Thâm hụt thương mại gia tăng – Trump đang đi về đâu trong mối quan hệ với Trung Quốc và Châu Âu

Thâm hụt thương mại gia tăng – Trump đang đi về đâu trong mối quan hệ với Trung Quốc và Châu Âu

Thâm hụt thương mại gia tăng – Trump đang đi về đâu trong mối quan hệ với Trung Quốc và Châu Âu

quocanh122

Active Member
79
24
Châu Âu và Trung Quốc đang tận dụng nhu cầu nội địa tăng cao của Mỹ, để đẩy mạnh thặng dư trong giao thương với cường quốc này,
Hai nền kinh tế hàng đầu này không dám xem nhẹ những nỗ lực của Trump nhằm giảm cán cân thương mại thiếu cân bằng và kém bền vững của Mỹ
Giới đầu tư nên xem xét nghiêm túc khả năng thị trường sẽ chịu bất ổn do các cuộc chiến thương mại.
Hồi đầu tháng này, tổng thống Donald Trump đã phàn nàn liên tục rằng “Mỹ đã bị các quốc gia khác áp mức giá cắt cổ trong giao thương nhiều năm qua”, bỏ qua không đề cập tới quá trình “hét giá cắt cổ” này vẫn tiếp diễn trong nhiệm kỳ của ông.
Đây là những gì xảy ra với cán cân thương mại nước Mỹ dưới thời ông Trump: Năm ngoái, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ tăng lên thành 810 tỷ USD, mức tăng theo năm là 7,6% so với mức 1,3% năm 2016.
Mức nhập siêu tăng lên một phần là do tăng trưởng kinh tế là 2,3% so với mức 1,5% năm 2016. Tuy nhiên, bất chấp lời hứa của Trump, số liệu thâm hụt thương mại với các đối tác chính của Mỹ không hề có sự giảm xuống nào. Thực tế, năm ngoái, mức tăng thâm hụt nhiều nhất được ghi nhận lần lượt là với Mexico, Canada và Trung Quốc.
Cho đến thời điểm này của năm nay, tình hình nhập siêu có vẻ tồi tệ hơn nhiều. Trong bốn tháng đầu năm, thâm hụt cao hơn 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong cùng khoảng thời gian, số liệu nhập siêu với Liên minh châu Âu và Trung Quốc đã tăng lần lượt 17,5% và 11,6%. Thâm hụt thương mại với Nhật Bản cũng tăng 5,3%.
Trump thách thức ngành thương mại
Một lần nữa, diễn biến tệ hơn trong các tài khoản thương mại được quy cho tốc độ tăng trưởng nhanh hơn đáng kể của Mỹ trong hai quý vừa qua. Nhưng điều này cũng cho thấy, chính sách thương mại của Mỹ không thể kết nối với những thất thoát tăng vọt tới từ kích thích tài chính và tiền tệ khổng lồ của nhu cầu nội địa.
Điều đó hẳn sẽ khiến Trump nổi giận, ông này đặt cược uy tín của mình vào việc giữ lời hứa về các mục tiêu chính sách lớn. Thương mại quốc tế của Mỹ đang trở nên tồi tệ hơn vì Trung Quốc, EU và Nhật Bản dường như không sẵn lòng để Mỹ cắt giảm mức thâm hụt thương mại không bền vững một cách có trật tự.
Ba nền kinh tế này chiếm gần 75% mức thâm hụt 810 tỷ USD của Mỹ, nhưng họ vẫn cáo buộc Washington về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và phá hủy hệ thống thương mại đa phương.
Thái độ đó là điều mà người ta có thể dự đoán từ Trung Quốc, nhưng không phải từ những nước có vẻ là đồng minh thân thiện với Mỹ như Liên minh châu Âu và Nhật Bản.
Đối với Trung Quốc, vấn đề quan trọng là xuất khẩu sang Mỹ chiếm 4,1% GDP danh nghĩa của quốc gia châu Á này. Bên cạnh đó, là cường quốc xuất khẩu của thế giới, Trung Quốc có nhiều vấn đề thuộc về cấu trúc đòi hỏi những điều chỉnh lớn trong các lĩnh vực sản xuất vốn đã được định hình, với sự giúp đỡ từ các khoản đầu tư và công nghệ của Mỹ.
Cuộc đối thoại về chính sách kinh tế và thương mại của Washington với Trung Quốc cũng diễn ra khó khăn trong một bầu không khí nhạy cảm, cân nhắc tới an ninh của 2 nước. Washington xem Trung quốc là "đối thủ cạnh tranh chiến lược", và là một "revisionist power" có ý định thay đổi trật tự thế giới phương Tây (ở đây là vị thế của Mỹ).
Đồng thời với đó, ngoài các cuộc đối đầu quân sự đang diễn ra ở biên giới biển của Trung Quốc, Bắc Kinh xem những động thái ngoại giao của Washington với Đài Loan là một thách thức đối với tính toàn vẹn lãnh thổ. Và đây không phải là một nền tảng tốt cho những hiệp định về các vấn đề thương mại trị giá nửa nghìn tỷ đô la.
Mỹ cũng tự tạo khó khăn cho mình khi cho phép bản thân trượt vào trong vòng xoáy của những cuộc đàm phán đầy tranh cãi mãi không có hồi kết.
Khởi động chương trình nghị sự vềthương mại
Vấn đề nằm ở thượng tầng quốc gia là, dễ hiểu được thặng dư thương mại hàng năm trị giá $375 tỷ của Trung Quốc với Mỹ là không thể chấp nhận được. Có một sự đồng thuận về việc cần có một hành động nhanh chóng và ổn định để cân bằng cán cân thương mại song phương.
Nếu như thế, Bắc Kinh sẽ chẳng thể duy trì thái độ hiếu chiến trên chính trường, sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại khi mà thặng dự của nước này với Mỹ tiếp tục tăng cao theo tỷ lệ 12% hàng năm.
Thương mại với Trung Quốc vẫn có thể quay lại trong danh sách nghị sự của ông Trump khi cân nhắc tới an ninh quốc gia. Đây có thể chính là điều Trung Quốc mong đợi, bởi vì ban đầu vị tổng thống Mỹ liên hệ sự mất cân bằng thương mại song phương giữa 2 nước với vấn đề vũ khí hạt nhân của bán đảo Triều Tiên và các vấn đề khác tại khu vực Đông Á.
Cách tiếp cận vấn đề này đã được ông Trump thử nghiệm thành công tại hội nghị thượng đỉnh G7 tuần trước, khi gây ấn tượng với các nhà lãnh đạo châu Âu bằng những cảnh báo căng thẳng về thương mại.
Đức là quốc gia phản hồi đầu tiên. Khi thương mại quốc tế chiếm 84% nền kinh tế, Berlin luôn đưa các vấn đề thương mại lên đầu trong chương trình nghị sự của quốc gia. Vì vậy, để xoa dịu những tranh cãi giữa Châu Âu và Mỹ, và tiến hành cân bằng cán cân thương mại, quốc gia này đang nỗ lực thành lập một nhóm các nước EU đặc biệt để thương thảo vấn đề giao thương với Mỹ.
Thú vị là, nhập khẩu của Đức từ Mỹ đã tăng đáng kể. Trong bốn tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Mỹ sang Đức tăng 11,7%. Tỷ lệ này gấp đôi tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ sang Nhật Bản và cao hơn 4% so với mức tăng tại Trung Quốc.
Đức dường như lo lắng sâu sắc trước những tin đồn Trump dự định áp mức thuế nhập khẩu cao lên ô tô. Điều này góp phần vào kết quả là, Đức trở thành một trong những nước đi đầu ủng hộ phương pháp tiếp cận bình tĩnh và cẩn trọng trong mối quan hệ kinh tế xuyên Đại Tây dương. Dường như quốc gia này sẵn lòng hợp tác với Washington để cải thiện hoạt động kinh doanh của Mỹ tại thị trường EU.
Washington hy vọng rằng Nhật Bản sẽ có phản ứng tương tự khi tháo dỡ những rào cản lớn với các nhà sản xuất ô tô và một loạt các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng của Mỹ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có một cuộc trò chuyện cởi mở về điều này với ông Trump trong cuộc họp riêng trên đường tới hội nghị thượng đỉnh G7. Như vị tổng thống đã nói, hãy xem điều gì sẽ xảy ra.
Suy nghĩ của giới đầu tư
EU, Trung Quốc và Nhật Bản đang phàn nàn khi cáo buộc về các chính sách bảo hộ của Mỹ, trong khi vẫn tiếp tục đạt được thêm những mức thặng dư lớn trong giao dịch với nền kinh tế hàng đầu này.
Điều này là không thể chấp nhận, không bền vững và rất nguy hiểm đối với thị trường vốn và thương mại của thế giới. Trừ khi những mức thặng dư này được cắt giảm hoàn toàn trong những tháng tới, Washington sẽ bị ép phải đưa ra những biện pháp hạn chế thương mại khác.
Được chèo lái bởi những kích thích tài chính to lớn và các chính sách tiền tệ thích ứng, nền kinh tế Mỹ đã sẵn sàng để duy trì con đường tăng trưởng khoảng 3% trong thời gian còn lại của năm nay. Doanh số bán hàng tăng và chi phí lao động giảm sẽ đem lại điềm lành cho lợi nhuận và giá cổ phiếu.

Nguồn: https://www.investo.vn/blogs/tin-tu...u-trong-moi-quan-he-voi-trung-quoc-va-chau-au
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 205 Xem / 29 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 321 Xem / 21 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 42 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 2 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,666 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,299 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 411 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên