Thấu hiểu thị trường sau khi tin tức xuất hiện bằng nến Opening Range

Thấu hiểu thị trường sau khi tin tức xuất hiện bằng nến Opening Range

Thấu hiểu thị trường sau khi tin tức xuất hiện bằng nến Opening Range

Khánh Trình

Active Member
1,439
8,619
Tất cả chúng ta đều đã quen thuộc với những thời điểm mà thị trường di chuyển cực nhanh và mạnh do tin tức gây ra. Cụ thể, bạn sẽ thường thấy những dạng chart như trong hình này khi tin tức xuất hiện.

thau-hieu-thi-truong-sau-khi-tin-tuc-xuat-hien-traderviet.png

Chart điển hình với tin tức mạnh xuất hiện

Tuy nhiên, bạn có biết là có những thời điểm mà tin tức không di chuyển theo một chiều như trong hình trên. Rất thường xuyên tin tức sẽ biến động theo cả 2 chiều hoặc biểu hiện như thể không có chuyện gì xảy ra trên thị trường cả. Trong trường hợp đó, ta cần phải làm gì tiếp theo? Nên tiếp tục phân tích thị trường theo dữ liệu từ quá khứ hay chờ đợi giá di chuyển vài nến rồi mới quay lại phân tích thị trường?

Ví dụ như hình dưới đây, trên cặp EURUSD thị trường futures, tin tức đã xuất hiện từ thứ sáu của tuần trước đó và ngày thứ hai của tuần tiếp theo, thị trường không biểu hiện hành vi giá nào quá quan trọng.

thau-hieu-thi-truong-sau-khi-tin-tuc-xuat-hien-traderviet-1.png


thau-hieu-thi-truong-sau-khi-tin-tuc-xuat-hien-traderviet-2.png

Mặc dù không có biểu hiện gì đáng kể, cả 2 sự kiện trong ví dụ vẫn đóng vai trò quan trọng vì nó có tác động đến sự thay đổi trong tâm lý thị trường. Ở chart đầu tiên có tin tức xuất hiện vào hôm thứ sáu, sau khi tin ra, thị trường chuyển từ xu hướng giảm sang xu hướng sideway. Còn ngày thứ hai, thị trường sau tin chuyển từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.

Làm thế nào để bạn chuẩn bị cho sự thay đổi của thị trường sau khi tin tức xuất hiện?


Bạn có thể sử dụng lý thuyết nến Opening Range để áp dụng cho những trường hợp này. Hãy xem thời điểm tin tức xuất hiện giống như một thời điểm thị trường "được làm mới" và vùng mà tin tức xuất hiện là vùng mà chúng ta phân tích lại từ đầu.

Xem thêm: Thấu hiểu hành vi giá bằng cách sử dụng nến đầu phiên giao dịch - The Opening Range

Lấy chart ngày thứ hai để làm ví dụ. Trường hợp giá phá vỡ đáy của nến Opening Range, bạn xem như thị trường đang có đà giảm mạnh, ta sẽ tiếp tục giao dịch theo hướng giảm, nghĩa là chờ đợi cho giá phá vỡ đáy nến Opening Range rồi hồi lại để vào lệnh bán. Tuy nhiên, cũng có trường hợp giá vẫn duy trì bên trong cây nến Opening Range. Thế thì ta sẽ tiếp tục giao dịch theo hướng tăng vì lực mua vẫn còn trên thị trường.

thau-hieu-thi-truong-sau-khi-tin-tuc-xuat-hien-traderviet-3.png

Đó là kịch bản chuẩn bị, còn thực tế thì lại khác.

thau-hieu-thi-truong-sau-khi-tin-tuc-xuat-hien-traderviet-4.png

Trong trường hợp này, giá đã phá vỡ đỉnh A của nến Opening Range, ta xem thị trường đang trong đà tăng nhưng trường hợp này phe mua biểu hiện quá yếu ớt vì giá không breakout mạnh như kịch bản đã chuẩn bị trước đó. Tất nhiên khi bạn nhìn chart quá khứ thì ai cũng biết là một lệnh mua rất đẹp nên được thực hiện tại vị trí B trên chart. Nhưng bạn biết là chúng ta không thể giao dịch dựa trên quá khứ. Kịch bản khả thi hơn là chờ cho giá phá vỡ nến Opening Range tại vị trí C trên chart và tìm kiếm cơ hội vào lệnh mua theo sóng hồi tại vị trí D.

Thị trường sẽ luôn khiến chúng ta bất ngờ, vì thế không cách nào khác bạn phải chuẩn bị càng nhiều càng tốt những kịch bản mà thị trường có thể xảy ra. Trường hợp nếu thị trường không xuất hiện đúng như kịch bản, bạn đơn giản là chọn cách đứng ngoài cuộc chơi và chờ đợi một cơ hội khác mà thôi.

Xem thêm

>> Xung đột giữa các xu hướng trên đa khung thời gian, làm thế nào để bạn đọc chart tốt hơn?

>> Mỗi lần giá chạm kháng cự hỗ trợ là một lần xuất hiện độc nhất vô nhị


 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Nếu mua ở vị trí D thì đặt stoploss ở đâu ạ. Nếu đặt ở B thì thấy hơi lớn. nhìn về quá khứ qua vùng cung thì chắc là tỉ lệ 1:1. Tại sao mình ko vào ở ngay cây nến tiếp theo sau cây nến ở vị trí c mà phải đợi đến vị trí D ạ. Em chỉ hỏi để được mở mang thêm chứ ko có ý phản bác lại ý kiến của bác. Vì em được học hỏi rất nhiều kiến thức tuyệt vời từ những bài chia sẻ của bác Khánh Trình. Chúc bác cùng gia đình đón một gián sinh thật ấm áp, hạnh phúc và thành công. cám ơn bác nhiều
 
Nếu mua ở vị trí D thì đặt stoploss ở đâu ạ. Nếu đặt ở B thì thấy hơi lớn. nhìn về quá khứ qua vùng cung thì chắc là tỉ lệ 1:1. Tại sao mình ko vào ở ngay cây nến tiếp theo sau cây nến ở vị trí c mà phải đợi đến vị trí D ạ. Em chỉ hỏi để được mở mang thêm chứ ko có ý phản bác lại ý kiến của bác. Vì em được học hỏi rất nhiều kiến thức tuyệt vời từ những bài chia sẻ của bác Khánh Trình. Chúc bác cùng gia đình đón một gián sinh thật ấm áp, hạnh phúc và thành công. cám ơn bác nhiều
mua ở C nhiều khi bị false break, còn mua ở D khi giá đã chạm 2 đường xu hướng bật lên là xác nhận xu hướng mới đã hình thành SL dưới nến tạo đáy tầm 10 pip thôi
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 205 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 411 Xem / 12 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 4 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 327 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,419 Xem / 53 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên