(Thảo luận) Sản phẩm đầu tư PHÁI SINH mới

(Thảo luận) Sản phẩm đầu tư PHÁI SINH mới

(Thảo luận) Sản phẩm đầu tư PHÁI SINH mới
Ko đâu, tổ lái sẽ ko mua CQ, tổ lái mua CP thôi. Lí do khá đơn giản ^^.
Mà cái CQ này, chắc chỉ có nhỏ lẻ tưởng bở mua thôi haha. Tính toán ra thì mua xong lỗ ngay gần 10%. Kể cả có đánh swing CP thì với điều kiện TT hiện tại, CP muốn tăng 10% cũng là cả vấn đề.
Vẫn chưa hiểu nó đưa ra cái quyền chọn này cho đối tượng nào, làm cái gì? Cụ nào thông thạo giải thích hộ với. Theo ngu ý thì đánh PS sướng hơn nhiều, sóng sánh tràn trề, đòn bẩy cũng không tệ, đánh được cả 2 chiều, thanh khoản cực tốt, muốn chốt lúc nào thì chốt. PS dựa trên chỉ số cơ sở nên khó bị thao túng hơn từng CP riêng lẻ.
 
Cám ơn bác.

Em muốn hỏi là mình mua CW nhưng mình không nắm đến khi đáo hạn mà bán cho một nhà đầu tư khác được không. Vì kiểu Châu Âu chỉ đc thực hiện với sàn vào ngày đáo hạn mà em không muốn nắm giữ và muốn bán chẳng hạn.

Khi đó nếu được thì sẽ hình thành một thị trường ngách mua bán CW với các mức giá phụ thuộc vào tình hình tài sản cơ sở ạ?
Có thể bán dc, sẽ có 1 bảng giá riêng để giao dịch CW.
Quyền chọn kiểu Mỹ là bạn có thể chốt luôn với nhà phát hành thôi, chứ nếu có cung cầu thì đâu quan trọng.
So với lãi tiết kiệm, cái premium 9%/3thangs bình thường, vì bạn đang đánh với MG 1:20, SL = chính tài khoản ( nếu bán SL mà ko ai mua). CW có cái hay so với Ps, FX, hay CK là nếu bạn mua rồi, thì chỉ việc ngôi cầu Trời , Phật, Alah cho giá tăng vào ngày đáo hạn, ko như mấy ông kia có khi cháy ngay sau 2-3 ngày.
 
Vẫn chưa hiểu nó đưa ra cái quyền chọn này cho đối tượng nào, làm cái gì? Cụ nào thông thạo giải thích hộ với. Theo ngu ý thì đánh PS sướng hơn nhiều, sóng sánh tràn trề, đòn bẩy cũng không tệ, đánh được cả 2 chiều, thanh khoản cực tốt, muốn chốt lúc nào thì chốt. PS dựa trên chỉ số cơ sở nên khó bị thao túng hơn từng CP riêng lẻ.
Dành cho mấy bác giỏi đánh trend, ít thời gian, ít tiền, ham cờ bạc.
Ko cty nào ngu đi chọn cp dễ bị thao túng để làm CW đâu.
 
Có thể bán dc, sẽ có 1 bảng giá riêng để giao dịch CW.
Quyền chọn kiểu Mỹ là bạn có thể chốt luôn với nhà phát hành thôi, chứ nếu có cung cầu thì đâu quan trọng.
So với lãi tiết kiệm, cái premium 9%/3thangs bình thường, vì bạn đang đánh với MG 1:20, SL = chính tài khoản ( nếu bán SL mà ko ai mua). CW có cái hay so với Ps, FX, hay CK là nếu bạn mua rồi, thì chỉ việc ngôi cầu Trời , Phật, Alah cho giá tăng vào ngày đáo hạn, ko như mấy ông kia có khi cháy ngay sau 2-3 ngày.
Vâng đọc kỹ bác phân tích ngẫm lại cũng có cái hay và tiện lợi.

Với số vốn ít không ai cho chúng ta trade free.
Đôi khi ngồi không còn tốt hơn là...làm gì đó.
Lèo lái cũng có thể đánh lên...sàn vẫn có thể dính trấu nếu phát hành CW đểu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có thể bán dc, sẽ có 1 bảng giá riêng để giao dịch CW.
Quyền chọn kiểu Mỹ là bạn có thể chốt luôn với nhà phát hành thôi, chứ nếu có cung cầu thì đâu quan trọng.
So với lãi tiết kiệm, cái premium 9%/3thangs bình thường, vì bạn đang đánh với MG 1:20, SL = chính tài khoản ( nếu bán SL mà ko ai mua). CW có cái hay so với Ps, FX, hay CK là nếu bạn mua rồi, thì chỉ việc ngôi cầu Trời , Phật, Alah cho giá tăng vào ngày đáo hạn, ko như mấy ông kia có khi cháy ngay sau 2-3 ngày.
Nghĩ gì không biết????
1 cổ phiếu tăng 10% trong 3 tháng đã là 1 vấn đề, để có lãi còn phải cao hơn 10% đó.
Với sản phẩm kiểu này, sàn không làm market maker hơi phí =))
 
Ý kiến cá nhân: Theo tớ hiểu thời gian mua chứng quyền sẽ lấy giá thị trường để làm mốc. Có thể hiểu tạm như này:
1.900 là spread
20.600 là giá thời điểm mua chứng quyền.
23.600 là giá thời điểm đáo hạn chứng quyền.
=> Ở đây sàn ăn phí spread như vậy là cao hay thấp? 1900/20600 = 9.22%?
Như vậy cổ phiếu phải tăng lớn hơn 9% thì mới có lãi????

Ở đây tớ còn chưa tính đến lãi suất ngân hàng khi đưa ra quyết định có nên mua chứng quyền loại này không đấy.
Nhẹ nhàng 3 tháng gửi bank (non-risk return) là có 2% rồi.
=> Để đầu tư cw này, cổ phiếu phải tăng ít nhất là 11.22% thì nhà đầu tư mới gọi là HÒA VỐN. Còn để có lãi => thêm nhêu ăn nhêu thôi =))
Nói đơn giản: R:R cho trường hợp này bao nhều các lão nhờ?????
 
Nghĩ gì không biết????
1 cổ phiếu tăng 10% trong 3 tháng đã là 1 vấn đề, để có lãi còn phải cao hơn 10% đó.
Với sản phẩm kiểu này, sàn không làm market maker hơi phí =))
Mọi ng đều nghĩ CP vận động tự nhiên, giá tăng giá giảm hên xui. Chả ai nghĩ tới cái việc đơn giản là CW này là bet với broker, mọi ng thực sự nghĩ là broker sẽ thua sao
Ở đây tớ còn chưa tính đến lãi suất ngân hàng khi đưa ra quyết định có nên mua chứng quyền loại này không đấy.
Nhẹ nhàng 3 tháng gửi bank (non-risk return) là có 2% rồi.
=> Để đầu tư cw này, cổ phiếu phải tăng ít nhất là 11.22% thì nhà đầu tư mới gọi là HÒA VỐN. Còn để có lãi => thêm nhêu ăn nhêu thôi =))
Nói đơn giản: R:R cho trường hợp này bao nhều các lão nhờ?????
R:R là một khái niệm ko xuất hiện khi chơi CK Việt Nam.... Mua CK ngta hay chấp nhận lỗ 8-10%, nhưng chỉ cần lãi 5% là chốt vội chốt vàng rồi, ko chốt thì broker cũng bắt chốt vì “chốt lời ko bao giờ sai”. Thế nhưng mà nếu lỡ bị lỗ 5-10% mà hàng T3 chưa về thì broker sẽ khuyên “CP tốt, mua đầu tư dài hạn ko sao đâu”, cho đến khi lỗ 50% thì NĐT quyết định bỏ CK, bán thanh lý tài khoản.
Cho nên, chơi CKVN phải có nghề riêng bác ạ, hiểu nghề thì dễ làm ăn lắm :D
 
Mọi ng đều nghĩ CP vận động tự nhiên, giá tăng giá giảm hên xui. Chả ai nghĩ tới cái việc đơn giản là CW này là bet với broker, mọi ng thực sự nghĩ là broker sẽ thua sao

R:R là một khái niệm ko xuất hiện khi chơi CK Việt Nam.... Mua CK ngta hay chấp nhận lỗ 8-10%, nhưng chỉ cần lãi 5% là chốt vội chốt vàng rồi, ko chốt thì broker cũng bắt chốt vì “chốt lời ko bao giờ sai”. Thế nhưng mà nếu lỡ bị lỗ 5-10% mà hàng T3 chưa về thì broker sẽ khuyên “CP tốt, mua đầu tư dài hạn ko sao đâu”, cho đến khi lỗ 50% thì NĐT quyết định bỏ CK, bán thanh lý tài khoản.
Cho nên, chơi CKVN phải có nghề riêng bác ạ, hiểu nghề thì dễ làm ăn lắm :D
Bác chia sẻ ít nghề cho em học với.
 
Ko đâu, tổ lái sẽ ko mua CQ, tổ lái mua CP thôi. Lí do khá đơn giản ^^.
Mà cái CQ này, chắc chỉ có nhỏ lẻ tưởng bở mua thôi haha. Tính toán ra thì mua xong lỗ ngay gần 10%. Kể cả có đánh swing CP thì với điều kiện TT hiện tại, CP muốn tăng 10% cũng là cả vấn đề.
mình thì nghĩ có cơ hội kiếm tiền thì ai lại ko kiếm, ko đội này kiếm thì đội khác kiếm, cái CQ thì mình ko rõ lắm nhưng bất cứ sản phẩm mới nào ra ở TTCKVN thì phải có tổ chức đằng sau dc lợi, đơn giản thôi ko lợi nhiều họ sẽ ko làm.
 
mình thì nghĩ có cơ hội kiếm tiền thì ai lại ko kiếm, ko đội này kiếm thì đội khác kiếm, cái CQ thì mình ko rõ lắm nhưng bất cứ sản phẩm mới nào ra ở TTCKVN thì phải có tổ chức đằng sau dc lợi, đơn giản thôi ko lợi nhiều họ sẽ ko làm.
Đúng rồi, sản phẩm này để TTCK kiếm tiền chứ ai kiếm nữa?
 
Cám ơn bác.

Em muốn hỏi là mình mua CW nhưng mình không nắm đến khi đáo hạn mà bán cho một nhà đầu tư khác được không. Vì kiểu Châu Âu chỉ đc thực hiện với sàn vào ngày đáo hạn mà em không muốn nắm giữ và muốn bán chẳng hạn.

Khi đó nếu được thì sẽ hình thành một thị trường ngách mua bán CW với các mức giá phụ thuộc vào tình hình tài sản cơ sở ạ?
Đúng rồi bạn, CW sau khi phát hành sẽ được niêm yết lên sàn HOSE và giao dịch thứ cấp hệt như cổ phiếu. Lô giao dịch là 10, bước giá 0.01

Bởi vậy mới nói sản phẩm này để trading là chính. Cổ phiếu không cần tăng tới giá thực hiện, chỉ cần tăng 3% thì CW đã có thể tăng hơn 20% rồi.
Bạn có thể tự nghiên cứu thêm về "Implied Volatility of Options" hoặc mô hình định giá options, sẽ thấy leverage và volatility của sản phẩm này khá cao.
Btw, Bên mình là Công ty CK HSC.
 
Nghĩ gì không biết????
1 cổ phiếu tăng 10% trong 3 tháng đã là 1 vấn đề, để có lãi còn phải cao hơn 10% đó.
Với sản phẩm kiểu này, sàn không làm market maker hơi phí =))
Không cần chờ tới khi cp tăng 10%, cổ phiếu chỉ cần tăng 3% thì giá CW đã tăng hơn 20% rồi. Lúc đó bán trên sàn chốt lời, cần gì nắm tới đáo hạn hả bác.

Cái này không sinh ra để nắm tới đáo hạn. Nhiều CTCK còn để giá thực hiện cao gấp đôi giá thị trường, nghĩa là trong 6 tháng cp phải tăng 100% ấy, bác có biết vì sao không?
 
Mình thấy các bác chưa hiểu về options và covered warrants rồi, nhìn vào khái niệm thì ai cũng nghĩ là cái này mua để nắm tới lúc nó đáo hạn và ăn chênh lệch giá thị trường với giá thực hiện.

Nhưng thực tế thì dân đầu cơ rất ít ai nắm tới đáo hạn mà là day trading hoặc swing trading là chủ yếu, một vị thế chỉ cần nắm khoảng 1 tuần thôi.

Do đó, chứng quyền càng ở trạng thái lỗ nặng (giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá thực hiện) thì lại càng "hấp dẫn" vì đòn bẩy và biến động giá kỳ vọng cực kỳ lớn, có thể lên tới 300-400% chứ không phải chỉ là 9% như các bác nghĩ đâu.
 
Các bác có quan tâm futures commodity, danh mục hiện tại có tới 19 sản phẩm. Dưới 10tr đã có thể trade dc 1 lot.
 
Không cần chờ tới khi cp tăng 10%, cổ phiếu chỉ cần tăng 3% thì giá CW đã tăng hơn 20% rồi. Lúc đó bán trên sàn chốt lời, cần gì nắm tới đáo hạn hả bác.

Cái này không sinh ra để nắm tới đáo hạn. Nhiều CTCK còn để giá thực hiện cao gấp đôi giá thị trường, nghĩa là trong 6 tháng cp phải tăng 100% ấy, bác có biết vì sao không?
Xin hỏi bác là khi CW gần đến ngày đáo hạn thì premium/giá CW cơ bản là rất thấp nếu CW đã về vùng "out of the money". Vậy về lý thuyết là ndt phải ôm luôn CW để thực hiện quyền vào ngày đáo hạn, và TT ko còn thanh khoản đối với loại CW này nữa đúng không ạ?
 
Xin hỏi bác là khi CW gần đến ngày đáo hạn thì premium/giá CW cơ bản là rất thấp nếu CW đã về vùng "out of the money". Vậy về lý thuyết là ndt phải ôm luôn CW để thực hiện quyền vào ngày đáo hạn, và TT ko còn thanh khoản đối với loại CW này nữa đúng không ạ?
Hiện tại thì Sở GDCK giao nhiệm vụ tạo thanh khoản (market maker) cho 8 công ty chứng khoán phát hành CW. Do đó gần về ngày đáo hạn thì trader có xu hướng bán CW cho market maker để chuyển sang CW khác. CTCK sẽ mua hết lượng hàng này và hủy niêm yết hoặc nắm để tạo lập thị trường.

Các CW In the money mà NĐT muốn nắm thì cứ việc nắm, tuy nhiên, như các bác ý thức được, việc nắm CW tới ngày đáo hạn thực sự rất khó thắng được CTCK.
 
Không cần chờ tới khi cp tăng 10%, cổ phiếu chỉ cần tăng 3% thì giá CW đã tăng hơn 20% rồi. Lúc đó bán trên sàn chốt lời, cần gì nắm tới đáo hạn hả bác.

Cái này không sinh ra để nắm tới đáo hạn. Nhiều CTCK còn để giá thực hiện cao gấp đôi giá thị trường, nghĩa là trong 6 tháng cp phải tăng 100% ấy, bác có biết vì sao không?
Mình thấy các bác chưa hiểu về options và covered warrants rồi, nhìn vào khái niệm thì ai cũng nghĩ là cái này mua để nắm tới lúc nó đáo hạn và ăn chênh lệch giá thị trường với giá thực hiện.

Nhưng thực tế thì dân đầu cơ rất ít ai nắm tới đáo hạn mà là day trading hoặc swing trading là chủ yếu, một vị thế chỉ cần nắm khoảng 1 tuần thôi.

Do đó, chứng quyền càng ở trạng thái lỗ nặng (giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá thực hiện) thì lại càng "hấp dẫn" vì đòn bẩy và biến động giá kỳ vọng cực kỳ lớn, có thể lên tới 300-400% chứ không phải chỉ là 9% như các bác nghĩ đâu.
Bạn có thể cho biết lý do:
1. Giá cp tăng 3% thì cw tăng 20%?
2. Lý do nhà đầu cơ lướt sóng khi cw âm so với giá thực hiện? Một cách dễ hiểu, nhà đầu cơ mong đợi return gì ở đây?
 
Bạn có thể cho biết lý do:
1. Giá cp tăng 3% thì cw tăng 20%?
2. Lý do nhà đầu cơ lướt sóng khi cw âm so với giá thực hiện? Một cách dễ hiểu, nhà đầu cơ mong đợi return gì ở đây?
chào @NamVu82
Mình không có ý định “bênh” @D.Richard , mình giải thích theo ý hiểu như sau:
1. CP tăng 3% nghĩa là lên 20600 * 1,3 = 21218 đ
CW tăng 20% là giá nó lên từ 1900 thành 1900+318 = 2218 đ
Như vậy theo giá TT cơ sở thì NDT lời 618 000 đ/ 1k CP; trừ đi 1900*1k = 1900k; vậy lãi ròng là – 1282 k
Tuy nhiên nếu giá CW tăng 20% thì lãi ròng là – (1282k +318k) = -1560 k
Chúng ta làm phép so sánh ở đây, nếu CP ko tăng thì hiển nhiên bạn mua 1k CW bạn lỗ 1900k
Tuy nhiên nếu sau 1 thời gian bạn mua CW , CP tăng 3% , mặc dù CW tăng 20% bạn vẫn chỉ đang lỗ 1560 k
Hiệu số (1900k- 1560k) là Gía trị thời gian của CW.


2. Lý do nhà đầu cơ lướt sóng khi cw âm so với giá thực hiện?
Khi gần đến ngày đáo hạn, ngoài việc bạn lỗ 1900k do giá CW (premium), bạn có thể lỗ thêm do giá cơ sở vẫn nhỏ hơn giá thực hiện, ví dụ là 19600. Vậy bạn muốn bán cái CW đó là bạn đang bán 1 cái CW lỗ, bạn phải bán với giá khi bạn mua và bỏ thêm tiền để bù lỗ cho người mua.


Số tiền bù lỗ là giá trị thời gian của CW + số lỗ do giá cơ sở thấp hơn giá thực hiện
Tuy nhiên, nếu người mua nắm giữ đến ngày đáo hạn mà giá cơ sở lớn hơn giá mà tại thời điểm đó bạn bán cho người ta, là người ta có lời rồi đấy.


Mình hiểu nôm na như vậy, các bạn có thể chỉnh đốn thêm!
 
Bạn có thể cho biết lý do:
1. Giá cp tăng 3% thì cw tăng 20%?
2. Lý do nhà đầu cơ lướt sóng khi cw âm so với giá thực hiện? Một cách dễ hiểu, nhà đầu cơ mong đợi return gì ở đây?

1) Một trong những đặc tính nổi bật của CW là đòn bẩy rất cao. Khi giao dịch CW, không có giao dịch ký quỹ, nghĩa là nhà đầu tư không vay thêm tiền của công ty chứng khoán để mua thêm như giao dịch cổ phiếu, nhưng tính đòn bẩy của sản phẩm này vẫn cao hơn nhiều so với chứng khoán cơ sở.

Để đo lường tính đòn bẩy của chứng quyền, thông thường, hệ số được sử dụng là Effective Gearing. Hệ số này đo lường giá chứng quyền sẽ tăng/giảm bao nhiêu phần trăm (%) khi giá cổ phiếu cơ sở tăng/giảm 1%.
Effective gearing = Giá trị thay đổi của giá chứng quyền ứng với một thay đổi trong giá cơ sở - (Giá chứng khoán cơ sở/(Giá chứng quyền x Tỷ lệ chuyển đổi)

Ví dụ, khi giá cổ phiếu cơ sở A là 20.000 đồng/cổ phiếu, giá chứng quyền là 2.000/chứng quyền, tỷ lệ chuyển đổi là 1:1 và Giá trị thay đổi của giá chứng quyền ứng với một thay đổi trong giá cơ sở bằng 0,8, hệ số đòn bẩy sẽ bằng 0,8 x (20.000/(2.000 x 1:1)) = 8 lần. Nghĩa là, khi giá cổ phiếu cơ sở thay đổi 1% sẽ làm giá chứng quyền thay đổi 8%

Tính đòn bẩy cao và độ biến động lớn là đặc tính tự nhiên của CW. Xuất phát từ tỷ lệ chênh lệch giữa [Giá CK Cơ sở]/[Giá chứng quyền x tỷ lệ chuyển đổi]
Ở đây, có nhiều người nghĩ ràng "đòn bẩy" xuất phát từ vốn vay, nhưng thực ra bạn không cần vay bất kỳ đồng nào, chỉ mua bằng tiền mặt mà đã có được đòn bẩy 1:10 rồi.


2) Một chứng quyền càng Out of money và thời gian đáo hạn càng dài thì kỳ vọng tăng giá càng lớn (nói đơn giản là khi giá càng giảm xuống thì upside càng rộng ra). Nghe có vẻ nghịch lý, tuy nhiên điều này đang xảy ra hàng ngày ở các thị trường Hong Kong, Hàn Quốc, Thái Lan.

Và mình nhắc lại một lần nữa, rất ít người nắm CW đến lúc đáo hạn mà chỉ dùng để trading ngắn hạn là chủ yếu, do đó, chỉ cần Time Value của CW còn đủ lớn thì CW bị Out of the money hấp dẫn hơn At the money và In the money.
Và bổ sung thêm, CW gần đến ngày đáo hạn thì Time Value gần về 0, và khi đó các CW đang out of the money sẽ có giá tiệm cận về 0. Do đó trước lúc đáo hạn vài tuần, trader sẽ tìm cách bán đi những CW này và tìm đến những CW khác với kỳ hạn còn dài (dĩ nhiên cũng đang out of the money) để trading.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,498 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,574 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 368 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 357 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên