Tăng ưu thế giao dịch bằng checklist như một chuyên gia trong 8 bước đơn giản - Phần 2

Tăng ưu thế giao dịch bằng checklist như một chuyên gia trong 8 bước đơn giản - Phần 2

Tăng ưu thế giao dịch bằng checklist như một chuyên gia trong 8 bước đơn giản - Phần 2

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,952
Chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận 4 bước còn lại trong checklist nhé.

8-step-checklist.png


CHECKLIST #5 - NẾU BẠN SAI, THOÁT LỆNH Ở ĐÂU?

Bây giờ bạn đang thắc mắc, làm thế nào để biết khi nào tôi sai?

Câu trả lời rất đơn giản. Bạn sai khi bạn không đúng. Đùa thôi! Khi mà thiết lập ban đầu của bạn vô giá trị.

Tôi sẽ cho bạn xem 1 vài ví dụ:

#5 - 1.jpg


Nếu bạn BUY vì kỳ vọng nó sẽ breakout thì khi giá quay đầu trở lại và đóng cửa bên dưới chỗ breakout có nghĩa là bạn đã sai.

#5 - 2.jpg


Nếu bạn BUY vì kỳ vọng xu hướng sẽ tiếp diễn, thì khi giá xuyên thủng đường trendline này có nghĩa là bạn đã sai.

#5 - 3.jpg


Nếu bạn BUY vì bạn kỳ vọng hỗ trợ này sẽ được giữ được giá thì khi nó bị xuyên thủng có nghĩa là bạn đã sai.

Lúc đó, không còn việc gì khác ngoài việc cắt lỗ. Sau đó ngồi ngoài nhận định thị trường hoặc tìm kiếm một cơ hội khác. Do đó, stoploss nên đặt ở những nơi như vậy, để khi bạn sai thì có thể dừng việc sai của bạn trước khi nó tồi tệ hơn.

Bài viết này của tôi chỉ nói về checklist, tức là bạn phải có một phương án dừng lỗ nếu bạn sai. Còn dừng lỗ như thế nào thì mời xem các topic khác như So sánh 6 phương pháp đặt stoploss hiệu quả nhất.

CHECKLIST #6 - NẾU BẠN ĐÚNG, THOÁT LỆNH Ở ĐÂU?

Thành thật mà nói, thì bạn sẽ không bao giờ có được một điểm chốt lời cố định, tại vì bạn không thể biết đỉnh đáy của giá nằm chính xác chỗ nào. Thay vào đó, điểm thoát lệnh của bạn sẽ dựa trên những mục tiêu của bạn và một số công cụ kỹ thuật dành cho bạn. Sau đây là một số công cụ hữu ích dành cho chúng ta:

+ Kháng cự / hỗ trợ

+ Quá mua / quá bán RSI hoặc các chỉ báo động lượng khác

+ Trailing stop.

Có lẽ ba công cụ này quá quen thuộc với anh em chúng ta. Tôi sẽ không nói lại nữa. Bài hôm nay chỉ nhắc lại cho mọi người 1 lần nữa 3 công cụ đơn giản nhưng cực kỳ mạnh mẽ này. Chúng ta không nên bỏ quên chúng.

CHECKLIST #7 - BẠN CÓ BIẾT CÁCH QUẢN LÝ LỆNH GIAO DỊCH KHÔNG?

Quản lý giao dịch mang khái niệm rất rộng, có thể nó bao hàm cả toàn bộ bài viết này.
Nhưng quan trọng hơn cả, có 2 thứ cần chú ý:

+ Kỹ thuật scaling in

+ Kỹ thuật scaling out

Tôi nói sơ lược như thế này:

Scaling in

Kỹ thuật scaling in cho phép bạn tăng thêm vị thế (đặt thêm lệnh giao dịch) theo hướng mà bạn đã đặt lệnh ban đầu.

Ví dụ: Bạn mua 1000 cổ phiếu Apple tại giá $100... và sau đó bạn tiếp tục mua thêm 500 cổ phiếu tại giá $150. Và tiếp tục mua thêm nữa.

Có những cách khác nhau để scaling in, mỗi trader sẽ hiểu nó ở các phương diện khác nhau và ứng dụng nó cũng khác nhau. Kỹ thuật scaling in được coi là thông dụng nhất là vào thêm lệnh dựa vào pullback hoặc breakout.

Bạn có thể xem bài viết về scaling in tại đây.

Ưu điểm của scaling in: Nếu xu hướng tăng mạnh, bạn đạt được một khoảng lợi nhuận rất lớn, lớn hơn nhiều so với bạn vào lệnh đơn.

Hạn chế: Đầu tiên là nó sẽ tăng thêm thua lỗ nếu trend của bạn quay đầu chống lại bạn. Do đó, nó nảy sinh thêm hạn chế thứ hai là khó để kiểm soát tâm lý. Nếu một trader chưa quen scaling in thì không nên sử dụng nó quá nhiều. Chỉ nên sử dụng nó thường xuyên khi bạn đã thành thục nó.

Scaling out

Scaling out có nghĩa là bạn sẽ thoát lệnh từng phần thay vì thoát 1 lúc.

Ví dụ: Ban đầu bạn mua 1000 cổ phiếu với giá $100, sau đó bạn chỉ bán 500 cổ phiếu tại $150. Cuối cùng khi giá lên $200 thì bạn mới bạn hết 500 cổ phiếu còn lại.

Có những cách khác nhau để scaling out, mỗi trader sẽ hiểu nó ở các phương diện khác nhau và ứng dụng nó cũng khác nhau. Kỹ thuật scaling out được coi là thông dụng nhất là khi tỷ lệ Reward : Risk đã được thỏa, hoặc thoát lệnh tại kháng cự/ hỗ trợ.

Bạn có thể xem thên bài viết về scaling out tại đây.

Ưu điểm: khóa lợi nhuận vừa bảo toàn được lợi nhuận vừa tạo một tâm lý thoải mái cho trader.

Hạn chế: lợi nhuận thấp hơn so với thoát lệnh 1 cục do bạn giảm dần khối lượng giao dịch khi mà giá vẫn cứ đi theo hướng của bạn.

Nói chung, không có kỹ thuật quản lý giao dịch nào đúng hoặc sai. Chỉ có kỹ thuật nào phù hợp với bạn hơn, hoặc bạn tùy biến nó theo phong cách giao dịch của bạn như thế nào. Scaling in cũng được, Scaling out cũng được, hoặc thậm chí sử dụng cả hai cũng được. Tùy bạn, nhưng trong checklist của bạn nên có những kỳ thuật quản lý giao dịch. Nó sẽ làm tăng khả năng tạo lợi nhuận cho bạn.

Cuối cùng, bạn cần làm quen và sử dụng nó một thời gian trước khi bạn xem nó như một phần trong chiến lược thực sự của mình.

CHECKLIST #8 - BẠN CÓ TUÂN THEO KẾ HOẠCH GIAO DỊCH ĐÃ ĐẶT RA TỪ TRƯỚC

checklist.jpg

Đây là bước cuối cùng trong checklist nhưng cũng là bước quan trọng nhất. Vì tất cả 7 bước chúng ta nói ở trên chính là kế hoạch, và bước thứ 8 này chính là lời cam kết của bạn. 7 điều trên có đảm bảo thực hiện hay không, hay bạn muốn kết cục:

+ Không biết tại sao mình thắng

+ Không biết tại sao mình thua

+ Không biết cách cải thiện tình hình hiện tại

+ Để mặc cho hên xui quyết định công việc.

Nếu bạn "đạt" đủ 4 điều này, bạn đang chơi đánh bài chứ không phải trading.

Bây giờ, làm sao để phát triển 1 kế hoạch giao dịch toàn diện?

Bạn sẽ phát triển nó với 7 câu hỏi:

Câu hỏi 1: Bạn giao dịch ở khung thời gian nào? - Bạn buộc phải xác định được khung thời gian. Bạn là scalper, day trader, swing trader hay positon trader. Hãy xác định nó thật kỹ dựa trên tính cách và lợi thế của mình.

Câu hỏi 2: Bạn giao dịch ở thị trường nào? - Có thể là forex, chứng khoán, thị trường tương lai,... Có những người không giao dịch được ở forex nhưng trên thị trường chứng khoán thì rất thành công.

Câu hỏi 3: Bạn đặt bao nhiêu rủi ro cho mỗi giao dịch? - Checlist #1 - Khuyên bạn nên đặt tỷ lệ từ 1% - 2%

Câu hỏi 4: Bạn giao dịch dựa trên nào điều kiện nào? - Checklist #2 #3

Câu hỏi 5: Bạn sẽ đặt lệnh ở đâu? - Checklist #4

Câu hỏi 6: Bạn đặt stoploss chỗ nào? - Checklist #5

Câu hỏi 7: Bạn đặt takeprofit chỗ nào? - Checklist #6.

Trên đây là toàn bộ những gì cần làm để lập 1 checklist và 1 kế hoạch giao dịch cơ bản. Bạn đã có checklist như thế này chưa? Hay bạn có checklist ngon lành hơn nữa? Hãy chia sẻ với anh em TraderViet.

Xem thêm:

>> Tăng ưu thế giao dịch bằng checklist như một chuyên gia trong 8 bước đơn giản - Phần 1


 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 104 Xem / 1 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,892 Xem / 14 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 677 Xem / 42 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 192 Xem / 19 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,430 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên