Tăng vốn ngân hàng và áp lực nợ công là những thách thức của năm 2020

Tăng vốn ngân hàng và áp lực nợ công là những thách thức của năm 2020

Tăng vốn ngân hàng và áp lực nợ công là những thách thức của năm 2020
11
55
Nói về kỳ vọng và động lực của năm 2020, ông Nguyễn Tú Anh cho rằng, năm 2019 động lực bị tắc nghẽn lớn nhất là đầu tư công nhưng năm 2020 các vấn đề này sẽ được giải quyết.

Sáng 6/1, diễn đàn đầu tư và phát triển kinh doanh Việt Nam 2020 với chủ đề "Cơ hội tăng tốc và bứt phá" được tổ chức tại TP HCM.

Thị trường tài chính trong năm 2019 gấp 3 lần quy mô nền kinh tế

Khái quát về bức tranh kinh tế 2019, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, tại Việt Nam, thị trường tài chính đã chiếm tới 323% GDP năm 2019. Do quy mô đã gấp 3 lần quy mô nền kinh tế, nên nếu có bất kỳ trục trặc nào ở thị trường tài chính thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn.

Năm 2019, thị trường tài chính phát triển tích cực hơn và lành mạnh hơn, đóng góp quan trọng trong phát triển nền kinh tế. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã có sự phối hợp nhuần nhuyễn hơn, giảm bớt phát hành trái phiếu lãng phí, lượng cung tiền ra nền kinh tế tốt, đảm bảo mức lạm phát 2,73%.

Bên cạnh đó, thể chế trong năm qua cũng có nhiều cải thiện, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm được thông qua, Ngân hàng Nhà nước có nhiều chính sách quan trọng liên quan đến lãi suất, thanh khoản, tín dụng.

Trong năm qua, huy động vốn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp khá tốt, với 250 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với 2018. Huy động 314 nghìn tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu, tăng 13% so với năm trước.

Tín dụng tăng 13,7%, đây là mức tăng trưởng tương đối tích cực, và đang được điều chỉnh giảm dần. Hiện tín dụng vẫn chiếm 135% GDP, mức tương đối cao so với quy mô nền kinh tế cũng như mức độ phát triển kinh tế.

Về chất lượng tín dụng, chất lượng các khoản vay đang tốt lên. Kết thúc năm 2019, nợ xấu nội bảng giảm về 1,89%, gộp cả nợ xấu tiềm ẩn, nợ ở VAMC nữa là khoảng 4,6%. Theo đó, kế hoạch đưa nợ xấu về dưới 3% vào năm 2020 là tương đối khả thi.

Về thị trường cổ phiếu, năm vừa rồi, cổ phiếu nhóm công nghệ và viễn thông có diễn biến tốt nhất trên sàn chứng khoán khi tăng tới 36,7%, lĩnh cực ngân hàng bảo hiểm tăng 20%, riêng nhóm công ty chứng khoán thì không thuận lợi lắm khi giảm 16,3%.

Ngân hàng số và fintech đang phát triển mạnh mẽ. Hiện có tới 94% ngân hàng đã hình thành chiến lược phát triển ngân hàng số, thanh toán qua mobile banking tăng mạnh.

aimages.vietnamdaily.net.vn_zoom_800_uploaded_nguyenphuong_2020a7a2e053256d81af8a26711cb24bfce.jpg
Hội thảo "Kinh tế Việt Nam - Cơ hội tăng tốc và bứt phá" diễn ra sáng 6/1.
[TBODY] [/TBODY]

Năm 2020, điểm nghẽn đầu tư công sẽ được giải quyết

Từ cả hai góc độ của người vừa “vẽ” và ngắm” bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2019, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, năm 2019 vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam phát triển.

Thứ nhất là dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh, vốn đăng ký mới đạt gần 17 tỷ USD, làm cho áp lực về vốn đối với nền kinh tế giảm đi. Khi dòng vốn ổn định thì lãi suất cũng ổn định hơn, điều này giúp nền tảng vĩ mô ổn định.

Điểm nổi bật nhất của năm 2019 là sự bứt phá của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh thương mại toàn cầu đi xuống, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước vẫn tăng trưởng 8%. Các doanh nghiệp tư nhân đang xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn, thậm chí có doanh nghiệp tư nhân đã xuất khẩu cả máy móc.

Năm 2019 thặng dư thương mại trên 10 tỷ USD, khiến dự trữ ngoại hối tăng. Từ 2011 đến nay, Việt Nam liên tục thặng dư cán cân thương mại vãng lãi, đây là điều kiện kinh tế quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng vốn rẻ rồi dần chuyển sang tăng trưởng theo chiều sâu.

Nói về kỳ vọng và động lực của năm 2020, ông Nguyễn Tú Anh cho rằng, năm 2019 động lực bị tắc nghẽn lớn nhất là đầu tư công nhưng năm 2020 các điểm nghẽn này sẽ được giải quyết, nên sẽ được giải ngân nhiều hơn.

Năm 2018 ra Nghị định 20 có hiệu lực chỉ còn một tháng, đến 2019 đã được giải quyết và năm 2020 có thể tăng giải ngân đầu tư công đồng thời kích hoạt được dòng vốn tư nhân.

Đâu là những thách thức chính cho năm 2020?

Về thách thức, TS. Cấn Văn Lực cho rằng năm tới sẽ có 4 thách thức chính.

Thứ nhất, thể chế cho kinh tế số, ngân hàng số quá chậm, cơ sở dữ liệu quốc gia cũng như của mỗi doanh nghiệp còn phân tán.

Thứ hai, rủi ro bên ngoài ngày càng phức tạp, năm tới sẽ ảnh hưởng tới giá dầu, giá vàng, tỷ giá…
Thứ ba là vấn đề tăng vốn cho các ngân hàng, áp lực trả nợ công.

Thứ tư, là vấn đề an ninh mạng. Năm 2019, số vụ tấn công mạng đã tăng 104%, trong khi đó, chỉ có 25% doanh nghiệp nói có khả năng nhận biết rủi ro an ninh mạng. Rủi ro tài chính đang đan xen, nhưng chưa có đầu mối chung để phòng ngừa cũng như quản lý, đây là rủi ro hệ thống.

“Chúng ta sẽ quản lý nền kinh tế tài chính như nào trong bối cảnh đã có tới 58 ngân hàng đang nghiên cứu thành lập đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình?” – ông Lực nói.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 53 Xem / 4 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 180 Xem / 11 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 467 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,553 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 446 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên