Tất tần tật về đồ thị RRG - Chuyển vị xoay tương đối: Thị trường ngoại hối (Phần 2)

Tất tần tật về đồ thị RRG - Chuyển vị xoay tương đối: Thị trường ngoại hối (Phần 2)

Tất tần tật về đồ thị RRG - Chuyển vị xoay tương đối: Thị trường ngoại hối (Phần 2)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,803
84,116
Xin chào toàn thể anh em,

Ngày hôm nay chúng ta lại cùng nhau nghiên cứu về đồ thị RRG hay còn gọi là đồ thị Chuyển vị xoay tương đối. Phần giới thiệu về đồ thị này đã được mình viết khá rõ ràng trong bài viết trước. Anh em nào chưa nghiên cứu có thể đọc lại bài viết theo link phía dưới:

https://traderviet.org/threads/tat-...tuong-doi-gioi-thieu-va-cau-tao-phan-i.43915/

Bài viết hôm nay mình tính giới thiệu về các thành phần cấu tạo nên đồ thị này để anh em có thể hiểu sâu hơn. Tuy nhiên, do tình hình khá là "làm biếng", nên tạm thời mình sẽ giới thiệu về cách set-up cũng như là chọn "benchmark" cho thị trường Ngoại hối trước, anh em có thể vào vọc vạch để hiểu thêm về công cụ này.

Đầu tiên, mình hiện đang dùng đồ thị này trên website Stockcharts.com, anh em có thể click vào link dưới tiếp theo để sử dụng thử:

https://stockcharts.com/freecharts/rrg/

Còn bây giờ chúng ta sẽ đi chi tiết vào nội dung:

1. Benchmark là gì?


Khá đơn giản, benchmark là điểm chuẩn, trong tài chính thì chúng ta có thể gọi là tài sản mốc hay tài sản so sánh cũng được. Đối với thị trường chứng khoán hay crypto thì benchmark khá đơn giản, đó là các chỉ số chung hoặc chỉ số ngành, như SPX, DJ,....hoặc là Bitcoin và USDT. Tuy nhiên đối với thị trường ngoại hối, các cặp tiền vốn đã có một "benchmark" riêng của nó, đó chính là đồng tiền định giá hay là đồng tiền cơ sở. Chính vì đặc tính này nên khá khó khăn để Julius de Kempenaer phát triển công cụ này cho thị trường Ngoại hối, nhưng cuối cùng ông đã thành công khi thiết lập 1 "benchmark" tĩnh với giá trị là không đổi cho tất cả các cặp tiền - Benchmark này có mã là $ONE - hay chúng ta có thể xem nó như là 1.

upload_2020-9-28_19-33-16.png


Trên đây là đồ thị tương quan của các cặp tiền với benchmark là $ONE và mình cũng đã thiết lập các cặp tiền cùng với benchmark sẵn cho anh em, anh em có thể click vào link bên dưới, đăng ký thành viên và trải nghiệm (Anh em nhớ đăng ký thành viên nhé). Nhìn qua đồ thị thì chắc anh em cũng đã rõ rồi, nó là đồ thị so sánh tương quan của các đồng tiền chính trong nhóm G10 với đồng USD là đồng tiền cơ sở:

>>>>Link để xài đồ thị:

https://stockcharts.com/freecharts/...&y=1&t=5&r=97.62,105.57,98.65,102.81&f=tail,d

2. Đối với những cặp tiền chéo thì sao?


upload_2020-9-28_19-46-24.png


Khá đơn giản, với những cặp chéo thì chúng ta cũng sẽ giữ nguyên benchmark đồng thời thay đổi các cặp tỷ giá phía là được. Trong ví dụ phía trên nó là sự so sánh tương quan của các đồng tiền với đồng tiền định giá (đồng tiền cơ sở) là GBP. Tương tự, anh em nào muốn so sánh tương quan của đồng tiền nào thì chỉ việc thay đổi cái đồng tiền định giá đứng phía sau, còn benchmark thì được giữ nguyên. Phía dưới là link mà mình sử dụng để so sánh tương quan của các đồng tiền với GBP:

https://stockcharts.com/freecharts/...5&c=true&r=97.66,102.34,98.05,101.95&f=tail,d

Okay, trên đây là những gì cần thiết cho thị trường Ngoại hối, anh em hãy mở đồ thị ra, kết hợp với những gì mình đã giới thiệu trong phần I và có những trải nghiệm riêng cho bản thân nhé!

Chúc anh em thành tựu!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chắc phải đợi chủ thớt kết thúc lý thuyết rồi làm vài bài hướng dẫn thực tiễn cho ae mới hiểu rõ được, mong lung quá
 
Chắc phải đợi chủ thớt kết thúc lý thuyết rồi làm vài bài hướng dẫn thực tiễn cho ae mới hiểu rõ được, mong lung quá

Cấu trúc bên ngoài của đồ thị gồm 1 hình vuông, và được chia nhỏ hơn thành 4 hình vuông khác nhau. Anh em để ý 4 chữ cái nằm ở 4 góc của đồ thị, nó mang ý nghĩa như sau:
  • Dẫn đầu (Xanh lá cây) - sức mạnh tương đối của tài sản so sánh so với tài sản cột mốc là mạnh và động lượng cũng mạnh mẽ
  • Suy yếu (Vàng) - sức mạnh tương đối của tài sản so sánh so với tài sản cột mốc là mạnh nhưng động lượng đã suy yếu
  • Trễ (Đỏ) - sức mạnh tương đối yếu và động lượng đều yếu
  • Cải thiện (Xanh lam) - sức mạnh tương đối yếu nhưng động lượng đang được cải thiện.
Những điều này có ý nghĩa là gì? Nó có ý nghĩa là, nếu một tài sản đang rơi vào vùng màu xanh da trời hoặc xanh lá cây, nó cho thấy đó là 1 tài sản đang MẠNH HƠN so với tài sản so sánh, và tất nhiên, nếu chúng ta muốn mua lên, hãy chọn những tài sản này. Ngược lại, nếu một tài sản rơi vào vùng màu vàng hoặc đỏ, nó cho thấy tài sản đó đang hoặc sẽ YẾU HƠN so với tài sản so sánh, trong trường hợp này chúng ta sẽ chọn không mua hoặc bán ra.

Trong bài 1 bạn chỉ cần nắm mấy ý chính này là đc! rồi mở đồ thị lên xem thôi!
 
Cái này giống cycle của currency bạn nhỉ.
Nó chính là 1 dạng đấy, 1 vòng xoay của nó là mạnh-suy yếu-cực yếu-phục hồi.

Nhìn vào vận tốc rồi cách mà các cặp tỷ giá chuyển động thì mỗi nhà phân tích sẽ có 1 cái nhìn riêng bác ạ!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 308 Xem / 27 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 84 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên