Thị trường chứng khoán Mỹ có tiềm năng để trade không?

Thị trường chứng khoán Mỹ có tiềm năng để trade không?

Thị trường chứng khoán Mỹ có tiềm năng để trade không?

Thống

Active Member
1,920
8,374
Lĩnh vực trading ngày một phát triển tại Việt Nam, Trader Việt Nam chúng ta với mục tiêu mang ngoại tệ về cho tổ quốc đã tận dụng mọi ngõ ngách của thị trường tài chính từ nội địa đến quốc tế. Forex là cái tên được biết đến nhiều nhất, cùng với đàn em Binary Options và Crytocurrency đang gây bão với hàng loạt thương vụ ICO các kiểu con đà điểu. Những cuộc thi lớn nhỏ do các broker tổ chức, ít nhiều đều có dấu ấn Việt Nam đứng top. Chứng tỏ rằng chúng ta không kém cạnh gì bạn bè Trader quốc tế.

Thế nhưng, có một thị trường tương đối lâu đời, đã không may mắn được Trader VN chúng ta ngó ngàng đến dù đã có khá nhiều Trader trên thế giới kiếm tiền vững bền với thị trường có tuổi này. Vậy nên trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ đem tới một vài điểm thú vị về chứng khoán Mỹ mà anh em sẽ không muốn bỏ qua đâu.

Chứng khoán Mỹ là gì?

Nếu đã từng giao dịch chứng khoán Việt Nam chắc bạn hẳn không quá xa lạ với khái niệm ''cổ phiếu''. Cổ phiếu đại diện cho quyền làm chủ công ty. Khi sở hữu cổ phiếu một công ty Mỹ, bạn được hưởng mọi quyền lợi mà cổ phiếu mang lại, như quyền nhận cổ tức chẳng hạn.

Với hơn 7000 mã cổ phiếu, bạn được tiếp cận thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới, đây là nơi mà các công ty trên toàn cầu đều mơ ước được niêm yết. Bạn có thể vừa dùng Iphone vừa giao dịch cổ phiếu Apple, vừa lướt Facebook vừa kiểm tra giá mã FB, hoặc vừa mua hàng online trên Ebay, rồi tiện tay trade luôn mã EBAY.

Kiếm lợi nhuận từ chứng khoán Mỹ thế nào?

Tương tự forex, bạn có thể giao dịch cổ phiếu Mỹ với CFD, điều đó cho phép bạn Buy/Sell thoải mái, đánh trong trong ngày (intraday) mỏi tay luôn (thực ra là đánh trong đêm – thị trường Mỹ mở cửa thì VN khuya mất rồi). Đòn bẩy của cổ phiếu Mỹ cũng khiêm tốn hơn Forex nhiều, chỉ từ 1:2 đến 1: vài chục. Và bạn có thể kiếm tiền từ chứng khoán Mỹ theo vài cách sau:
  • Sự tăng giá của cổ phiếu: Đây là điều khá cơ bản. Đặc biệt nếu bạn có ý định đầu tư dài hạn, việc mua thấp bán cao dĩ nhiên sẽ đem lại lợi nhuận.
  • Khi thị trường giảm giá: Tương tự như ở mọi thị trường CFD, bạn sẽ dễ dàng trade theo kiểu bán khống (short selling) với cổ phiếu được kỳ vọng sẽ giảm giá, hoặc thậm chí nếu bạn là nhà đầu tư dài hạn, bạn có thể lựa chọn các cổ phiếu bị thổi phồng giá trị, và làm một cú bán khống thật ngầu như anh chàng Michael Burry trong bộ phim nổi tiếng ''The Big Short''.
thi-truong-chung-khoan-my-co-tiem-nang-de-trade-khong_Traderviet_1.jpg
  • Cổ tức: Một trong những chiến lược kiếm lời thần tốc và dễ dàng nhất là nhận cổ tức. Cổ tức là phần lợi nhuận mà công ty trả cho các cổ đông. Có nhiều chiến lược đầu tư dài hạn và cả trade ngắn hạn xoay quanh những thời điểm chia cổ tức này.
Những lợi ích và hạn chế của thị trường này

Hạn Chế:
  • Thời gian thị trường giao dịch: Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa vào lúc 9h30AM theo giờ New York (9h30 tối VN), và đóng cửa lúc 4h00PM (4h sáng VN). Có lẽ bạn sẽ không muốn thức khuya mỗi ngày chỉ để trade phải không? Vậy nên intraday trading là một thách thức không hề nhỏ.
thi-truong-chung-khoan-my-co-tiem-nang-de-trade-khong_Traderviet_2.png
  • Số lượng: Với lượng cổ phiếu khổng lồ, bạn có thể bị choáng ngợp và không biết phải chọn mã nào để trade.
  • Tính thanh khoản: Nếu bạn đã quen với tính thanh khoản cao của thị trường forex thì có lẽ chứng khoán Mỹ sẽ làm bạn hơi tụt hứng. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, không đến mức bạn muốn mua mà không có ai bán đâu. Tính thanh khoản thấp hơn này chỉ đơn giản là sự khác nhau giữa cách bạn phân tích cổ phiếu Mỹ so với phân tích forex thôi.
Lợi ích:
  • Cổ phiếu không giao dịch theo cặp: Với forex bạn luôn phải quan tâm đến 2 đồng tiền dù chỉ thực hiện 1 trade, vì tính chất có đôi có cặp của forex. Với cổ phiếu Mỹ bạn chỉ cần quan tâm duy nhất công ty mà bạn muốn trade thôi, ví dụ bạn chỉ cần theo dõi mỗi một công ty Trái Táo để xem ông Tim Cook có làm thêm con Iphone XX hay XXX không để còn biết mà trade mã AAPL.
thi-truong-chung-khoan-my-co-tiem-nang-de-trade-khong_traderviet_3.jpg
  • Số lượng quá phong phú: Số lượng là điểm hạn chế nhưng cũng chính là ưu điểm của thị trường này, bạn có rất nhiều sự lựa chọn. Bạn có thể xây dựng rất nhiều chiến lược khác nhau với từng nhóm cổ phiếu tương ứng. Từ những dạng Blue Chips (những công ty lớn) đến Penny Stocks (cổ phiếu giá rẻ bèo) hay tùy thuộc vào sản phẩm của mỗi công ty…
  • Nhiều phong cách giao dịch: Bạn có thể trở thành một nhà đầu tư dài hạn với phân tích cơ bản, nếu đấy là điều bạn thích. Thậm chí trong ngắn hạn, một số nhóm cổ phiếu có khả năng leo theo trend (xu hướng) cực tốt, kết hợp một chút yếu tố cơ bản, bạn hoàn toàn có thể ăn cả con trend dài.
Kết Luận

Với quan điểm của riêng mình, chứng khoán Mỹ sẽ đem đến rất nhiều cơ hội cho danh mục đầu tư, dù bạn là nhà đầu tư dài hạn, hay là một trader ngắn hạn. Tính minh bạch, cũng như sự chuyên nghiệp mà chứng khoán Mỹ mang lại, đã chứng tỏ vị thế hàng đầu của thị trường này.

Còn bạn thì sao? Hãy để lại suy nghĩ về thị trường này nhé.

 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mình có giao dịch chỉ số S&P500, nhưng chưa trade riêng lẻ 1 mã cổ phiếu nào. Mình đồng ý với quan điểm của @Thống là chứng khoán Mỹ đem đến nhiều cơ hội cho danh mục đầu tư. @Thống có đang trade mã cp nào không, có thể chia sẻ kinh nghiệm như chọn sàn, chiến lược giao dịch là price action hay chiến lược nào mà bạn đang sử dụng? Qui định về nhận cổ tức? Cám ơn.
 
Mình có giao dịch chỉ số S&P500, nhưng chưa trade riêng lẻ 1 mã cổ phiếu nào. Mình đồng ý với quan điểm của @Thống là chứng khoán Mỹ đem đến nhiều cơ hội cho danh mục đầu tư. @Thống có đang trade mã cp nào không, có thể chia sẻ kinh nghiệm như chọn sàn, chiến lược giao dịch là price action hay chiến lược nào mà bạn đang sử dụng? Qui định về nhận cổ tức? Cám ơn.
Sẽ có thêm nhiều bài viết xoay quanh chiến lược, cổ tức, phân tích... nhé bạn.
 
(Không nói đến việc trade theo thuần ptkt) Tại sao không trade cổ phiếu ở Việt nam khi mình có lợi thế sân nhà (về mặt thông tin: những cty Mỹ ngoài cái tên thì nđt nhỏ lẻ VN biết gì khác? Mắt khác cty Việt nam nđt có thể đánh giá được cty đầy đủ hơn, không nói chính xác vì chính xác là một khái niệm tương đối, biết được thị trường trong nước, người tiêu dùng, nguồn cung ứng, đối thủ và các cty cùng ngành, chính sách trong nước dễ nắm bắt hơn, vv... ảnh hưởng đến cty. Trong khi đó thị trường nước ngoài nđt nhỏ lẻ hầu như mù thông tin, may ra được cái financial statement trên yahoo finance và mấy trang báo kiểu iPhone, còn mấy cty nhỏ không có trên báo luôn. Nếu nói thị trường Việt nam còn mới hay không minh bạch hay dễ bị làm giá thì ở đâu cũng vậy. Thị trường càng tinh vi thì chiêu trò càng nhiều hơn. AAPL và VNM đều tăng từ 120 lên 180 tính từ đầu năm, nhưng nếu chọn thì chắc chắn tôi chọn Vinamilk.
 
(Không nói đến việc trade theo thuần ptkt) Tại sao không trade cổ phiếu ở Việt nam khi mình có lợi thế sân nhà (về mặt thông tin: những cty Mỹ ngoài cái tên thì nđt nhỏ lẻ VN biết gì khác? Mắt khác cty Việt nam nđt có thể đánh giá được cty đầy đủ hơn, không nói chính xác vì chính xác là một khái niệm tương đối, biết được thị trường trong nước, người tiêu dùng, nguồn cung ứng, đối thủ và các cty cùng ngành, chính sách trong nước dễ nắm bắt hơn, vv... ảnh hưởng đến cty. Trong khi đó thị trường nước ngoài nđt nhỏ lẻ hầu như mù thông tin, may ra được cái financial statement trên yahoo finance và mấy trang báo kiểu iPhone, còn mấy cty nhỏ không có trên báo luôn. Nếu nói thị trường Việt nam còn mới hay không minh bạch hay dễ bị làm giá thì ở đâu cũng vậy. Thị trường càng tinh vi thì chiêu trò càng nhiều hơn. AAPL và VNM đều tăng từ 120 lên 180 tính từ đầu năm, nhưng nếu chọn thì chắc chắn tôi chọn Vinamilk.
Tôi ngược bác. Tôi chả tin mấy cái công bố thông tin của VN. Tôi thấy toàn hàng xào nấu số liệu. Bọn Mỹ nó có chuẩn công bố thông tin hơn mình. Nếu được chọn, tôi chọn chứng khoán Mỹ hehe
 
(Không nói đến việc trade theo thuần ptkt) Tại sao không trade cổ phiếu ở Việt nam khi mình có lợi thế sân nhà (về mặt thông tin: những cty Mỹ ngoài cái tên thì nđt nhỏ lẻ VN biết gì khác? Mắt khác cty Việt nam nđt có thể đánh giá được cty đầy đủ hơn, không nói chính xác vì chính xác là một khái niệm tương đối, biết được thị trường trong nước, người tiêu dùng, nguồn cung ứng, đối thủ và các cty cùng ngành, chính sách trong nước dễ nắm bắt hơn, vv... ảnh hưởng đến cty. Trong khi đó thị trường nước ngoài nđt nhỏ lẻ hầu như mù thông tin, may ra được cái financial statement trên yahoo finance và mấy trang báo kiểu iPhone, còn mấy cty nhỏ không có trên báo luôn. Nếu nói thị trường Việt nam còn mới hay không minh bạch hay dễ bị làm giá thì ở đâu cũng vậy. Thị trường càng tinh vi thì chiêu trò càng nhiều hơn. AAPL và VNM đều tăng từ 120 lên 180 tính từ đầu năm, nhưng nếu chọn thì chắc chắn tôi chọn Vinamilk.
Điều bác nói chính là điều bận tâm của số đông Trader VN khi muốn tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng CÓ cách để tìm và phân tích chi tiết thông tin cơ bản đấy bác ạ, không phải chỉ lên Yahoo xem đâu bác. Em sẽ giới thiệu ở những bài viết sau, và sự minh bạch của thông tin chứng khoán Mỹ là điểm đáng cân nhắc để thử sức đấy bác.
 
có bác nào có thể tư vấn cho em nên chon sàn nào uy tín để mà trade cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ không ?
 
Ý tôi nói rằng không chỉ là thông tin bắt buộc phải công bố theo quy định của ủy ban chứng khoán, mà "thông tin" có nhiều loại khác nhau. Kể vài ví dụ vậy. Nếu bạn nhớ thời gian mỗi gia đình Việt mỗi tháng trả cho Masan $10 tiền nước mắm tương ớt mỳ tôm, thời đó Masan đang ở đỉnh cao. Quảng cáo mỳ Omachi rộn ràng trên tivi mỗi tối. Vài năm gần đây nó mất mạnh thị phần mảng mỳ ăn liền. Tại sao tôi biết điều đó? Không phải báo chí cũng không phải báo cáo thường niên của cty, mà là trên kệ hàng trong siêu thị. Khi mì 3 miền của Uniben chiếm ưu thế với giá chỉ = 1/3 omachi và khuyến mãi liên tục. Nếu bạn nhớ Hoa Sen không phải vì thép mà vì một lần anh Nick Vujicic sang Việt nam, tôi không rõ có phải chiêu trò gì không nhưng sự tăng giá mạnh mẽ của nó thời gian đó chắc chắn có sự tác động không nhỏ của tâm lý nđt. TGDD, từ lúc chưa lên sàn mọi người có thấy ai đi mua điện thoại cũng xách về cái túi màu vàng của họ. Một nđt Việt nam chắc là biết nhiều về cái thành phố mình ở hơn là một Trader ở tận New york. Họ sẽ hiểu vị trí nào, đất đai ra sao, công ty nào sở hữu, khai thác, cty nào liên quan; khi tín dụng tăng trưởng, nđt Việt nam tiếp xúc thông tin đó nhanh hơn nhiều, và một số tiền khổng lồ đổ vào đất khi tín dụng tăng là điều khó tránh; nđt Việt nam có lợi thế hơn về những hiểu biết trên. Với những thông tin ví dụ về chính sách hoặc những tin vào loại không liên quan trực tiếp đến cụ thể 1 công ty, thông tin liên quan đến các công ty chị em thì nđt Việt nam dễ dàng tìm ra một công ty trong nước hơn, sự chọn lựa đa dạng hơn nhiều. Trader Việt có ngại penny stock ở Mỹ? CFD chỉ nhiều là những Bluechip nổi tiếng? Penny, Midcap ở Việt nam có thể là một mỏ vàng đó. Và thông tin về các Penny đó, ví dụ là ở Mỹ, thì một người Việt hẳn không có lọi thế cạnh tranh với người Mỹ về mặt thông tin. Có phải có một anh chàng trader chuyên kiếm lời bằng việc bán khống Penny do lỗ hổng tâm lý và thông tin ở Mỹ? Đó là một số khía cạnh mình muốn nói về lợi thế của nđt vn trên sân nhà
 
em là newbie. em có tìm hiểu chứng khoán sơ sơ, em thấy chứng khoán nước mình dễ bị " làm giá" lắm. khó trade lắm. xem mã nào có nhiều quỹ lớn của nước ngoài đầu tư mà theo cũng chết, nó bán 1 cái chạy theo không kịp.
 
em là newbie. em có tìm hiểu chứng khoán sơ sơ, em thấy chứng khoán nước mình dễ bị " làm giá" lắm. khó trade lắm. xem mã nào có nhiều quỹ lớn của nước ngoài đầu tư mà theo cũng chết, nó bán 1 cái chạy theo không kịp.
Bác mua chứng khoán xong nắm giữ trong thời gian bao lâu?
 
Ở thị trường nào mà đa số tham gia thua lỗ thì vẫn còn mang tiếng làm giá bigboy lái này lái kia. Các thị trường nước ngoài có làm giá không? Có chứ. Nhưng nó làm giá cổ phiếu nào, cách thức ra sao, nguồn lực thế nào. Cổ bé lái còn chơi được, chứ lái vớ vẩn mà "làm giá" mấy ông như Apple khéo bị phản đòn cho sml.
Mua theo quỹ thì khác, biết cách thức hoạt động hay kế hoạch của nó thì mới theo nó. Ví dụ như quỹ đầu tư nó mua một cổ phiếu và nắm giữ tầm nhìn 5 năm và mỗi thời kỳ chỉ mua khi cổ phiếu dưới một mức giá nhất định. Ví dụ cứ giá 25 nó mua rất nhiều, cầu nhiều đẩy giá lên. Mình thấy nó mua mình cũng mua. Mua xong giá giảm. Được 1 tháng bán đi. Thế là easy lỗ chục phần trăm.
 
Ý tôi nói rằng không chỉ là thông tin bắt buộc phải công bố theo quy định của ủy ban chứng khoán, mà "thông tin" có nhiều loại khác nhau. Kể vài ví dụ vậy. Nếu bạn nhớ thời gian mỗi gia đình Việt mỗi tháng trả cho Masan $10 tiền nước mắm tương ớt mỳ tôm, thời đó Masan đang ở đỉnh cao. Quảng cáo mỳ Omachi rộn ràng trên tivi mỗi tối. Vài năm gần đây nó mất mạnh thị phần mảng mỳ ăn liền. Tại sao tôi biết điều đó? Không phải báo chí cũng không phải báo cáo thường niên của cty, mà là trên kệ hàng trong siêu thị. Khi mì 3 miền của Uniben chiếm ưu thế với giá chỉ = 1/3 omachi và khuyến mãi liên tục. Nếu bạn nhớ Hoa Sen không phải vì thép mà vì một lần anh Nick Vujicic sang Việt nam, tôi không rõ có phải chiêu trò gì không nhưng sự tăng giá mạnh mẽ của nó thời gian đó chắc chắn có sự tác động không nhỏ của tâm lý nđt. TGDD, từ lúc chưa lên sàn mọi người có thấy ai đi mua điện thoại cũng xách về cái túi màu vàng của họ. Một nđt Việt nam chắc là biết nhiều về cái thành phố mình ở hơn là một Trader ở tận New york. Họ sẽ hiểu vị trí nào, đất đai ra sao, công ty nào sở hữu, khai thác, cty nào liên quan; khi tín dụng tăng trưởng, nđt Việt nam tiếp xúc thông tin đó nhanh hơn nhiều, và một số tiền khổng lồ đổ vào đất khi tín dụng tăng là điều khó tránh; nđt Việt nam có lợi thế hơn về những hiểu biết trên. Với những thông tin ví dụ về chính sách hoặc những tin vào loại không liên quan trực tiếp đến cụ thể 1 công ty, thông tin liên quan đến các công ty chị em thì nđt Việt nam dễ dàng tìm ra một công ty trong nước hơn, sự chọn lựa đa dạng hơn nhiều. Trader Việt có ngại penny stock ở Mỹ? CFD chỉ nhiều là những Bluechip nổi tiếng? Penny, Midcap ở Việt nam có thể là một mỏ vàng đó. Và thông tin về các Penny đó, ví dụ là ở Mỹ, thì một người Việt hẳn không có lọi thế cạnh tranh với người Mỹ về mặt thông tin. Có phải có một anh chàng trader chuyên kiếm lời bằng việc bán khống Penny do lỗ hổng tâm lý và thông tin ở Mỹ? Đó là một số khía cạnh mình muốn nói về lợi thế của nđt vn trên sân nhà
Mình chưa đánh giá thị trường nào sẽ tốt hơn, nhưng:
+ Chứng khoán Mỹ khi đi xuống thì nền kinh tế Mỹ có khả năng điều chỉnh tốt hơn so với Việt Nam mình => giảm thiểu rủi ro vĩ mô khi đầu tư
+ Vì sao rất nhiều công ty, tập đoàn rất muốn IPO trên sàn NYSE or NASDAQ nhưng không được? => kiểm duyệt về báo cáo tài chính sẽ tốt hơn, chặt chẽ hơn? (và 1 số vấn đề khác)
+ Giữa Vinamilk với APPLE: Các nhà đầu tư biết các sản phẩm kinh doanh của tập đoàn nào nhiều hơn? => ở đây mình nói về mặt đại chúng, (k nói đến các sản phẩm chiến lược của các tập đoàn),
+ Mặt khác, báo chí Việt Nam vẫn đang bị thao túng, bản vẽ rất nhiều, nếu so với báo chí Mỹ => cái này ảnh hưởng thế nào đến đầu tư thì ai cũng biết.
... còn nhiều vấn đề nữa để so sánh, nhưng lựa chọn thì vẫn ở mỗi cá nhân, ở đâu có lợi nhuận, ở đâu có cơ hội thì mình tìm đến.
Với mình, vẫn chọn chứng khoán Mỹ hơn so với VN.
 
(Không nói đến việc trade theo thuần ptkt) Tại sao không trade cổ phiếu ở Việt nam khi mình có lợi thế sân nhà (về mặt thông tin: những cty Mỹ ngoài cái tên thì nđt nhỏ lẻ VN biết gì khác? Mắt khác cty Việt nam nđt có thể đánh giá được cty đầy đủ hơn, không nói chính xác vì chính xác là một khái niệm tương đối, biết được thị trường trong nước, người tiêu dùng, nguồn cung ứng, đối thủ và các cty cùng ngành, chính sách trong nước dễ nắm bắt hơn, vv... ảnh hưởng đến cty. Trong khi đó thị trường nước ngoài nđt nhỏ lẻ hầu như mù thông tin, may ra được cái financial statement trên yahoo finance và mấy trang báo kiểu iPhone, còn mấy cty nhỏ không có trên báo luôn. Nếu nói thị trường Việt nam còn mới hay không minh bạch hay dễ bị làm giá thì ở đâu cũng vậy. Thị trường càng tinh vi thì chiêu trò càng nhiều hơn. AAPL và VNM đều tăng từ 120 lên 180 tính từ đầu năm, nhưng nếu chọn thì chắc chắn tôi chọn Vinamilk.
Vì đơn giản là thị trường mỹ có nhiều sản phẩm để trade hơn. Ngoài thị trường cổ phiếu cơ sở thì còn thị trường phái sinh đòn bẩy tỷ lệ cao nên hấp dẫn hơn. Cp VN thì hiện tại chỉ mới đưa vào phái sinh chỉ số VN30 cho phép tìm kiếm lợi nhuận cả 2 chiều. Nhưng mình tin trong tương lai khi TT phái sinh VN phát triển mạnh mẽ hơn thì cũng ko thua TT mỹ là bao
 
(Không nói đến việc trade theo thuần ptkt) Tại sao không trade cổ phiếu ở Việt nam khi mình có lợi thế sân nhà (về mặt thông tin: những cty Mỹ ngoài cái tên thì nđt nhỏ lẻ VN biết gì khác? Mắt khác cty Việt nam nđt có thể đánh giá được cty đầy đủ hơn, không nói chính xác vì chính xác là một khái niệm tương đối, biết được thị trường trong nước, người tiêu dùng, nguồn cung ứng, đối thủ và các cty cùng ngành, chính sách trong nước dễ nắm bắt hơn, vv... ảnh hưởng đến cty. Trong khi đó thị trường nước ngoài nđt nhỏ lẻ hầu như mù thông tin, may ra được cái financial statement trên yahoo finance và mấy trang báo kiểu iPhone, còn mấy cty nhỏ không có trên báo luôn. Nếu nói thị trường Việt nam còn mới hay không minh bạch hay dễ bị làm giá thì ở đâu cũng vậy. Thị trường càng tinh vi thì chiêu trò càng nhiều hơn. AAPL và VNM đều tăng từ 120 lên 180 tính từ đầu năm, nhưng nếu chọn thì chắc chắn tôi chọn Vinamilk.
Bạn đã biết những ưu điểm về TT CKQT so vs VN m chưa.
Thực ra những thông tin trên thị trường rất dễ nắm bắt quan trọng là mình có biết tìm thông tin hay ko, thời đại công nghệ thông tin rồi có gì là ko biết chứ.
Cái thứ 2 là những tập đoàn lớn trên TG dc rất nhiều các chuyên gia và nhà đầu tư quan tâm nên tất cả các thông tin trên thị trường đều dc phân tích rất kỹ từ các chuyên gia hàng đầu
3 là giá trị vốn hóa của những tập đoàn này rất lớn nên sẽ ko có chuyện cá nhân hay tổ chức nào khống giá làm thay đổi thị trường để thu lợi giêng. Chuyện này ở VN mình có rất nhiều vụ rồi ko tin mọi ng có thể lên mạng xem thông tin.
 
còn các Bác bình luận về chứng khoán Việt thì e có vài ý. vì e chơi chứng khoán được 5 năm rồi. chứng khoán Việt Nam cũng vi diệu lăm. có những cổ phiêu mua năm giứ 1, 2 năm có thể ăn bằng lần. không phải khổ sở trader forex mệt mỏi. e có thể kể tên các cổ phiếu thần thành như: VNM, FPT, VCS, VJC, REE, MWG,CMG, HPG, PNJ, MBB, ACB, THG, NTC, NCT, SDI, VIC
Và cũng có những cổ phiếu bị làm giá nhìn thấy rõ, nhưng một thời gian rất dài sau đó cơ quan quản lý co vào cuộc hoặc cũng không bao giờ vào cuộc như: TTF, PIV, CDO,FLC, AMD, TNT, HAI, CCL.... nhiều lắm và con cổ phiếu mang tên hoa hồng ROS khi lên sàn giá là 10k con này tăng đến 200k không có một mô hình kỹ thuật, cơ bản nào đánh giá được nó. người chủ sở hữu đó Trịnh Văn Quyết đã có thời điểm vượt qua Phạm Nhật Vượng để trở thành người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán. Chứng khoán Việt Nam cũng vi diệu lắm chứng khoán Việt Nam thường phản ạnh rất mạnh với nhưng tin đồn mà dường như nó liên quan hoặc chả liên quan gì tới Việt Nam. Điển hình là vụ brexit năm ngoái kk trong phiên giá nằm sàn hàng loạt để rồi sau đó hồi lại và ngày mai lại trần. Gần đây vụ bắt bớ mấy quan chức cũ đã về hưu, theo lý thuyết là quan chức về hưu thì làm gì có quyền nữa. vậy mà bà con vẫn đua nhau ném cả triệu cổ phiếu sàn của ngân hàng. để rồi T+3 về xanh hẳn, chắc ra cầu tự tử. Chứng khoán Việt thật là vi diệu :)
 
Mình chỉ đánh stock, vốn 5k đánh 1 tháng dc 1.5-2.5k s, rút về đánh tiếp .dc 4 tháng liên tục rồi .
Chơi forex thì cháy 2 cái tk -.-
 
"Một nghề thì sống, đống nghề thì chết" các Bác ợ !

theo em , mỗi Bác nên đi sâu một việc, mục tiêu là cốt lõi của vấn đề, các thứ xung quanh chỉ tham khảo để " phục hồi tâm lí" thôi.

Forex Trader Việt nam chúng ta nên theo MỘT CẶP tiền chính và hàng ngày tìm hiểu về các vấn đề liên quan CƠ BẢN đến cặp này nếu còn thời gian thì rèn tư duy ..
Hàng ngày trả lời những câu hỏi như: Tại sao $ tăng? tại sao $ giảm? ai, cái gì đã có tác động làm nó tăng giảm... các tin tức kinh tế, thời sự thế giới sắp sửa được nêu ra... Rút ra kinh nghiệm và phán đoán xây dựng kỹ thuật vào lệnh theo phán đoán xu hướng cặp tiền tệ ...

Trading là nghề đặc biệt, trader cần một cái đầu thông thoáng và những trải nghiệm thị trường. "Nhiều dễ Nhiễu"
TRADING LÀ VUI !
Trade chỉ số chứng khoán Mỹ thì ACE nên cố định phạm vi nghiên cứu, chắc chắn hơn chứng khoán VN vô cùng nhiều lần nhé
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 111 Xem / 5 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,344 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 244 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,095 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,298 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 359 Xem / 7 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên