăn một lần 2 lệnh gold 300 lot; một lệnh ăn 300 pip; một lệnh 500 pip ( Chém Nhan Lương, chém Văn Sú), đi ngược chiến lược quan trọng của Khổng Minh, đến mức Tôn Quyền cho người cầu hôn con gái Quan Vũ cho con trai mình thì bị mắng " con hổ sao lấy chó bao giờ"? Mà chó là ai? là Tôn Quyền vua của 81 quận Quang Đông, con Tôn Kiên em của Tôn Sách, dòng dõi công hầu lừng lẫy chín châu , đất Giang Đông linh nhân kiệt ngời ngời mà ông lại coi như rơm như rác..., lẽ ra ông phải nhân cơ hội đó mà thực hiện chiến luợc hòa Đông Ngô, đằng này ông còn ném sang một bên, rước thêm thù hận với đồng minh, đẩy bạn thành thù. Ông muốn lập công trạng, tự mình kéo quân đánh Ngụy, ăn được vài lệnh lớn ( Dìm chết 7 đạo quân, bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức) nên càng chủ quan, kiêu bạc, khi quân sư Mã Lương nhắc nhở phòng bị Kinh Châu thì còn lớn tiếng " đàn chuột nhắt Giang Đông dám sao?" mà chuột nhắt Giang Đông là ai ? là hậu duệ của bậc kiêu hùng số 1 trong lich sử Trung Quốc: Tây Sở bá Vương Hạng Vũ đấy nhé ! Chứng tỏ ông không nắm đuợc chu kỳ biến động, không biết mình đang ở vị thế nào, đã trượt ra khỏi magic-box quá xa rồi, rơi vào thế vu hồi mà vẫn tưởng đang còn cứu giá!
( Khổ, giá như hồi đó có topic này cho ông đọc thì có lẽ đâu đến nỗi...):D:D
vậy nên ông khinh địch, đương đầu cả 2 bên khác nào chơi full tài khoản, đã buy gold đồng thời sell UJ luôn không đặt cắt lỗ , nên khi cháy là một phát đi luôn, bay sạch sành sanh, làm cụt luôn nửa vốn của Lưu Bị, làm thế của Thục suy luôn từ đó, làm mất luôn chân trụ của Nhà Thục trong bước đường sự nghiệp phục hưng Hán thất.
Nên mới nói tội của ông là số 1 trong vụ này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vụ mất Kinh Châu ở đây không phải nói về vụ Lưu Bị ba lần từ chối khi Lưu Biểu nhường ấn tín thái thú Kinh Châu ( một lần dở trong nhiều lần dở của Lưu Bị), mà muốn nói về Quan Vũ, ông này ngoài những điểm tốt đẹp được người đời ca tụng thì còn là một người kiêu căng, ngạo mạn một cách quá đáng, tầm nhìn thiển cận. Khi đó thế thiên hạ chia ba chân vạc, nhưng thế của nhà Ngụy mạnh nhất, chiến lược của Khổng Minh đề ra từ đầu cho nhà Thục là "đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào Tháo" Nhưng ông quá ảo tưởng sức mạnh của mình, sẵn sàng cự cả hai thằng một lúc như kiểu tay trade già dặn, trăm lệnh trăm thắng, từng có đánh nhân 6 lần tài khoản trong một ngày ( qua 5 ải chém 6 tướng), ăn một lần 2 lệnh gold 300 lot; một lệnh ăn 300 pip; một lệnh 500 pip ( Chém Nhan Lương, chém Văn Sú), đi ngược chiến lược quan trọng của Khổng Minh, đến mức Tôn Quyền cho người cầu hôn con gái Quan Vũ cho con trai mình thì bị mắng " con hổ sao lấy chó bao giờ"? Mà chó là ai? là Tôn Quyền vua của 81 quận Quang Đông, con Tôn Kiên em của Tôn Sách, dòng dõi công hầu lừng lẫy chín châu , đất Giang Đông linh nhân kiệt ngời ngời mà ông lại coi như rơm như rác..., lẽ ra ông phải nhân cơ hội đó mà thực hiện chiến luợc hòa Đông Ngô, đằng này ông còn ném sang một bên, rước thêm thù hận với đồng minh, đẩy bạn thành thù. Ông muốn lập công trạng, tự mình kéo quân đánh Ngụy, ăn được vài lệnh lớn ( Dìm chết 7 đạo quân, bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức) nên càng chủ quan, kiêu bạc, khi quân sư Mã Lương nhắc nhở phòng bị Kinh Châu thì còn lớn tiếng " đàn chuột nhắt Giang Đông dám sao?" mà chuột nhắt Giang Đông là ai ? là hậu duệ của bậc kiêu hùng số 1 trong lich sử Trung Quốc: Tây Sở bá Vương Hạng Vũ đấy nhé ! Chứng tỏ ông không nắm đuợc chu kỳ biến động, không biết mình đang ở vị thế nào, đã trượt ra khỏi magic-box quá xa rồi, rơi vào thế vu hồi mà vẫn tưởng đang còn cứu giá!
( Khổ, giá như hồi đó có topic này cho ông đọc thì có lẽ đâu đến nỗi...):D:D
vậy nên ông khinh địch, đương đầu cả 2 bên khác nào chơi full tài khoản, đã buy gold đồng thời sell UJ luôn không đặt cắt lỗ , nên khi cháy là một phát đi luôn, bay sạch sành sanh, làm cụt luôn nửa vốn của của Lưu Bị, làm thế của Thục suy luôn từ đó, làm mất luôn chân trụ của Nhà Thục trong bước đường sự nghiệp phục hưng Hán thất.
Nên mới nói tội của ông là số 1 trong vụ này.
auphinhnhanh.com_images_2017_04_16_2_6.jpg

OH, TẠI HẠ BÁI PHỤC , BÁI PHỤC
Tiểu nhân có mắt như mù, gặp được cao nhân mà ko biết .
Cao nhân am hiểu thời thế quá đi.
Phen này giang sơn nhà Forex ắt phải về tay ta...kkk
 
2. Tuyệt trung – Thánh võ Quan Công
Quan Vũ (關 羽), tên chữ ban đầu là Trương Sinh, sau đó đổi là Vân Trường là một trong ba tam tuyệt của Tam Quốc, là anh em kết nghĩa với Lưu Hoàng Thúc từ thưở đào viên kết nghĩa, trảm giặc khăn vàng. Hình tượng Quan Công oai phong lẫm liệt với “mặt đỏ râu dài, măt phượng mày ngài, cưỡi ngựa xích thố, tay cầm thanh long đao nặng 82 cân”, hoặc “chong đèn tựa kỷ, ngồi vuốt râu đọc Xuân Thu”… là hình tượng ảnh hưởng đến hầu hết các dân tộc bị ảnh hưởng bởi Trung Hoa. Ta có thể gặp các tượng Quan Công ở khắp Hà Nội, vào đền Ngọc Sơn sẽ thấy thờ Võ Thánh Quan Công… Người Trung Hoa phong Quan Công là Vũ Thánh, hay mệnh là Vũ Khúc Tinh, thờ Quan Vũ với hàng câu đối:
Bộ mặt đỏ giữ tấm lòng son, cưỡi ngựa xích thố suốt đời không quên lòng vua đỏ
Tay cầm thanh long đao uyển nguyệt, đọc sử xanh
(Xin lỗi ai có cuốn Tam Quốc thì làm ơn post hộ câu đối này nhé, tại hạ không nhớ hết, ít chữ mà).
View attachment 11796
Thánh Quan (Thánh Võ).
Xích diện bỉnh xích tâm, kỵ Xích thố truy phong, trì khu thời, vô vong Xích đế
Thanh đăng quang thanh sử, trượng thanh long yển nguyệt, ẩn vi xứ, bất quý thanh thiên

(Mặt đỏ lòng son, cưỡi Xích thố như gió, khi rong ruổi không quên vua Đỏ.)
Đèn xanh xem sử xanh, nương thanh long yển nguyệt, chốn ẩn vi chẳng thẹn với trời xanh)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 731 Xem / 37 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 17 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 190 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 370 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,740 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,336 Xem / 58 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên