Technical Analysis Explained của Martin J Pring - Chương 10: Yếu tố động lượng (Phần 2)

Technical Analysis Explained của Martin J Pring - Chương 10: Yếu tố động lượng (Phần 2)

Technical Analysis Explained của Martin J Pring - Chương 10: Yếu tố động lượng (Phần 2)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,805
84,126
Xin chào anh em,

Mời anh em đến với phần tiếp theo của chương 10 - nói về động lượng của cuốn sách Technical Analysis Explained do cô @damthianhthu gửi!

Chỉ báo ROC


Cách đơn giản nhất để đo lường động lượng đó là tính toán tỷ lệ biến thiên của giá một cổ phiếu thay đổi qua một khoảng thời gian xác định, và chỉ báo ROC là một chỉ báo như thế. Ví dụ, để cấu thành ROC với chu kỳ 10 tuần, chúng ta sẽ lấy mức giá hiện tại chia cho giá của 10 tuần trước đó. Giả sử giá đóng cửa gần nhất là 965 và mức giá đóng cửa của 10 tuần trước đó là 985 thì ROC sẽ cho kết quả là 98 (965/985*100). Tiếp tục như thế, chúng ta sẽ lấy giá đóng cửa của tuần tiếp theo chia cho giá đóng cửa của 9 tuần trước đó để tính ra giá trị ROC của tuần tiếp theo (Thể hiện ở bảng 10.1). Kết quả chúng ta sẽ có một chuỗi các điểm kết nối dao động xung quanh một đường trung tâm. Đường kẻ ngang đại diện cho một trạng thái cân bằng mà tại đó giá không thay đổi so với 10 tuần trước đó. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng nếu giá của một mặt hàng không thay đổi, chỉ báo ROC sẽ nằm trên một đường ngang như thế.

1.jpg

Bảng 10.1

Khi chỉ báo ROC nằm trên đường cân bằng, giá của mặt hàng đó đang tăng cao hơn so với 10 tuần trước đó. Nếu chỉ báo ROC hướng lên, khoảng biến thiên giữa giá hiện tại và giá 10 tuần trước đó cũng đang được gia tăng. Nếu nó nằm trên đường cân bằng nhưng lại hướng xuống, giá hiện thời vẫn đang cao hơn so với 10 tuần trước đó nhưng mức độ biến thiên đã giảm. Khi ROC nằm dưới đường cân bằng và hướng lên, giá hiện tại thấp hơn so với 10 tuần trước nhưng mức độ biến thiên đã giảm. (Mức độ biến thiên đo lường khoảng cách giữa giá hiện tại và giá trong quá khứ, độ biến thiên tăng có nghĩa là khoảng cách đã được thu hẹp và ngược lại – MA)

Nói tóm lại, khi chỉ báo ROC gia tăng, nó đại diện cho sự tăng trưởng của vận tốc giá. Trong khi đó, sự suy giảm của chỉ báo này đại diện cho sự giảm tốc của vận tốc giá. Sự tăng trưởng vận tốc giá ở đây có thể được xem như là một yếu tố trong thị trường bò và ngược lại.

Chỉ báo ROC cũng có thể được tính toán bằng cách sử dụng phương pháp khử, điều này có nghĩa là chúng ta sẽ sử dụng phép trừ thay vì phép chia với giá của N khoảng thời gian trước đó. Chỉ báo này cũng được gọi là chỉ báo Momentum trong một số nền tảng giao dịch. Đối với cá nhân tôi thì tôi sẽ sử dụng chỉ báo được tính toán bằng phép chia vì nó được thể hiện tỷ lệ đồng nhất thay vì phép trừ.

Có 2 cách để thể hiện ROC trên đồ thị. Tất nhiên, phương pháp tính toán ở đây không ảnh hưởng tới chỉ báo và nó chỉ có mục đích tránh cho các bạn sự bối rối khi gặp hai dạng chỉ báo đó trong thực tế giao dịch. Cách đầu tiên được mô tả trong bảng 10.1, với 100 là điểm cân bằng. Chúng ta sẽ tính toán chỉ báo ROC theo ví dụ phía trên và chỉ đơn giản là đưa nó xuống phía bên dưới biểu đồ (Xem hình minh họa 10.1)

2.jpg

Hình minh họa 10.1

Cách thứ hai là chúng ta sẽ sử dụng các con số trên để tính toán sự khác biệt giữa ROC và mức 100 đồng thời so sánh nó với mức 0. Trong trường hợp này, 101 sẽ cho ra con số +1, 102 sẽ là +2, 98 sẽ là -2,…. (Xem hình minh họa 10.2)

3.jpg

Hình minh họa 10.2

Chọn lựa chu kỳ:



4.jpg

Đồ thị 10.1

Chọn lựa chu kỳ chính xác khá là quan trọng. Đối với xu hướng dài hạn, số chu kỳ là 12 tháng hay 52 tuần nhìn chung sẽ cho độ tín cậy cao nhất, mặc dù chu kỳ 24 hoặc 18 tháng cũng chứng minh được sự hữu dụng. Đối với xu hướng trung hạn, chu kỳ 9 tháng, 26 tuần (6 tháng), hoặc 13 tuần (3 tháng) hoạt động khá tốt. Chu kỳ bé nhất thường được sử dụng là 10, 20, 25, 30 ngày. Để xem xét xu hướng ngắn/trung hạn chúng ta thường sử dụng chu kỳ 45 ngày (9 tuần) và 65 ngày (13 tuần)
Bằng cách này, đường xu hướng, mô hình giá và sự phân kỳ có thể không xuất hiện trên chỉ báo này nhưng sẽ có thể xuất hiện đối với chỉ báo sử dụng số chu kỳ khác. Các dấu hiệu đảo chiều xu hướng ở một số chỉ báo được cấu thành từ với những chu kỳ khác nhau cung cấp cho chúng ta nhiều dấu hiệu hơn trong phân tích. Điều này được minh họa trên đồ thị 10.1.

Tạm thời phần 2 sẽ dừng ở đây. Anh em thông cảm là do sách photo (Mình không có bản Pdf) nên hình có một chút khó nhìn. Bên cạnh đó việc dịch trực tiếp nó hơi mỏi mắt nên anh em thong thả đợi phần tới nhé!

Chúc anh em nghiên cứu tốt,​

Nguồn: Martin J Pring
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin chào anh em,

Mời anh em đến với phần tiếp theo của chương 10 - nói về động lượng của cuốn sách Technical Analysis Explained do cô @damthianhthu gửi!

Chỉ báo ROC


Cách đơn giản nhất để đo lường động lượng đó là tính toán tỷ lệ biến thiên của giá một cổ phiếu thay đổi qua một khoảng thời gian xác định, và chỉ báo ROC là một chỉ báo như thế. Ví dụ, để cấu thành ROC với chu kỳ 10 tuần, chúng ta sẽ lấy mức giá hiện tại chia cho giá của 10 tuần trước đó. Giả sử giá đóng cửa gần nhất là 965 và mức giá đóng cửa của 10 tuần trước đó là 985 thì ROC sẽ cho kết quả là 98 (965/985*100). Tiếp tục như thế, chúng ta sẽ lấy giá đóng cửa của tuần tiếp theo chia cho giá đóng cửa của 9 tuần trước đó để tính ra giá trị ROC của tuần tiếp theo (Thể hiện ở bảng 10.1). Kết quả chúng ta sẽ có một chuỗi các điểm kết nối dao động xung quanh một đường trung tâm. Đường kẻ ngang đại diện cho một trạng thái cân bằng mà tại đó giá không thay đổi so với 10 tuần trước đó. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng nếu giá của một mặt hàng không thay đổi, chỉ báo ROC sẽ nằm trên một đường ngang như thế.

View attachment 133859
Bảng 10.1

Khi chỉ báo ROC nằm trên đường cân bằng, giá của mặt hàng đó đang tăng cao hơn so với 10 tuần trước đó. Nếu chỉ báo ROC hướng lên, khoảng biến thiên giữa giá hiện tại và giá 10 tuần trước đó cũng đang được gia tăng. Nếu nó nằm trên đường cân bằng nhưng lại hướng xuống, giá hiện thời vẫn đang cao hơn so với 10 tuần trước đó nhưng mức độ biến thiên đã giảm. Khi ROC nằm dưới đường cân bằng và hướng lên, giá hiện tại thấp hơn so với 10 tuần trước nhưng mức độ biến thiên đã giảm. (Mức độ biến thiên đo lường khoảng cách giữa giá hiện tại và giá trong quá khứ, độ biến thiên tăng có nghĩa là khoảng cách đã được thu hẹp và ngược lại – MA)

Nói tóm lại, khi chỉ báo ROC gia tăng, nó đại diện cho sự tăng trưởng của vận tốc giá. Trong khi đó, sự suy giảm của chỉ báo này đại diện cho sự giảm tốc của vận tốc giá. Sự tăng trưởng vận tốc giá ở đây có thể được xem như là một yếu tố trong thị trường bò và ngược lại.

Chỉ báo ROC cũng có thể được tính toán bằng cách sử dụng phương pháp khử, điều này có nghĩa là chúng ta sẽ sử dụng phép trừ thay vì phép chia với giá của N khoảng thời gian trước đó. Chỉ báo này cũng được gọi là chỉ báo Momentum trong một số nền tảng giao dịch. Đối với cá nhân tôi thì tôi sẽ sử dụng chỉ báo được tính toán bằng phép chia vì nó được thể hiện tỷ lệ đồng nhất thay vì phép trừ.

Có 2 cách để thể hiện ROC trên đồ thị. Tất nhiên, phương pháp tính toán ở đây không ảnh hưởng tới chỉ báo và nó chỉ có mục đích tránh cho các bạn sự bối rối khi gặp hai dạng chỉ báo đó trong thực tế giao dịch. Cách đầu tiên được mô tả trong bảng 10.1, với 100 là điểm cân bằng. Chúng ta sẽ tính toán chỉ báo ROC theo ví dụ phía trên và chỉ đơn giản là đưa nó xuống phía bên dưới biểu đồ (Xem hình minh họa 10.1)

View attachment 133858
Hình minh họa 10.1

Cách thứ hai là chúng ta sẽ sử dụng các con số trên để tính toán sự khác biệt giữa ROC và mức 100 đồng thời so sánh nó với mức 0. Trong trường hợp này, 101 sẽ cho ra con số +1, 102 sẽ là +2, 98 sẽ là -2,…. (Xem hình minh họa 10.2)

View attachment 133857
Hình minh họa 10.2

Chọn lựa chu kỳ:



View attachment 133856
Đồ thị 10.1

Chọn lựa chu kỳ chính xác khá là quan trọng. Đối với xu hướng dài hạn, số chu kỳ là 12 tháng hay 52 tuần nhìn chung sẽ cho độ tín cậy cao nhất, mặc dù chu kỳ 24 hoặc 18 tháng cũng chứng minh được sự hữu dụng. Đối với xu hướng trung hạn, chu kỳ 9 tháng, 26 tuần (6 tháng), hoặc 13 tuần (3 tháng) hoạt động khá tốt. Chu kỳ bé nhất thường được sử dụng là 10, 20, 25, 30 ngày. Để xem xét xu hướng ngắn/trung hạn chúng ta thường sử dụng chu kỳ 45 ngày (9 tuần) và 65 ngày (13 tuần)
Bằng cách này, đường xu hướng, mô hình giá và sự phân kỳ có thể không xuất hiện trên chỉ báo này nhưng sẽ có thể xuất hiện đối với chỉ báo sử dụng số chu kỳ khác. Các dấu hiệu đảo chiều xu hướng ở một số chỉ báo được cấu thành từ với những chu kỳ khác nhau cung cấp cho chúng ta nhiều dấu hiệu hơn trong phân tích. Điều này được minh họa trên đồ thị 10.1.

Tạm thời phần 2 sẽ dừng ở đây. Anh em thông cảm là do sách photo (Mình không có bản Pdf) nên hình có một chút khó nhìn. Bên cạnh đó việc dịch trực tiếp nó hơi mỏi mắt nên anh em thong thả đợi phần tới nhé!

Chúc anh em nghiên cứu tốt,​

Nguồn: Martin J Pring
quyển này cô thuê dịch toàn bộ cuốn gồm 31 chương từ năm 2009 . tuy nhiên họ không có chuyên môn nên dùng từ và thể hiện không chuẩn lắm. nếu cháu đọc không rõ cô gửi vào cho cháu bản họ dich nhé. ( nếu cháu thấy việc cô gửi tiện cho cháu ) . và cho lại cô địa chỉ vào mail của cô . Cô phô to và chuyển vào cho cháu nhé.
 
quyển này cô thuê dịch toàn bộ cuốn gồm 31 chương từ năm 2009 . tuy nhiên họ không có chuyên môn nên dùng từ và thể hiện không chuẩn lắm. nếu cháu đọc không rõ cô gửi vào cho cháu bản họ dich nhé. ( nếu cháu thấy việc cô gửi tiện cho cháu ) . và cho lại cô địa chỉ vào mail của cô . Cô phô to và chuyển vào cho cháu nhé.

oh hay quá, vậy là cô phải có hàng chục năm kinh nghiệm rồi
 
quyển này cô thuê dịch toàn bộ cuốn gồm 31 chương từ năm 2009 . tuy nhiên họ không có chuyên môn nên dùng từ và thể hiện không chuẩn lắm. nếu cháu đọc không rõ cô gửi vào cho cháu bản họ dich nhé. ( nếu cháu thấy việc cô gửi tiện cho cháu ) . và cho lại cô địa chỉ vào mail của cô . Cô phô to và chuyển vào cho cháu nhé.
Dạ, cô có bản pdf thì tốt ạ, chứ bản photo chắc không cần đâu cô ạ :D
 
Dạ, cô có bản pdf thì tốt ạ, chứ bản photo chắc không cần đâu cô ạ :D
ok cháu . cô muốn giải thích thêm một chút > do phương pháp giao dịch cô đang làm là giao dich theo xu hướng . việc tìm mốc đảo chiều tại đỉnh, đáy hay đoạn giữa cô nhận thấy phần cô nhờ cháu dịch về chỉ báo giúp cho cô có tín hiệu xác nhận. Trong quyển sách này nó có nói rõ về chỉ báo mà trên thị trường cô chưa thấy mọi người đề cập . hiện tại cô đang bị mắc( do họ dùng từ không chuẩn) về mấy vấn đề sau
-Phần các nguyên tắc kỹ thuật chính trong khung mà sách đề cập
-các nguyên
Xin chào anh em,

Mời anh em đến với phần tiếp theo của chương 10 - nói về động lượng của cuốn sách Technical Analysis Explained do cô @damthianhthu gửi!

Chỉ báo ROC


Cách đơn giản nhất để đo lường động lượng đó là tính toán tỷ lệ biến thiên của giá một cổ phiếu thay đổi qua một khoảng thời gian xác định, và chỉ báo ROC là một chỉ báo như thế. Ví dụ, để cấu thành ROC với chu kỳ 10 tuần, chúng ta sẽ lấy mức giá hiện tại chia cho giá của 10 tuần trước đó. Giả sử giá đóng cửa gần nhất là 965 và mức giá đóng cửa của 10 tuần trước đó là 985 thì ROC sẽ cho kết quả là 98 (965/985*100). Tiếp tục như thế, chúng ta sẽ lấy giá đóng cửa của tuần tiếp theo chia cho giá đóng cửa của 9 tuần trước đó để tính ra giá trị ROC của tuần tiếp theo (Thể hiện ở bảng 10.1). Kết quả chúng ta sẽ có một chuỗi các điểm kết nối dao động xung quanh một đường trung tâm. Đường kẻ ngang đại diện cho một trạng thái cân bằng mà tại đó giá không thay đổi so với 10 tuần trước đó. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng nếu giá của một mặt hàng không thay đổi, chỉ báo ROC sẽ nằm trên một đường ngang như thế.

View attachment 133859
Bảng 10.1

Khi chỉ báo ROC nằm trên đường cân bằng, giá của mặt hàng đó đang tăng cao hơn so với 10 tuần trước đó. Nếu chỉ báo ROC hướng lên, khoảng biến thiên giữa giá hiện tại và giá 10 tuần trước đó cũng đang được gia tăng. Nếu nó nằm trên đường cân bằng nhưng lại hướng xuống, giá hiện thời vẫn đang cao hơn so với 10 tuần trước đó nhưng mức độ biến thiên đã giảm. Khi ROC nằm dưới đường cân bằng và hướng lên, giá hiện tại thấp hơn so với 10 tuần trước nhưng mức độ biến thiên đã giảm. (Mức độ biến thiên đo lường khoảng cách giữa giá hiện tại và giá trong quá khứ, độ biến thiên tăng có nghĩa là khoảng cách đã được thu hẹp và ngược lại – MA)

Nói tóm lại, khi chỉ báo ROC gia tăng, nó đại diện cho sự tăng trưởng của vận tốc giá. Trong khi đó, sự suy giảm của chỉ báo này đại diện cho sự giảm tốc của vận tốc giá. Sự tăng trưởng vận tốc giá ở đây có thể được xem như là một yếu tố trong thị trường bò và ngược lại.

Chỉ báo ROC cũng có thể được tính toán bằng cách sử dụng phương pháp khử, điều này có nghĩa là chúng ta sẽ sử dụng phép trừ thay vì phép chia với giá của N khoảng thời gian trước đó. Chỉ báo này cũng được gọi là chỉ báo Momentum trong một số nền tảng giao dịch. Đối với cá nhân tôi thì tôi sẽ sử dụng chỉ báo được tính toán bằng phép chia vì nó được thể hiện tỷ lệ đồng nhất thay vì phép trừ.

Có 2 cách để thể hiện ROC trên đồ thị. Tất nhiên, phương pháp tính toán ở đây không ảnh hưởng tới chỉ báo và nó chỉ có mục đích tránh cho các bạn sự bối rối khi gặp hai dạng chỉ báo đó trong thực tế giao dịch. Cách đầu tiên được mô tả trong bảng 10.1, với 100 là điểm cân bằng. Chúng ta sẽ tính toán chỉ báo ROC theo ví dụ phía trên và chỉ đơn giản là đưa nó xuống phía bên dưới biểu đồ (Xem hình minh họa 10.1)

View attachment 133858
Hình minh họa 10.1

Cách thứ hai là chúng ta sẽ sử dụng các con số trên để tính toán sự khác biệt giữa ROC và mức 100 đồng thời so sánh nó với mức 0. Trong trường hợp này, 101 sẽ cho ra con số +1, 102 sẽ là +2, 98 sẽ là -2,…. (Xem hình minh họa 10.2)

View attachment 133857
Hình minh họa 10.2

Chọn lựa chu kỳ:



View attachment 133856
Đồ thị 10.1

Chọn lựa chu kỳ chính xác khá là quan trọng. Đối với xu hướng dài hạn, số chu kỳ là 12 tháng hay 52 tuần nhìn chung sẽ cho độ tín cậy cao nhất, mặc dù chu kỳ 24 hoặc 18 tháng cũng chứng minh được sự hữu dụng. Đối với xu hướng trung hạn, chu kỳ 9 tháng, 26 tuần (6 tháng), hoặc 13 tuần (3 tháng) hoạt động khá tốt. Chu kỳ bé nhất thường được sử dụng là 10, 20, 25, 30 ngày. Để xem xét xu hướng ngắn/trung hạn chúng ta thường sử dụng chu kỳ 45 ngày (9 tuần) và 65 ngày (13 tuần)
Bằng cách này, đường xu hướng, mô hình giá và sự phân kỳ có thể không xuất hiện trên chỉ báo này nhưng sẽ có thể xuất hiện đối với chỉ báo sử dụng số chu kỳ khác. Các dấu hiệu đảo chiều xu hướng ở một số chỉ báo được cấu thành từ với những chu kỳ khác nhau cung cấp cho chúng ta nhiều dấu hiệu hơn trong phân tích. Điều này được minh họa trên đồ thị 10.1.

Tạm thời phần 2 sẽ dừng ở đây. Anh em thông cảm là do sách photo (Mình không có bản Pdf) nên hình có một chút khó nhìn. Bên cạnh đó việc dịch trực tiếp nó hơi mỏi mắt nên anh em thong thả đợi phần tới nhé!

Chúc anh em nghiên cứu tốt,​

Nguồn: Martin J Pring
Cháu giúp cô đến mục có hình ảnh của hình vẽ 10-4/ 10-5/ 10-6 và các phần nguyên tắc kỹ thuật chính được viết trong khung cháu dịch kỹ cho cô nhé. cô đang bị rối các đoạn đấy/ Cảm ơn cháu nhiều
 
anh An ơi cho e hỏi chút, cái chỉ báo ROC nó có khác nhiều so với RSI không ạ ? tại em vào mt4 không thấy có.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 584 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,221 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 488 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên