Thanh niên trẻ trâu dự báo sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ & thế giới. Boom?!

Thanh niên trẻ trâu dự báo sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ & thế giới. Boom?!

Thanh niên trẻ trâu dự báo sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ & thế giới. Boom?!
Bác giải thích thêm ý “Sự kết thúc của chu kỳ nợ dài hạn (Khi ngân hàng trung ương không còn đem lại hiệu quả)” được không?
Với sao tôi thấy ông Dalio tuy lý giải rất logic nhưng hình như chỉ nhận xét theo 1 chiều hướng. Ví dụ như việc fed rất thành công với các gói qe cứu thị trường sau bong bóng dotcom hay như hiện tại các biện pháp kích cầu của Trump nhỉ, cũng khong thay nhac toi 1 yếu tố khá quan trọng nữa là nợ công của Mỹ đang khá lớn...
Việc FED bơm các gói cứu trợ để bơm thổi tài sản lên cao chỉ làm cho tình hình thêm nghiêm trọng nếu hệ thống sụp đổ, và hơn nữa nó sẽ gây ra lạm phát. Bản thân nội tại đồng USD đã mất sức mua kể từ 1913 nó được tạo ra và 1971 Mỹ bãi bỏ bản bị vàng khỏi USD. Nó sẽ khiến giá trị tiền tệ của các quốc gia càng bị mất do dựa vào USD.
upload_2020-3-1_10-18-20.png

Hệ thống tiền tệ Fiat money các chính phủ in vô tội vạ sẽ khiến người dân chết vì lạm phát.

Bạn có thể đọc các bài viết của mình trên Medium giải thích về tiền, và các bài viết nói về hệ thống tiền tệ, :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trump thời 2012-2015 chỉ trích rất nhiều về chính sách của FED, nhưng khi lên làm tổng thống, Trump lại là người dụ dân đu đỉnh chứng khoán trên tw :))
Bạn theo dõi tw của Trump sẽ biết. Một mặt Trump vẫn hay đá xoáy FED, một mặt muốn đầy nên kinh tế lên để giữ ghế tổng thống.
làm tổng thống để đẩy nên kinh tế quốc gia, mục đích đó that's right, . kẻ bất tài nếu cho tiền để đẩy nền kinh tế là chuyện khó làm được.
đồng ý bác FED đang nợ. Mỹ thuộc dạng top về tín nhiệm và các quốc gia sẵn sàng mua ck mặc cho FED đang nợ hay là tw của Trump có giá trị ?
 
thanh niên nào trẻ trâu?
Ray Dalio?
Tay này dịch lại bài của Ray Dalio mà!
Vui lòng len linkedin đọc bài, ong ấy là mot trong số đuoc linkedin đanh dấu influencer 2019.
Khg biết quí vị chỉ giựt tít cho vui hay là thiếu kiến thức nên có vấn đề về đọc hiểu. Đọc nguoi ta pt the nào roi hay nói trẻ trâu.
Nhìn thấy tit vào đọc thì thấy lão đại Ray. Nên phải đọc hết. Dạo này nhiều thanh niên giựt tit quá! Thiếu tôn trọng người khác.
 
làm tổng thống để đẩy nên kinh tế quốc gia, mục đích đó that's right, . kẻ bất tài nếu cho tiền để đẩy nền kinh tế là chuyện khó làm được.
đồng ý bác FED đang nợ. Mỹ thuộc dạng top về tín nhiệm và các quốc gia sẵn sàng mua ck mặc cho FED đang nợ hay là tw của Trump có giá trị ?
Đúng rồi bạn.
Mình không có ý kiến gì với Trump, Trump rất có tài. Nhưng cũng có thể giá trị thực bị bơm thổi lên nhiều lần bạn :)
Cảm ơn bạn đã chia sẻ quan điểm
 
Nhìn thấy tit vào đọc thì thấy lão đại Ray. Nên phải đọc hết. Dạo này nhiều thanh niên giựt tit quá! Thiếu tôn trọng người khác.
Bạn này mới có 18 tuổi thì đúng là độ tuổi trẻ trâu rồi :)). Tôi chả thấy có gì là giất tít ở đây cả.
Nhưng tuổi trẻ mà đã có những bài nhận định phân tích sâu, rất hay!
 
Bạn này mới có 18 tuổi thì đúng là độ tuổi trẻ trâu rồi :)). Tôi chả thấy có gì là giất tít ở đây cả.
Nhưng tuổi trẻ mà đã có những bài nhận định phân tích sâu, rất hay!
Ok bác! Cái vấn đề đọc ban đầu của Ray thì nghĩ bạn ấy giật tít.
 
Ok bác! Cái vấn đề đọc ban đầu của Ray thì nghĩ bạn ấy giật tít.
Có gì đâu bác, bạn ấy trích dẫn quan điểm của ông Ray Dalio khi ông ấy trả lời phỏng vấn để bổ sung thêm luận điểm lãi suất của ngân hàng TƯ thôi chứ có gì đâu giật tít.
Bác quan trọng hóa vấn đề vậy. :D
 
Cảm ơn bác vì bài viết, góc nhìn không hề trẻ trâu, số liệu dẫn chứng rõ ràng để chứng minh phỏng đoán. Tuy nhiên theo tôi thì thị trường khó khủng hoảng hơn rất nhiều, nếu có thì sẽ là suy thoái trong chu kỳ kinh tế thôi, vì 2 lý do:
1. Fed đã có rất nhiều kinh nghiệm từ những lần khủng hoảng trước đó
2. Theo tôi biết thì khủng hoảng tài chính đều là do đầu cơ, mà thị trường ngày nay hiệu quả hơn rất nhiều (giao dịch thuật toán và tin tức nhanh), và cũng như trên thị trường cũng đã có “kinh nghiệm” với khủng hoảng.
Tất nhiên không gì tuyệt đối hay chính xác 80, 90% hay bất cứ con số nào khác. Thị trường tài chính hoàn toàn có thể khủng khoảng. Nhưng nếu có, theo tôi, nó sẽ xảy ra theo 1 cách rất khác so với quá khứ.

Nhận định của 1 “thanh niên trẻ trâu” khác :D

Trước bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, FED & thị trường cũng có rất nhiều "Kinh nghiệm".

"It's different this time"

Về lãi suất:
- Thực trạng hiện giờ ở các nước phát triển (rộng ra là toàn cầu): Mức lãi suất cho vay đang ở rất thấp. Điều này không chỉ bị tác động bởi tính chu kỳ, mà còn bởi một vấn đề khác khó khăn hơn: Lợi suất dài hạn giảm. Lợi suất dài hạn giảm nghĩa là tăng trưởng & tăng năng suất tự nhiên chậm đi, có ít cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao so với thời kỳ trước. Nó thể hiện qua việc lãi suất cho vay giảm xuống để giảm chi phí vốn, khuyến khích cho vay & mở rộng kinh doanh trở lại.
- Theo lẽ tự nhiên, vốn thừa từ các nước phát triển (nhưng với tốc độ tăng trưởng giảm) sẽ phải chảy qua những quốc gia phát triển nhanh, đói vốn và sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất cao. Việc các ngân hàng tw phải dùng đến những kích thích kinh tế bất thường (bơm lượng tiền khổng lồ, lãi suất âm) trong thời gian dài như vậy cho thấy một sự phân bổ nguồn vốn không hợp lý. Đây là hậu quả của việc thừa cung thiếu cầu, nguồn vốn quá nhiều nhưng quá ít chỗ cho lợi nhuận tốt, sự phân bổ bất hợp lý này đẩy giá tài sản lên cao. (giống như việc một công ty không tăng trưởng được nữa, bắt đầu dùng tiền thừa mua lại cổ phiếu đẩy giá cổ phiếu lên cao, đầu tư ngoài ngành, mua bđs,...).


Tăng trưởng kinh tế Mỹ:
- Nếu anh nhìn vào TTCK Mỹ để nói rằng nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt, thì anh đã rất sai.

S&P 500
Đây là biểu đồ của chỉ số này mà các nhà phân tích vẫn hay dùng
View attachment 134687

Tôi nghĩ là họ không thường mở biểu đồ với một khoảng thời gian dài như vậy. Tuy nhiên, nếu xem biểu đồ với Linear scale thông thường thì cũng chả khác gì đánh đố.

Biểu đồ Log Scale thể hiện sự tăng trưởng của chỉ số

View attachment 134688

Thập kỷ 80, chỉ số chạy theo một kênh tăng trưởng trung bình khoảng 13%/năm; thập kỷ 90 với sự bùng nổ của công nghệ với các công ty internet, năng suất tăng cao và sự đầu tư quá mức dẫn đến độ dốc cao của kênh tăng trưởng, trung bình 15%/năm, đặc biệt từ sau 1995 khi tốc độ tăng GDP cao và dòng tiền đổ vào thị trường lớn.
Từ 2010-2020, thị trường phục hồi sau khủng hoảng tài chính, tuy nhiên kinh tế chậm lại và năng suất ở mức thấp so với thời kỳ trước. Thị trường hồi phục với mức tăng trung bình 11%/năm.

Bây giờ hãy nhìn vào tăng trưởng lợi nhuận (trước thuế - đường xanh & sau thuế - đường đỏ) của các công ty trong một thập kỷ trước.
ai.imgur.com_tJMp3ya.png

Lợi nhuận đã không tăng, kể từ cuối nhiệm kỳ của Obama. Chính xác là sau khi FED ngừng QE. Lợi nhuận trước thuế giảm dần, và lợi nhuận sau thuế đi ngang (nhớ rằng TT.Trump đã thực hiện cắt giảm thuế).
Trên thực tế, theo số liệu khảo sát của ISM, nền kinh tế Mỹ - với các ngành sản xuất - đã suy giảm liên tục từ cuối năm 2018 (cùng với sự suy giảm của ngành sản xuất trên toàn thế giới) & bước vào suy thoái từ tháng 9 năm ngoái.

Về chính sách
Đằng sau giai đoạn kết thúc QE và bình thường chính sách tiền tệ, nâng lãi suất và thu hẹp balance sheet của FED trong giai đoạn 2016-2018, là một nền kinh tế tăng trưởng = nợ và thâm hụt ngân sách.

ai.imgur.com_9DCyYLU.png


ai.imgur.com_ZXOzzwn.png


ai.imgur.com_MEXAjKO.png


ai.imgur.com_DYFBWC7.png


ai.imgur.com_Dc8173R.png

ai.imgur.com_f1xZ0fF.png


Trong khi các nước Châu Âu tích cực thu hẹp chính sách tài khóa và ECB vẫn giữ nguyên nới lỏng chính sách tiền tệ, điều ngược lại đã xảy ra ở Mỹ. Điều này có thể giải thích cho sự mạnh lên của đồng đô la.

Nhưng nó cũng đặt Mỹ vào tình trạng tương đối khó khăn, khi thâm hụt ngân sách đòi hỏi phải được tài trợ bởi một lượng lớn tiền (bán TPCP). Số nợ này phần lớn được tài trợ bởi 3 nguồn cho vay lớn là các tổ chức tư nhân bên trong nước Mỹ, nước ngoài và FED. Từ sau khủng hoảng tài chính, tốc độ mua nợ CP Mỹ của nước ngoài đã chậm lại, thể hiện qua cơ cấu nợ nước ngoài/tổng nợ giảm dần.
Khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt + bán TPCP, tiền sẽ bị rút dần khỏi các tổ chức trong nước. Sự kiện trên thị trường Repo thể hiện rõ sự thiếu thanh khoản, buộc FED phải nhảy vào giải cứu. Từ thời điểm đó the Fed liên tục bơm thanh khoản qua kênh Repo và mua Trái phiếu.

ai.imgur.com_MkW39ww.png


Và như vậy, Fed đã quay trở lại trò chơi cũ với các central bank khác.

ai.imgur.com_qM7rDDJ.png


Và một vấn đề xảy ra nữa trong lúc Fed bình thường hóa balance sheet và chính sách tiền tệ thì thâm hụt chi tiêu kéo theo nợ tăng, đó là tăng nợ (đường đỏ, % thay đổi so cùng kỳ) + tăng lãi suất (đường lá cây, fed fund rate, gần với lãi trái phiếu) làm tăng áp lực trả lãi của CP Mỹ (đường xanh lam, % thay đổi so cùng kỳ). Áp lực từ chi phí lãi suất thường đến sau một vài năm bội chi và nợ tăng mạnh.

ai.imgur.com_81iZzIH.png


Về tỷ lệ unemployment đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ 50 năm trước. Nhưng nếu so sánh với tỷ lệ unemploy tự nhiên giảm dần, thì nó chỉ ở gần ngưỡng dưới chứ còn xa mới đến thấp nhất 50 năm.
ai.imgur.com_xK1kL59.png


Biểu đồ này cho thấy một sự bất thường nữa trong 2 nhiệm kỳ vừa qua, kể từ khi FED ngừng QE, thâm hụt liên bang/ GDP tăng lên. Để đổi lấy 5 năm lợi nhuận doanh nghiệp đi ngang?
Điều bất thường ở đây là trong quá khứ, ngân sách chỉ thâm hụt trong thời kỳ khủng hoảng hoặc chiến tranh.
Như vậy giả sử có một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra lúc này, thì ngân hàng TW & chính phủ liên bang sẽ hành động ra sao với những công cụ và tình thế hiện tại?
ai.imgur.com_KvehHpf.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
làm tổng thống để đẩy nên kinh tế quốc gia, mục đích đó that's right, . kẻ bất tài nếu cho tiền để đẩy nền kinh tế là chuyện khó làm được.
đồng ý bác FED đang nợ. Mỹ thuộc dạng top về tín nhiệm và các quốc gia sẵn sàng mua ck mặc cho FED đang nợ hay là tw của Trump có giá trị ?
Chứng khoán Mỹ đang bị thổi phồng giá trị thực do lượng tiền dư thừa từ các tổ chức tài chính và các cty. Và do QE và Repo liên tục từ FED.
Tw của Trump có giá trị đây bác :D
trum 2.jpg

Cố cứu vãn tình thế nhưng khó :v
trump.jpg
 
Trước bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, FED & thị trường cũng có rất nhiều "Kinh nghiệm".

"It's different this time"

Về lãi suất:
- Thực trạng hiện giờ ở các nước phát triển (rộng ra là toàn cầu): Mức lãi suất cho vay đang ở rất thấp. Điều này không chỉ bị tác động bởi tính chu kỳ, mà còn bởi một vấn đề khác khó khăn hơn: Lợi suất dài hạn giảm. Lợi suất dài hạn giảm nghĩa là tăng trưởng & tăng năng suất tự nhiên chậm đi, có ít cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao so với thời kỳ trước. Nó thể hiện qua việc lãi suất cho vay giảm xuống để giảm chi phí vốn, khuyến khích cho vay & mở rộng kinh doanh trở lại.
- Theo lẽ tự nhiên, vốn thừa từ các nước phát triển (nhưng với tốc độ tăng trưởng giảm) sẽ phải chảy qua những quốc gia phát triển nhanh, đói vốn và sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất cao. Việc các ngân hàng tw phải dùng đến những kích thích kinh tế bất thường (bơm lượng tiền khổng lồ, lãi suất âm) trong thời gian dài như vậy cho thấy một sự phân bổ nguồn vốn không hợp lý. Đây là hậu quả của việc thừa cung thiếu cầu, nguồn vốn quá nhiều nhưng quá ít chỗ cho lợi nhuận tốt, sự phân bổ bất hợp lý này đẩy giá tài sản lên cao. (giống như việc một công ty không tăng trưởng được nữa, bắt đầu dùng tiền thừa mua lại cổ phiếu đẩy giá cổ phiếu lên cao, đầu tư ngoài ngành, mua bđs,...).


Tăng trưởng kinh tế Mỹ:
- Nếu anh nhìn vào TTCK Mỹ để nói rằng nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt, thì anh đã rất sai.



Lợi nhuận đã không tăng, kể từ cuối nhiệm kỳ của Obama. Chính xác là sau khi FED ngừng QE. Lợi nhuận trước thuế giảm dần, và lợi nhuận sau thuế đi ngang (nhớ rằng TT.Trump đã thực hiện cắt giảm thuế).
Trên thực tế, theo số liệu khảo sát của ISM, nền kinh tế Mỹ - với các ngành sản xuất - đã suy giảm liên tục từ cuối năm 2018 (cùng với sự suy giảm của ngành sản xuất trên toàn thế giới) & bước vào suy thoái từ tháng 9 năm ngoái.

Về chính sách
Đằng sau giai đoạn kết thúc QE và bình thường chính sách tiền tệ, nâng lãi suất và thu hẹp balance sheet của FED trong giai đoạn 2016-2018, là một nền kinh tế tăng trưởng = nợ và thâm hụt ngân sách.

View attachment 136754

View attachment 136755

View attachment 136756

View attachment 136757

View attachment 136758
View attachment 136759

Trong khi các nước Châu Âu tích cực thu hẹp chính sách tài khóa và ECB vẫn giữ nguyên nới lỏng chính sách tiền tệ, điều ngược lại đã xảy ra ở Mỹ. Điều này có thể giải thích cho sự mạnh lên của đồng đô la.

Nhưng nó cũng đặt Mỹ vào tình trạng tương đối khó khăn, khi thâm hụt ngân sách đòi hỏi phải được tài trợ bởi một lượng lớn tiền (bán TPCP). Số nợ này phần lớn được tài trợ bởi 3 nguồn cho vay lớn là các tổ chức tư nhân bên trong nước Mỹ, nước ngoài và FED. Từ sau khủng hoảng tài chính, tốc độ mua nợ CP Mỹ của nước ngoài đã chậm lại, thể hiện qua cơ cấu nợ nước ngoài/tổng nợ giảm dần.
Khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt + bán TPCP, tiền sẽ bị rút dần khỏi các tổ chức trong nước. Sự kiện trên thị trường Repo thể hiện rõ sự thiếu thanh khoản, buộc FED phải nhảy vào giải cứu. Từ thời điểm đó the Fed liên tục bơm thanh khoản qua kênh Repo và mua Trái phiếu.

View attachment 136760

Và như vậy, Fed đã quay trở lại trò chơi cũ với các central bank khác.

View attachment 136761

Và một vấn đề xảy ra nữa trong lúc Fed bình thường hóa balance sheet và chính sách tiền tệ thì thâm hụt chi tiêu kéo theo nợ tăng, đó là tăng nợ (đường đỏ, % thay đổi so cùng kỳ) + tăng lãi suất (đường lá cây, fed fund rate, gần với lãi trái phiếu) làm tăng áp lực trả lãi của CP Mỹ (đường xanh lam, % thay đổi so cùng kỳ). Áp lực từ chi phí lãi suất thường đến sau một vài năm bội chi và nợ tăng mạnh.

View attachment 136762

Về tỷ lệ unemployment đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ 50 năm trước. Nhưng nếu so sánh với tỷ lệ unemploy tự nhiên giảm dần, thì nó chỉ ở gần ngưỡng dưới chứ còn xa mới đến thấp nhất 50 năm.
View attachment 136763

Biểu đồ này cho thấy một sự bất thường nữa trong 2 nhiệm kỳ vừa qua, kể từ khi FED ngừng QE, thâm hụt liên bang/GDP tăng lên. Để đổi lấy 5 năm lợi nhuận doanh nghiệp đi ngang?
Điều bất thường ở đây là trong quá khứ, ngân sách chỉ thâm hụt trong thời kỳ khủng hoảng hoặc chiến tranh.
Như vậy giả sử có một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra lúc này, thì ngân hàng TW & chính phủ liên bang sẽ hành động ra sao với những công cụ và tình thế hiện tại?
View attachment 136764
Bác phân tích rất hay. (Y)
 
À nếu bạn đọc phân tích của Ray Dailo thì cũng có thể xảy ra khủng hoảng.
Fed đã có kinh nghiệm nhưng có những vấn đề lớn mà FED ko thể giúp được nữa:
1. Lãi suất đã quá thấp, khó có thể kích tích thêm được nữa bằng cách giảm lãi suất tiếp.
2. Đã đến chu kỳ nợ dài hạn
3. Sự trỗi dậy sức mạnh của cường quốc mới nổi thách thức sức mạnh của cường quốc sẵn có. Mỹ-Trung Quốc
4. Khoảng cách giàu nghèo qúa lớn rồi => dễ dẫn tới xung đột,

bạn đọc 2 bài phân tích nhé.
https://medium.com/@luctran_81640/ba-vấn-đề-lớn-tương-đồng-với-những-năm-1930-ray-dalio-48de07296435
https://medium.com/@luctran_81640/thế-giới-đã-phát-điên-và-toàn-bộ-hệ-thống-đã-sụp-đổ-ray-dalio-1ac9e3302fd1


"3. Sự trỗi dậy sức mạnh của cường quốc mới nổi thách thức sức mạnh của cường quốc sẵn có. Mỹ-Trung Quốc"

Có vẻ giống Đức quốc xã thời WWII :v
 
Chứng khoán Mỹ đang bị thổi phồng giá trị thực do lượng tiền dư thừa từ các tổ chức tài chính và các cty. Và do QE và Repo liên tục từ FED.
Tw của Trump có giá trị đây bác :D
View attachment 136777
Cố cứu vãn tình thế nhưng khó :vView attachment 136778
Còn chưa kể Trump lên thực hiện chính sách cut tax, làm lợi cho các tập đoàn, người giàu càng giàu lên, càng có lượng tiền dư thừa để đưa vào thị trường.
 
Trước bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, FED & thị trường cũng có rất nhiều "Kinh nghiệm".

"It's different this time"

Về lãi suất:
- Thực trạng hiện giờ ở các nước phát triển (rộng ra là toàn cầu): Mức lãi suất cho vay đang ở rất thấp. Điều này không chỉ bị tác động bởi tính chu kỳ, mà còn bởi một vấn đề khác khó khăn hơn: Lợi suất dài hạn giảm. Lợi suất dài hạn giảm nghĩa là tăng trưởng & tăng năng suất tự nhiên chậm đi, có ít cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao so với thời kỳ trước. Nó thể hiện qua việc lãi suất cho vay giảm xuống để giảm chi phí vốn, khuyến khích cho vay & mở rộng kinh doanh trở lại.
- Theo lẽ tự nhiên, vốn thừa từ các nước phát triển (nhưng với tốc độ tăng trưởng giảm) sẽ phải chảy qua những quốc gia phát triển nhanh, đói vốn và sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất cao. Việc các ngân hàng tw phải dùng đến những kích thích kinh tế bất thường (bơm lượng tiền khổng lồ, lãi suất âm) trong thời gian dài như vậy cho thấy một sự phân bổ nguồn vốn không hợp lý. Đây là hậu quả của việc thừa cung thiếu cầu, nguồn vốn quá nhiều nhưng quá ít chỗ cho lợi nhuận tốt, sự phân bổ bất hợp lý này đẩy giá tài sản lên cao. (giống như việc một công ty không tăng trưởng được nữa, bắt đầu dùng tiền thừa mua lại cổ phiếu đẩy giá cổ phiếu lên cao, đầu tư ngoài ngành, mua bđs,...).


Tăng trưởng kinh tế Mỹ:
- Nếu anh nhìn vào TTCK Mỹ để nói rằng nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt, thì anh đã rất sai.



Lợi nhuận đã không tăng, kể từ cuối nhiệm kỳ của Obama. Chính xác là sau khi FED ngừng QE. Lợi nhuận trước thuế giảm dần, và lợi nhuận sau thuế đi ngang (nhớ rằng TT.Trump đã thực hiện cắt giảm thuế).
Trên thực tế, theo số liệu khảo sát của ISM, nền kinh tế Mỹ - với các ngành sản xuất - đã suy giảm liên tục từ cuối năm 2018 (cùng với sự suy giảm của ngành sản xuất trên toàn thế giới) & bước vào suy thoái từ tháng 9 năm ngoái.

Về chính sách
Đằng sau giai đoạn kết thúc QE và bình thường chính sách tiền tệ, nâng lãi suất và thu hẹp balance sheet của FED trong giai đoạn 2016-2018, là một nền kinh tế tăng trưởng = nợ và thâm hụt ngân sách.

View attachment 136754

View attachment 136755

View attachment 136756

View attachment 136757

View attachment 136758
View attachment 136759

Trong khi các nước Châu Âu tích cực thu hẹp chính sách tài khóa và ECB vẫn giữ nguyên nới lỏng chính sách tiền tệ, điều ngược lại đã xảy ra ở Mỹ. Điều này có thể giải thích cho sự mạnh lên của đồng đô la.

Nhưng nó cũng đặt Mỹ vào tình trạng tương đối khó khăn, khi thâm hụt ngân sách đòi hỏi phải được tài trợ bởi một lượng lớn tiền (bán TPCP). Số nợ này phần lớn được tài trợ bởi 3 nguồn cho vay lớn là các tổ chức tư nhân bên trong nước Mỹ, nước ngoài và FED. Từ sau khủng hoảng tài chính, tốc độ mua nợ CP Mỹ của nước ngoài đã chậm lại, thể hiện qua cơ cấu nợ nước ngoài/tổng nợ giảm dần.
Khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt + bán TPCP, tiền sẽ bị rút dần khỏi các tổ chức trong nước. Sự kiện trên thị trường Repo thể hiện rõ sự thiếu thanh khoản, buộc FED phải nhảy vào giải cứu. Từ thời điểm đó the Fed liên tục bơm thanh khoản qua kênh Repo và mua Trái phiếu.

View attachment 136760

Và như vậy, Fed đã quay trở lại trò chơi cũ với các central bank khác.

View attachment 136761

Và một vấn đề xảy ra nữa trong lúc Fed bình thường hóa balance sheet và chính sách tiền tệ thì thâm hụt chi tiêu kéo theo nợ tăng, đó là tăng nợ (đường đỏ, % thay đổi so cùng kỳ) + tăng lãi suất (đường lá cây, fed fund rate, gần với lãi trái phiếu) làm tăng áp lực trả lãi của CP Mỹ (đường xanh lam, % thay đổi so cùng kỳ). Áp lực từ chi phí lãi suất thường đến sau một vài năm bội chi và nợ tăng mạnh.

View attachment 136762

Về tỷ lệ unemployment đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ 50 năm trước. Nhưng nếu so sánh với tỷ lệ unemploy tự nhiên giảm dần, thì nó chỉ ở gần ngưỡng dưới chứ còn xa mới đến thấp nhất 50 năm.
View attachment 136763

Biểu đồ này cho thấy một sự bất thường nữa trong 2 nhiệm kỳ vừa qua, kể từ khi FED ngừng QE, thâm hụt liên bang/GDP tăng lên. Để đổi lấy 5 năm lợi nhuận doanh nghiệp đi ngang?
Điều bất thường ở đây là trong quá khứ, ngân sách chỉ thâm hụt trong thời kỳ khủng hoảng hoặc chiến tranh.
Như vậy giả sử có một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra lúc này, thì ngân hàng TW & chính phủ liên bang sẽ hành động ra sao với những công cụ và tình thế hiện tại?
View attachment 136764

Nassim Taleb tác giả cuốn " Thiên nga đen" đưa ra lý thuyết về những chú gà tây trong 1000 ngày và đến ngày 1001 là ngày lễ tạ ơn.
Những chú gà tây này dc ông chủ cho ăn liên tục trong hàng ngày đều đặn, và chúng có niềm tin rằng cuộc sống tươi đẹp và mọi thứ cứ đi lên mãi nhờ chủ của chúng, cho đến ngày thứ 1001 là ngày lễ tạ ơn thì chủ của chúng lôi ra làm thịt. Và niềm tin và mọi thứ sụp đổ chấm dứt với những chú gà.

Với chính sách lãi suất thấp, cheap money, cut tax, QE, Repo... được bơm ra liên tục. FED như ông chủ cho các nhà đầu tư kiếm lời liên tục, và hình thành lên niềm tin rằng mọi thứ sẽ đi lên mãi cho đến ngày mọi thứ chấm dứt => Khủng hoảng. Surprise :)

Chu kỳ tầm 10 năm đủ khiến cho các nhà đầu tư mất đi khả năng phòng thủ rủi ro.

Câu nói đắt giá vẫn còn đó "this time It's different"
qqqq.jpg

Cảm ơn bạn Nick Halden đã chia sẽ, phân tích rất có tâm!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chỉ số công nghiệp sản suất của Trung Quốc giảm thấp kỷ lục từ kể từ 2008: 35.7 vào tháng 2, và có thể xuống thấp hơn nữa dưới mức 30.
ER73CdUU0AETFkh.jpg
 
ISM (Institute for Supply Management Index): Chỉ số sản xuất của Hoa kỳ. Dưới 43: Hoạt động sản xuất và nền kinh tế rất có thể rơi vào suy thoái.
ISM.jpg
 
ISM (Institute for Supply Management Index): Chỉ số sản xuất của Hoa kỳ. Dưới 43: Hoạt động sản xuất và nền kinh tế rất có thể rơi vào suy thoái.
View attachment 137076
Lol ISM là tên tổ chức thực hiện khảo sát, cái chart kia là import index, một thành phần trong pmi. PMI mới là chỉ số quản lý mua hàng của ISM, trong đó PMI sản xuất khảo sát một số ngành sản xuất. Tuy nhiên sản xuất hiện tại chỉ chiếm phần nhỏ hơn trong cơ cấu kinh tế Mỹ so với dịch vụ, thế nên tuy nó suy thoái (bị ảnh hưởng rất nhiều từ vụ Boeing) từ năm ngoái nhưng GDP vẫn tăng.
 
Lol ISM là tên tổ chức thực hiện khảo sát, cái chart kia là import index, một thành phần trong pmi. PMI mới là chỉ số quản lý mua hàng của ISM, trong đó PMI sản xuất khảo sát một số ngành sản xuất. Tuy nhiên sản xuất hiện tại chỉ chiếm phần nhỏ hơn trong cơ cấu kinh tế Mỹ so với dịch vụ, thế nên tuy nó suy thoái (bị ảnh hưởng rất nhiều từ vụ Boeing) từ năm ngoái nhưng GDP vẫn tăng.
haha, sorry bạn mình nhầm xíu :)) Sản xuất chỉ chiếm 25% tỷ trọng
 
Chứng khoán Mỹ liệu có sấp luôn :)) các bác cho ý kiến haha
Có vẻ giống lý thuyết những chú gà Tây và ngày lễ tạ ơn.
upload_2020-3-4_6-5-24.png
 

Đính kèm

  • upload_2020-3-4_6-5-20.png
    upload_2020-3-4_6-5-20.png
    59.2 KB · Xem: 3
Nếu coi chart các bạn sẽ thấy, tăng lãi suất sẽ hãm phanh nền kinh tế và ngay sau khi cắt giảm lãi suất thì theo sau đó sẽ là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán (Mũi tên màu đỏ). Sự cắt giảm lãi suất ở đây đồng nghĩa với việc FED đã lên kế hoạch chuẩn bị cho việc kích thích nền kinh tế ngay khi xảy ra suy thoái.

04/03/2020 FED và các ngân hàng TW đồng loạt cắt giảm lãi suất haha
Có vẻ đúng như mình dự báo từ năm ngoái.
What's coming next?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 364 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,442 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,074 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 280 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 116 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 154 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên